Nghiên cứu trường hợp hoạt động biên mậu ở Lào Cai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 74 - 86)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam-Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

2.2.2.2 Nghiên cứu trường hợp hoạt động biên mậu ở Lào Cai

a) Tình hình chung

Lào Cai là một tỉnh vùng cao có đường biên giới với Trung Quốc dài 203 km. Nằm trên tuyến đường giao thông Cơn Minh - Hải Phịng và tuyến đường sắt, đường bộ xuyên Á với cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã trở thành cửa ngõ nối Việt Nam, ASEAN với miền Tây Trung Quốc. Lào Cai có vị trí địa

kinh tế đặc biệt trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Là tâm điểm tuyến giao thơng Cơn Minh- Hải Phịng, với lợi thế vận tải đa phương thức, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sơng.

Ngày 26/5/1998, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 100/1998/QĐ- TTg cho phép “áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai”. Đây là một quyết định có ý nghĩa quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới Lào Cai đang tăng mạnh qua từng năm. Năm 1997 con số này mới đạt 58,83 triệu USD thì đến năm 2007 đã tăng lên 700 triệu USD [3, tr1].

Trong những năm qua, với quan điểm hợp tác hữu nghị cùng phát triển, chính quyền hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) đã phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Đặc biệt năm 2004 hai bên đã nâng mối quan hệ lên tầm cao mới, với việc hợp tác trên 8 lĩnh vực quan trọng: xúc tiến thương mại và đầu tư, vận tải quá cảnh, xây dựng khu kinh tế mở, khai thác và chế biến khoáng sản, đào tạo nhân lực, y tế, văn hoá thể thao, quản lý biên giới và quản lý cửa khẩu, cùng nhau tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc hình thành và phát triển khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.

Trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với nước bạn Trung Quốc có Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (đường sắt, đường bộ), Cửa khẩu quốc gia Mường Khương và các cặp lối mở truyền thống là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với cặp cửa khẩu cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam, ASEAN với Vân Nam và các tỉnh miền Tây Nam - Trung Quốc. Cửa

khẩu quốc tế Lào Cai nối với Hà Khẩu - Trung Quốc bằng đường bộ, đường sắt, đường sông và là cửa khẩu nằm ngay trong lịng thành phố tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển là những lợi thế để phát triển kinh tế thương mại qua cửa khẩu.

Trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được chọn thí điểm thực hiện ban đầu Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới. Theo đó, từ ngày 30/9/2007 tại cửa khẩu Lào Cai đã thực hiện hài hịa các thủ tục theo lộ trình ký kết. Đảm bảo tốt cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng và duy trì trình tự thủ tục theo nguyên tắc một nơi làm thủ tục, một lần kiểm tra tại cửa khẩu.

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một trong 09 khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quy chế, chính sách. Khu này bao gồm các phân khu thương mại (Khu thương mại Kim Thành rộng 152 nghìn m2 đối diện với khu thương mại Bắc Sơn của Trung Quốc có cầu Kim Thành đang được xây dựng nối hai bên), công nghiệp (khu công nghiệp Đông Phố Mới cạnh ga Lào Cai), dịch vụ…

Những năm qua, kinh tế cửa khẩu được Lào Cai xác định là động lực phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, Lào Cai đã tập trung nguồn lực để khai thác lợi thế về kinh tế cửa khẩu và đã đạt được những kết quả quan trọng.Với quan điểm hợp tác hữu nghị cùng phát triển, chính quyền hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) đã phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Đây là cặp cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc hội tụ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và trong tương lai không xa là đường hàng không. Đây cũng là lối mở ngắn và thuận tiện nhất cho tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc (gồm 12 tỉnh, thành phố với

diện tích hơn 500 nghìn km2 và dân số hơn 300 triệu người) thông thương tới các cảng biển nước ta và ngược lại.

Về phía Việt Nam, đây là cửa khẩu duy nhất nằm trong một đô thị lớn với hệ thống dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, quá cảnh và du lịch giữa hai nước. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đang được liên tục mở rộng và hoàn chỉnh, đến năm 2007, tổng diện tích đã được mở rộng gần 8 nghìn ha, thuộc phạm vi 5 phường và 2 xã. Vốn đầu tư vào khu vực cửa khẩu đạt gần 1850 tỷ đồng trong 5 năm từ 2001- 2005. Tính đến nay đã có trên 600 doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký thành lập hoặc đang sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai với số vốn đăng ký lên đến gần 800 tỷ đồng, có 30 doanh nghiệp nước ngồi đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 40 triệu USD, trong đó có 13 đơn vị đang hoạt động có hiệu quả, thu hút trên 650 lao động với mức lương trung bình trên 1 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động du lịch, xuất nhập cảnh hàng năm, tăng trung bình 15%. Phương tiện cơ giới xuất nhập cảnh cũng tăng nhanh với 35 nghìn lượt ơ tơ và 1200 đơi tàu liên vận mỗi năm trong giai đoạn 2001- 2007, tăng 30% mỗi năm [8, tr19].

Về phía Trung Quốc, cùng với cửa khẩu Thâm Quyến (thông thương với Hồng Kông), Chu Hải (với Ma Cao), Hắc Long Giang (với Nga), cửa khẩu Hà Khẩu được xác định là một trong 4 cửa khẩu chính có tiềm năng khai thác kinh tế quốc tế lớn nhất.

Về phía tỉnh Lào Cai, hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư cũng diễn ra hết sức sơi động, có chiều sâu và hiệu quả. Cú “hích” đầu tiên là hội nghị “Lào Cai - cầu nối với thị trường Tây Nam Trung Quốc” được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Tiếp đó là việc phối hợp với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam mở ngân hàng dữ liệu về thị trường Tây Nam Trung Quốc đăng tải trên trang điện tử của Lào Cai và sàn giao dịch điện tử phục vụ đắc lực cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Bên cạnh đó, hàng năm Lào Cai và tỉnh Vân Nam còn tổ chức luân phiên hội chợ thương mại quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp hai nước, tạo cơ hội cho các đối tác hai bên gặp gỡ ký kết hợp đồng thương mại. Hàng loạt các cơ chế chính sách ưu tiên của tỉnh đã được ban hành qui định cho Khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian qua, đó là các qui định về xuất nhập cảnh, quản lý du lịch, qui định về hoạt động thương mại, qui trình thủ tục đầu tư, chính sách đấu giá quyền sử dụng đất, nhập khẩu…

b) Hoạt động xuất nhập khẩu

Với chủ trương chính sách ưu tiên khuyến khích kịp thời và kết cấu hạ tầng cơ sở không ngừng được nâng cấp, nên hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai luôn phát triển qua từng năm, với mức tăng bình quân 26,6% (bảng 2.5)

Bảng 2.5. Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai giai đoạn 2001-2007

ĐVT: Triệu USD Chỉ tiêu Tổng trị giá hàng XNK Xuất khẩu Nhập khẩu 1. Kim XNK doanh Xuất khẩu Nhập khẩu Do Hải quan cửa khẩu thực hiện Xuất khẩu Nhập khẩu 65

Trong đó : Kim XNK doanh Xuất khẩu Nhập khẩu Trị giá XNK- Tiểu ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Hải quan ga Lào Cai Xuất khẩu Nhập khẩu 2. Trị giá XNK loại hình khác Xuất khẩu Nhập khẩu - Do hải quan cửa khẩu thực hiện Xuất khẩu Nhập khẩu - Hải ga Lào Cai Xuất khẩu Nhập khẩu

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2000- 2007. Tài liệu làm việc với Ty thương vụ tỉnh Vân Nam [4])

Số liệu của bảng 2.5 cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm: Năm 2000 kim ngạch đạt 132,24 triệu USD. Năm 2005 kim ngạch đạt 430,10 triệu USD tăng 22,6% so với năm 2004, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 77,02%, kim ngạch nhập khẩu tăng 16,97% so với năm 2004. Năm 2006 kim ngạch đạt 476,86 triệu USD tăng 10,8% so với năm 2005, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 14,54%, kim ngạch nhập khẩu tăng 13,88% so với năm 2005. Năm 2007 kim ngạch đạt 723 triệu USD tăng 52% so với năm 2006,

trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 73,57%, kim ngạch nhập khẩu tăng 42,06% so với năm 2006.

Số liệu trong bảng cho thấy Việt Nam liên tục nhập siêu, điều này phản ánh tình trạng chung của cán cân thương mại Việt – Trung.

Bảng 2.6. Tình hình xuất nhập khẩu, thu thuế và phí qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai năm 2007

STT

A Tổng trị giá hàng hoá XNK

Xuất khẩu Nhập khẩu

I Kim ngạch XNKkinh doanh

Xuất khẩu Nhập khẩu

Trong đó: Các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện Xuất khẩu

Nhập khẩu

1 Do hải quan cửa khẩu thực hiện

Xuất khẩu Nhập khẩu

Trong đó:

a Kim ngạch XNK kinh doanh

Xuất khẩu Nhập khẩu

b Kim ngạch XNK - Tiểu ngạch

Xuất khẩu Nhập khẩu

2 Hải quan ga Lào Cai

Xuất khẩu Nhập khẩu

3 Hải quan Mƣờng Khƣơng

Xuất khẩu Nhập khẩu

II Kim ngạch hàng hố XNK loại hình khác

Xuất khẩu Nhập khẩu

1 Do hải quan cửa khẩu thực hiện

Xuất khẩu Nhập khẩu

2 Hải quan ga Lào Cai

Xuất khẩu Nhập khẩu

3 Hải quan Mƣờng Khƣơng

Xuất khẩu Nhập khẩu

B Tổng thu thuế và phí do hải quan thực hiện

Trong đó:

1 Thuế xuất khẩu

2 Thuế nhập khẩu

3 Thuế trung chuyển đường bộ

4 Thuế VAT hàng nhập khẩu

5 Lệ phí hải quan

6 Thu khác

I Do hải quan cửa khẩu thực hiện

1 Thuế xuất khẩu

2 Thuế nhập khẩu

3 Thuế trung chuyển đường bộ

4 Thuế VAT hàng nhập khẩu

5 Lệ phí hải quan

6 Thu khác

1 Thuế xuất khẩu

2 Thuế nhập khẩu

3 Thuế trung chuyển đường bộ

4 Thuế VAT hàng nhập khẩu

5 Lệ phí hải quan

6 Thu khác

III Hải quan Mƣờng Khƣơng

1 Thuế xuất khẩu

2 Thuế nhập khẩu

3 Thuế trung chuyển đường bộ

4 Thuế VAT hàng nhập khẩu

5 Lệ phí hải quan 6 Thu khác C Tổng thu phí và lệ phí khác 1 Phí kiểm dịch động vật 2 Phí kiểm dịch thực vật 3 Phí kiểm dịch y tế

4 Lệ phí qua biên giới (người)

5 Phí qua cầu (phương tiện)

6 Phí, lệ phí do thanh tốn dịch vụ thực hiện

7 Thu khác

đồng

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2000- 2007, Tài liệu làm việc với Ty thương vụ tỉnh Vân Nam [7])

Bảng 2.6 cho thấy: Tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2007 qua cửa khẩu Lào Cai tăng 52 % so với năm 2006, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 11% và kim ngạch nhập khẩu tăng 69% so với năm 2006. Kim ngạch xuất nhập khẩu kinh doanh năm 2007 tăng 81% so với năm 2006. Trị giá hàng hố xuất nhập khẩu loại hình khác năm 2007 tăng 8,6% so với năm 2006. Tổng thu thuế và phí do Hải Quan thực hiện năm 2007 tăng 160% so với năm 2006.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng trị giá hàng hoá xuất, nhập khẩu (XNK) qua Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đạt trên 213 triệu đô la Mỹ (USD), giảm 14% so với cùng kỳ năm 2008 trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu kinh doanh đạt gần 109,6 triệu USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2008, trị giá hàng hố xuất nhập khẩu các loại hình như tạm nhập, tái xuất, quá cảnh... đạt trên 103,5 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2008. Hoạt động xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thời gian này suy giảm bởi nguyên nhân chính do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu. Biến động mạnh về tỷ giá ngoại hối giữa đồng Việt Nam (VND) và Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Điểm đáng chú ý là năm 2009, kim ngạch xuất khẩu kinh doanh qua Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong 6 tháng đầu năm 2009 tăng khá, đạt trên 38,7 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu kinh doanh lại giảm, chỉ đạt trên 70 triệu USD, giảm tới 57% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch xuất nhập khẩu kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt gần 28,4 triệu USD, bằng 64% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu đạt trên 5 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2008 [32].

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh qua các năm, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu tăng đều, ổn định, kim ngạch xuất khẩu không ổn định và tỷ lệ xuất - nhập không cân bằng, thời kỳ 2001 - 2007 nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu tới 03 lần.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu mậu dịch chủ yếu là xuất nhập khẩu chính ngạch. Mặc dù là cửa khẩu biên giới đất liền hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch và mua bán trao đổi của cư dân biên giới với phương thức vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện vận tải thô sơ, thủ công hết sức sôi động, phức tạp, song kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch chiếm tỷ trọng rất nhỏ, ngày càng có xu hướng giảm dần qua các năm: Hàng năm chỉ chiếm khoảng 3%. Đây là vấn đề mà công tác quản lý cửa khẩu cần được quan tâm xem xét để có chính sách quản lý phù hợp.

- Các loại hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai ngày càng đa dạng phong phú. Ngoài xuất nhập khẩu kinh doanh, điều đáng quan tâm là các loại hình khác như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, nhập đầu tư, nhập sản xuất hàng xuất khẩu... có tốc độ tăng trưởng cao. Điều đó chứng tỏ cửa khẩu Lào Cai ngày càng phát huy vai trò cầu nối trong giao lưu thương mại đồng thời đặt ra yêu cầu đối với việc phát triển hoạt động dịch vụ tại cửa khẩu.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, hoa quả nhiệt đới, quặng các loại; hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu vật tư phân bón, hố chất, máy móc thiết bị. Có thể thấy rõ tính bổ sung cho nhau của hàng hoá hai nước xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, tuy nhiên chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu phần lớn là sản phẩm thô, sơ chế, hàm lượng kỹ thuật không cao nên giá trị kim ngạch và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt là việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản, hải sản được coi là có thị trường lớn tại vùng Tây Nam - Trung Quốc song thực tế mới chỉ có xuất khẩu tiểu ngạch, chưa có những hợp đồng kinh tế lớn, lâu dài và ổn định.

Việc quản lý và thu thuế nhập khẩu (xuất khẩu tiểu ngạch được khuyến khích, khơng thu thuế) hàng hố bn bán theo con đường tiểu ngạch (nhỏ, lẻ) qua cửa khẩu Lào Cai là một bài toán hết sức nan giải bởi tính đa dạng, phức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w