Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 25 - 27)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam-Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

1.2. Những nhân tố thúc đẩy hoạt động biên mậu

1.2.1.3. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới kéo dài khoảng 1353 km bao gồm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng ở Đông Nam Á, nằm ở điểm trung gian nối Trung Quốc với ASEAN trên các tuyến đường xuyên Á, hành lang Đông - Tây, cũng như trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Việt Nam là cửa ngõ để Trung Quốc vào ASEAN, là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN trong khu mậu dịch tự do ACFTA. Miền Tây Nam Trung Quốc qua Việt Nam để đến một số nước ASEAN gần hơn nhiều so với đi trong lục địa Trung Quốc. Vân Nam và Quảng Tây lại là cửa ngõ thương mại chính giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc với ASEAN thông qua Việt Nam. Đây thực sự là thế mạnh của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Với vị trí địa lý nêu trên, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán, trao đổi hàng hoá và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế- xã hội khác.

Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km, có nhiều đảo và quần đảo, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng lớn, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là điểm thu hút sự quan tâm của Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Hàng hố các tỉnh miền Nam Trung Quốc có thể quá cảnh qua miền Bắc Việt Nam để xuất khẩu - nhập khẩu với các nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, hiện nay hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang chủ trương tiến hành xây dựng Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ. Đây cũng là lợi thế trong việc phát triển quan hệ thương mại hàng hố giữa hai nước với nhau.

- Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á. Sự đa dạng của địa hình, với nhiều vùng tiểu khí hậu, cho phép Việt Nam đa dạng hố cây trồng và các nơng sản nhiệt đới như : cây công nghiệp (cao su), cây nông nghiệp (cây ăn quả, ngũ cốc các loại, chè, cà phê, hồ tiêu, hạt điều…). Đây là những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu lớn ở thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, một số loại quả của Việt Nam (xoài, nhãn, thanh long, vải…) rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng.

Khí hậu của Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, miền Trung có khí hậu ơn đới, miền Nam có khí hậu tiểu nhiệt đới. Khí hậu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các loại cây trồng như : cây ăn quả, rau, củ...Hàng năm Trung Quốc đã thu hoạch được một khối lượng quả lớn, khoảng 62 triệu tấn/năm, các loại quả chủ yếu là táo, bưởi, chuối, nho… Ngồi ra, Trung Quốc cịn đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau tươi, các mặt hàng chủ yếu là nấm, hành, tỏi, củ cải và một số loại rau tươi, quýt, táo, hạnh đào nhân, hạt dẻ…[01, tr.19]. Hiện nay, những mặt hàng rau, củ, quả

của Trung Quốc được xuất khẩu vào thị trường Việt Nam với khối lượng lớn, giá rẻ và có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Việc trao đổi hoa quả ôn đới và hoa quả nhiệt đới giữa hai nước đang thể hiện sự bổ sung, hỗ trợ các mặt hàng khan hiếm trong nước cho nhau.

- Tài nguyên biển

Với nhiều sơng ngịi và bờ biển dài, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển ni trồng và khai thác thủy sản. Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam. Miền Tây và Tây Nam Trung Quốc là khu vực miền núi, biên giới của Trung Quốc nên họ có nhu cầu về hàng thủy sản rất lớn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu một khối lượng đáng kể hàng thủy sản tươi và khô sang khu vực thị trường này.

- Tài ngun khống sản

Việt Nam có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú và dồi dào. Mỏ than Hòn Gai là mỏ gầy nổi tiếng của thế giới, ngoài ra các tỉnh biên giới cịn có nguồn tài ngun phong phú như quặng sắt, nhơm, mangan v.v…đây là những mặt hàng có nhu cầu lớn ở thị trường Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên nhiên liệu, nhưng công nghệ khai thác và luyện kim của Việt Nam lại kém phát triển nên chủ yếu xuất khẩu ngun nhiên liệu thơ, trong khi đó, Trung Quốc lại phát triển mạnh ngành cơng nghiệp này.Do đó, việc hợp tác trong khai thác, tuyển quặng và luyện kim sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w