Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu của một số nƣớc trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 39)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam-Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu của một số nƣớc trong

quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc

Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài 22.000 kilômet với 8 tỉnh biên giới tiếp giáp với 15 quốc gia, trong đó có quan hệ kinh tế biên mậu với 13 nước như các nước thuộc Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Việt Nam, Miến Điện, Lào, v.v...[15, tr90].

Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949), Chính phủ Trung Quốc đã lần lượt ký kết các Hiệp định thương mại với các quốc gia có chung đường biên giới trong những năm đầu của thập kỷ 50 như Liên Xô (cũ), Việt Nam, Triều Tiên, v.v...Nhờ vậy, hoạt động kinh tế biên mậu đã dần được khôi phục so với trước chiến tranh và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1960 và 1970, hoạt động này đã bị tạm ngưng một thời gian do một số vấn đề trong và ngoài nước. Đến đầu thập kỷ 1980, cùng với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc cũng như việc nối lại quan hệ chính trị với các quốc gia có chung đường biên giới, hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc lại được xúc tiến, thúc đẩy và mở ra một thời kỳ phát triển mới.

Trong số các nước kể trên (nếu khơng tính Việt Nam), hoạt động kinh tế biên mậu giữa Trung Quốc với Liên Bang Nga và Myanma được bộc lộ rõ nét và đạt kết quả đáng kể. Từ kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh tế biên mậu giữa Trung Quốc với Liên Bang Nga và Myanma, Trung Quốc đã có các chính sách phát triển hoạt động kinh tế biên mậu với các nước khác một cách có hiệu quả.

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Ngavới Trung Quốc với Trung Quốc

Khu vực viễn đơng của Liên Bang Nga có đường biên giới trên bộ rất dài với nước láng giềng Trung Quốc. Chỉ riêng tỉnh Primorsky Crai đã có 1000km biên giới với nước CHND Trung Hoa.

Bảng 1.2: Thời gian nối lại hoạt động kinh tế biên mậu giữa Nga với

các tỉnh của Trung Quốc

(Nguồn: “Đổi mới quản lý nhà nước vể hoạt động xuất nhập khẩu trên

địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam- Trung Quốc”, NXB Khoa học- Xã

hội, 2004, [92]).

Để thúc đẩy hoạt động biên mậu với Trung Quốc, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách mở cửa biên giới, cho phép trao đổi hàng hoá giữa dân cư vùng biên. Đối với việc kiểm soát ngoại thương, về nguyên tắc tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng (gồm các hàng hố như lương thực, quặng kim loại, dầu thơ) được tự do hố hồn tồn. Việc quản lý hạn ngạch và cấp phép xuất nhập khẩu được bãi bỏ.

Đối với thuế, các hàng hố nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng theo các hiệp định của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT liên quan và các hàng hố do chính quyền hoặc doanh nghiệp địa phương nhập khẩu được giảm một nửa thuế suất nhập khẩu và thuế VAT liên quan so với mức thuế suất quy định.

Liên Bang Nga nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới trên bộ các mặt hàng như: Hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, nguyên liệu thô và một số thiết

bị. Đa số những hàng hoá từ Trung Quốc được vận chuyển bằng xe tải qua đường bộ biên giới hoặc tàu hoả sang vùng viễn đơng của Nga.

Ngồi ra, cũng do chính sách mở cửa biên giới giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc nên trong những năm qua, lượng khách du lịch vào hai nước là khá đông. Đây cũng là cơ hội để xuất khẩu qua biên giới trên bộ của hai nước có cơ hội phát triển [26].

Số liệu của The US Commercial Service chỉ ra rằng: Kim ngạch trao đổi hàng hoá qua biên giới của tỉnh Primorye và Trung Quốc hàng năm giai đoạn từ 2000-2007 đạt mức trung bình 600 triệu Rúp [26] .

Cũng theo nguồn trên: Năm 2001, tỉnh Primorye của Liên Bang Nga và Tsilin của Trung Quốc đã thiết lập một tổ công tác về hợp tác biên giới để xúc tiến và phát triển hoạt động hợp tác lẫn nhau giữa hai bên. Theo đó, 1 dự án về khu kinh tế sơng Tumen được đưa vào hoạt động nhằm thiết lập hành lang thương mại giữa tỉnh Primorye (Liên Bang Nga) và các tỉnh có chung biên giới đường bộ với Liên Bang Nga ở phía Bắc Trung Quốc.

Mặc dù hoạt động biên mậu giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực qua các năm, song vẫn cịn những hạn chế về việc kiểm soát chất lượng hàng hố cũng như vấn đề bn lậu và gian lận thương mại.Khách hàng ở Liên Bang Nga đôi khi cũng than phiền về những hàng hố có chất lượng thấp và khơng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhà xuất khẩu Trung Quốc đưa vào Liên Bang Nga.

Nói tóm lại, với chính sách láng giềng thân cận của Nga và Trung Quốc, nguyên tắc trao đổi hàng hoá qua biên giới trên bộ Trung- Nga nhằm mục tiêu cùng có lợi và cùng tồn tại hồ bình, hoạt động kinh tế biên mậu giữa hai nước Trung Quốc và Liên Bang Nga có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Nó thực sự trở thành cơ sở vững chắc cho việc phát triển quan hệ ngoại thương Trung Quốc- Liên Bang Nga, nhất là khi Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển hoạt động biên mậu giữa Myanma với TrungQuốc Myanmar nằm ở khu vực Đơng Nam Á, diện tích 676.577 km2 giáp Quốc Myanmar nằm ở khu vực Đơng Nam Á, diện tích 676.577 km2 giáp

Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh. Người dân bản xứ của Myanmar là người Mongoloid. Hơn 2/3 dân số là người Burman có quan hệ huyết thống với người Tây tạng và người Trung Quốc.

Là nước đang phát triển ở châu Á, Myanma hiện đang trong quá trình cải tổ nền kinh tế vốn đã tụt hậu rất xa so với các nước láng giềng, đặc biệt với nước láng giềng Trung Quốc. Để khắc phục vấn đề này, Myanma đã từng bước thực hiện tự do buôn bán qua các cửa khẩu biên giới trên bộ với CHND Trung Hoa. Những doanh nghiệp chế xuất tại các khu kinh tế cửa khẩu được hưởng thuế ưu đãi.

Myanmar đã huy động hàng hoá từ các doanh nghiệp và địa phương của cả nước để xuất khẩu sang Trung Quốc, đây cũng là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới. Mặt khác, nhờ quy chế vận chuyển hàng hoá tạo thuận lợi cho sự ra vào của các phương tiện vận tải bộ nên doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển hàng hoá tới nơi mà doanh nghiệp nhập khẩu chỉ định, dịch vụ vận chuyển hàng hoá qua biên giới phát triển.

Myanmar thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, ưu tiên tín dụng xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh nhưng cịn yếu về nguồn vốn.

Myanma thường xuất khẩu sang Trung Quốc những hàng hóa như nơng, lâm, hải sản và các tài nguyên khác rất cần cho sự phát triển cơng nghiệp nói chung và cơng nghiệp chế biến của Trung Quốc nói riêng.

Trong 6 tháng đầu năm 2006, trị giá mậu biên giữa Myanma và Trung Quốc riêng tại địa điểm thương mại Muse đã đạt 311 triệu USD, tăng mạnh so với mức 257 triệu USD cùng kỳ năm 2005 [31].

Để thúc đẩy hoạt động kinh tế biên mậu giữa hai nước, Trung Quốc đã giúp Myanma nâng cấp một số con đường quốc lộ và cầu cống nối các tỉnh của Myanma với thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam và sắp tới sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 1300 km từ Côn Minh qua Lào, Myanma và nối với Bangkok nhằm phục vụ cho sự phát triển của tứ giác vàng bao gồm: Lào, Vân Nam (Trung Quốc), Bắc Thái Lan và Bắc Myanma. Thông qua hệ thống giao thông này, hàng hố của Trung Quốc sẽ từ Cơn Minh (Vân Nam- Trung Quốc) đi Rangoon (thủ đô Myanma) dẫn tới Bhamơ (Bắc Myanma) sau đó xi theo dịng Irawadi ra biển ấn Độ Dương.

Con đường qua Myanma tới ấn Độ Dương có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc. Việc tiếp cận nhanh với biển ấn Độ Dương sẽ giúp cho Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn trong việc vận chuyển và xuất khẩu một lượng hàng hóa khổng lồ với giá rẻ từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam á lục địa, ấn Độ và các nước láng giềng khác. Và cũng thông qua hoạt động kinh tế biên mậu với Myanma, tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác sâu trong lục địa Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, giao lưu với các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên biên giới.

1.3.3. Một số bài học

Qua nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động kinh tế biên mậu giữa Liên Bang Nga và Myanma với Trung Quốc, một số bài học được rút ra là:

- Thực hiện chính sách mở cửa biên giới, cho phép trao đổi hàng hoá giữa dân cư vùng biên.

- Đối với việc kiểm soát ngoại thương, về nguyên tắc tất cả các hàng hố xuất nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng (gồm các hàng hoá như lương thực, quặng kim loại, dầu thô) được tự do hố hồn tồn. Việc quản lý hạn ngạch và cấp phép xuất nhập khẩu được bãi bỏ.

- Đối với thuế, các hàng hoá nhập khẩu dưới hình thức hàng đổi hàng theo các hiệp định của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT

liên quan và các hàng hố do chính quyền hoặc doanh nghiệp địa phương nhập khẩu được giảm một nửa thuế suất nhập khẩu và thuế VAT liên quan so với mức thuế suất quy định.

- Thiết lập một tổ công tác về hợp tác biên giới để xúc tiến và phát triển

hoạt động hợp tác lẫn nhau giữa hai bên.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, ưu tiên tín dụng xuất khẩu đối với các mặt hàng có thế mạnh nhưng

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BIÊN MẬU Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

2.1. Khái quát về tình hình bn bán qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài khoảng 1353km, bao gồm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc.

Năm 1945, sau khi kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là CHXHCN Việt Nam) ra đời (2-9-1945) tiếp theo nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1.10.1949), và chỉ mấy tháng sau đó (18.1.1950) hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (dưới đây gọi tắt là Việt Nam) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là Trung Quốc) đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước về nhiều mặt, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước, trong đó có bn bán qua biên giới Việt - Trung.

Trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến những năm 1970, trên tinh thần “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”, hai nước đã ký các văn bản “Nghị định thư buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt - Trung” (năm 1955) và “Nghị định thư trao đổi hàng hoá biên giới Việt - Trung (năm 1957)” đã quy định xây dựng 26 điểm giao dịch (19 điểm trên bộ và 7 điểm trên biển) trên biên giới chung của hai nước. Trong khoảng thời gian (1956-1969), mức buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam với Quảng Tây trị giá 44,94 triệu Nhân dân tệ. Trong khoảng thời gian 1966-1976, Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng văn hố, hầu như đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đã ảnh hưởng tới buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Cuối năm 1978, Trung Quốc đưa ra quốc sách cải cách - mở cửa, nhưng lúc bấy giờ (1978-1988) mới chú trọng mở cửa khu vực ven biển, chưa chú ý đến mở cửa khu vực biên giới. Đồng thời, từ năm 1979 đến hết thập kỷ 1980, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc bước vào thời kỳ khơng bình thường, biên giới chung giữa hai nước chiến trường thay cho thị trường, những nhân tố đó đã ảnh hưởng đến sự gián đoạn buôn bán qua biên giới hai nước.

Bước sang thập kỷ 1990, trên thế giới đã kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh, ở Châu Âu các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt tan rã, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Á, như Trung Quốc, Việt Nam. Ở Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn (4.6.1989), các nước phương Tây thi hành chính sách hạn chế bao vây đối với Trung Quốc. Đứng trước tình hình biến động trên thế giới và ở trong nước, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách mở cửa đối ngoại, một mặt Trung Quốc bắt đầu chú trọng cải thiện mối quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, mặt khác cùng với việc chú trọng mở cửa khu vực ven biển, bắt đầu mở cửa khu vực ven biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa buôn bán qua biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, từ năm 1986 (Đại hội VI) đã đề ra chính sách đổi mới và mở cửa, muốn làm bạn với tất cả các nước, tạo điều kiện cho việc cải thiện mối quan hệ với các nước, trong đó có các nước láng giềng bao gồm cả Trung Quốc.

Xuất phát từ sự mong muốn cải thiện mối quan hệ của các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng 11.1991 các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã nhất trí: Khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới, nhờ vậy, trong suốt những năm 1990, biên giới Việt Nam- Trung Quốc trở thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trường trở thành thị trường ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.

Từ tình hình thực tế về bn bán biên giới Việt Trung trong lịch sử, đặc biệt là từ khi hai nước bình thường hố đến nay, có thể rút ra mấy nhận xét sau đây:

- Được hình thành và phát triển do nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu

dùng giữa nhân dân các địa phương có chung biên giới giữa hai nước, hoạt động biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Tuy vậy, mục tiêu cơ bản của hoạt động này là đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu của cư dân và doanh nghiệp ven biên giới cũng như trong cả nước của phía Việt Nam và Trung Quốc.

Hoạt động biên mậu được hình thành, các địa phương dọc hai bên biên giới có được cơ hội để mở cửa biên giới và đó cũng là cơ hội để mở cửa và phát triển quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá giữa hai nước láng giềng Việt- Trung. Khi biên giới trên bộ giữa hai nước đã được mở cửa, các nước có thể huy động nguồn vốn và các sản phẩm xuất khẩu từ các địa phương khác trong cả nước để xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại. Do vậy, phát triển thương mại qua biên giới trên bộ sẽ trở thành nhịp cầu quan trọng để nối các doanh nghiệp, các địa phương của hai nước với nhau và từ đó vươn ra thị trường các nước khác trong khu vực và trên thế giới chứ không chỉ là quan hệ thương mại và giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, huyện dọc biên giới.

Chính vì những lý do nêu trên, hoạt động biên mậu của Việt Nam - Trung Quốc vừa chịu sự điều chỉnh và yêu cầu phải phù hợp với chính sách thương mại của cả phía Việt Nam và phía Trung Quốc, đồng thời chịu sự chi phối của các tập quán mua bán dân gian vốn đã được hình thành và tồn tại từ lâu đời của cư dân các vùng dọc biên giới hai nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w