Tình hình xuất nhập khẩu hàng hố của các tỉnh biên giới vùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 55)

1.1.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu Việt Nam-Trung Quốc

1.1.2.2 .Vai trò của hoạt động biên mậu đối với Trung Quốc

2.1. Khái qt về tình hình bn bán qua biên giới Việt Nam-Trung

2.2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hố của các tỉnh biên giới vùng

Đơng Bắc Việt Nam

a) Tình hình xuất nhập khẩu hàng hố của 5 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam

Cùng với sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ buôn bán hàng hố qua biên giới cũng diễn ra sơi nổi, nhộn nhịp trên toàn tuyến, đáp ứng mọi nhu cầu của các doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của cả 2 bên, góp phần đáng kể cho cơng cuộc xây dựng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới vùng Đơng Bắc Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Quảng Ninh 1997 242,11 1998 151,12 1999 129,17 2000 170,34 2001 894,20 2002 486,00 2003 400,70 2004 427,83 2005 707,20 2006 2.110,70 2007 3.846,00

(Nguồn: Tổng cục Hải quan và Báo cáo Sở thương mại các tỉnh)

Từ số liệu ở Bảng 2.2 cho thấy, hoạt động biên mậu qua cửa khẩu các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc tăng trưởng tương đối nhanh, năm 1997, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam - Trung Quốc chỉ đạt 644,02 triệu USD, chiếm 73,3% trong tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc, con số này đạt 1.029, 06 triệu USD vào năm 2000, tăng gần 1.6 lần so với năm 1997 và chiếm gần 35% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc.

Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu vùng Đông Bắc Việt Nam đã tăng mạnh, đặc biệt, sau một năm Việt Nam là thành viên của WTO, hoạt động biên mậu các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam và Trung Quốc đã tăng nhanh. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu vùng Đông Bắc Việt Nam đạt 5.655,000 triệu USD, tăng 1,75 lần so với năm 2006.

Bảng 2.3. Kim ngạch XNK chính ngạch, XNK tiểu ngạch các tỉnh biên giới vùng Đơng Bắc

(Đơn vị tính: Triệu USD)

Năm Xuất khẩu

Chính ngạch 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Nguồn: Báo cáo Sở thương mại các tỉnh)

Hàng năm, hoạt động buôn bán qua biên giới 5 tỉnh vùng Đông Bắc chiếm tỷ trọng 71% tổng giá trị tại các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Từ năm 1994, bn bán chính ngạch ln chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc. Trong tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam và Trung

Quốc thì hàng chính ngạch vẫn ln chiếm tỷ trọng lớn (hơn 75%) [13]. Mặc dù với quy mô và số lượng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn chỉ ở mức dưới 25% vì có nhóm hàng khối lượng nhỏ hoặc chất lượng kém khơng thể tiến hành trao đổi theo hình thức thương mại chính ngạch; những kẻ đầu cơ, buôn bán lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý xuất nhập khẩu ở biên giới để tiến hành bn lậu, trốn thuế; việc thanh tốn trong trao đổi hàng hố theo hình thức tiểu ngạch linh hoạt hơn so với hình thức chính ngạch, khơng phụ thuộc vào những quy định có tính pháp quy của hai nước…

Tại cuộc hội thảo “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc- nhìn lại 10 năm và triển vọng” tổ chức tại Lạng Sơn vào tháng 11 năm 2001, các nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc thực hiện chính sách biên mậu và Việt Nam thực hiện chính sách tiểu ngạch và chính ngạch, đường biên giới dài, ngoài các cửa khẩu quốc tế, quốc gia cịn có các lối mở, đường mịn. Hải quan Trung Quốc chỉ bố trí các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, cịn các lối mở, đường mòn hoặc các cặp chợ giao cho địa phương quản lý, do vậy chưa thống kê được hết. Mặt khác, hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại cịn diễn ra phổ biến, do đó Hải quan cả hai bên cũng chưa kiểm sốt và thống kê được một cách chính xác.

b) Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 4 nhóm hàng chủ yếu: - Nhóm A: nguyên nhiên liệu bao gồm than đá, dầu thô, quặng sắt cromit, dược liệu, các loại tinh dầu, cao su thiên nhiên.

- Nhóm B: các mặt hàng lương thực nơng sản, rau quả, sắn lát, đỗ các loại, hoa quả nhiệt đới như thanh long, dưa hấu, xồi, chơm chơm, dứa, chuối…

- Nhóm C: mặt hàng thuỷ sản tươi sống, đơng lạnh, động vật nuôi như rắn, ba ba, rùa…

-Nhóm D: mặt hàng tiêu dùng gia đình, đồ gỗ, giày dép, xà phòng… Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam gồm 5 nhóm hàng:

- Nhóm A: máy móc thiết bị tồn bộ, nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường…

- Nhóm B: máy móc cơ khí, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị y tế, máy móc thiết bị chính xác, máy móc thiết bị ngành dệt, máy móc nơng nghiệp.

- Nhóm C: nguyên nhiên liệu như xi măng, sắt thép, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, hố chất, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón.

- Nhóm D: lương thực, thực phẩm, hoa quả như bột mỳ, dầu thực vật, giống cây trồng, táo, lê…

- Nhóm E: hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh như thuốc đông y, đồ chơi,

quần áo, hàng nghe nhìn điện tử…

Hàng hố xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông lâm thuỷ sản tươi sống đến hàng tiểu thủ công nghiệp, từ nguyên nhiên liệu cho sản xuất đến hàng điện tử tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá cũng rất khác nhau, có loại đạt tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, nhưng cũng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và chợ biên giới.

2.2.1.3.Về hoạt động thanh tốn biên mậu

Hoạt động bn bán giữa hai nước rất đa dạng như trao đổi hàng hoá trực tiếp giữa dân cư biên giới, xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu... Do đó, thanh tốn đối với hàng hố xuất, nhập khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức: hàng đổi hàng, thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ, thanh toán bằng USD tiền

mặt theo giấy chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cấp, thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt (USD, CNY, VND), thanh toán qua tư nhân...

Quyết định số 689/2004/QĐ- NHNN ngày 07/06/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên một hành lang pháp lý thơng thống hơn cho hoạt động thanh toán biên mậu Việt - Trung với việc đa dạng hố các hình thức thanh tốn, đồng tiền thanh tốn, khuyến khích các cơ chế thanh tốn biên mậu bằng bản tệ.

Hiện có bốn ngân hàng của Việt Nam đang thực hiện cơ chế thanh toán biên mậu bằng đồng bản tệ trong hoạt động bn bán hàng hố qua biên giới với Trung Quốc là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và gần đây nhất là Ngân hàng Ngoại thương. Các ngân hàng này đã đáp ứng được yêu cầu thanh toán bằng bản tệ ngày càng tăng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 2.4. Hoạt động thanh toán biên mậu 5 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam (1997- 2005)

Năm Doanh số thanh toán

Xuất khẩu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 48

(Nguồn: Đề án phát triển biên mậu Việt Nam- Trung Quốc thời kỳ 2006- 2010, Bộ Thương mại [20])

Hoạt động thanh toán biên mậu bằng bản tệ trong thời gian qua đã có những tác động tích cực sau:

- Góp phần thúc đẩy quan hệ bn bán giữa hai nước, từng bước khai

thông thanh tốn biên mậu Việt - Trung, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng biên giới, tạo điều kiện cho công tác quản lý kinh tế xã hội, giữ an ninh biên giới, tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng. Hạn chế tình trạng thanh tốn bằng tiền mặt, do đó đã tăng cường cơng tác quản lý nhà nước, giám sát tài chính của doanh nghiệp.

-Việc sử dụng bản tệ trong thanh tốn đã góp phần tháo gỡ những khó khăn ách tắc nhiều năm trong quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, tiết kiệm ngoại tệ cho cả hai bên và giảm chi phí xã hội về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.

Tuy nhiên, các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ kinh tế qua các cửa khẩu vẫn cịn một số khó khăn, vướng mắc. So với yêu cầu giao lưu hàng hố, thì thực tế nghiệp vụ thanh tốn biên mậu bằng đồng bản tệ còn đơn điệu, chủ yếu là hối phiếu ngân hàng và chứng từ thanh toán biên mậu. Chứng từ sử dụng trong thanh toán biên mậu giữa các ngân hàng khơng thống nhất, khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi đề nghị hoàn thuế với cơ quan thuế. Các ngân hàng thương mại chưa chủ động trong hoạt động dịch vụ biên mậu, kinh doanh mua bán CNY, thậm chí cịn bị tư thương ép giá khi có nhu cầu phục vụ thanh tốn. Hoạt động đổi tiền tư nhân vẫn diễn ra sơi động, quy mơ lớn, thậm chí tư nhân cịn trực tiếp tham gia thanh toán xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến thị trường tiền tệ, thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.

Để quản lý tốt hơn thị trường tiền tệ khu vực biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, các ngân hàng Việt Nam cần đa dạng hoá các nghiệp vụ thanh toán biên mậu bằng đồng bản tệ với Trung Quốc như hình thức thư tín dụng, phát hành thư bảo lãnh, thanh tốn séc du lịch bằng bản tệ, theo đó, có cơ chế ưu đãi riêng cho các chi nhánh làm dịch vụ biên mậu để chủ động hơn trong kinh doanh tiền tệ.

2.2.2.Hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam và nghiên cứu trường hợp tại Lào Cai.

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động biên mậu tại 4 tỉnh biên giới vùng ĐôngBắc Việt Nam Bắc Việt Nam

a) Hoạt động biên mậu qua biên giới tỉnh Quảng Ninh

Là tỉnh biên giới phía Đơng Bắc nước ta, từ xa xưa, Quảng Ninh đã là đầu mối giao dịch, buôn bán và thơng thương hàng hố với thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc. Đây là tỉnh có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, du lịch, thương mại để trở thành vùng kinh tế tổng hợp năng động và giàu có. Trong những năm qua, 2 tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã nghiên cứu và xây dựng cơ chế hợp tác với nội hàm phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế 2 địa phương cùng phát triển, tăng cường tình đồn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện xây dựng khu biên giới hồ bình, ổn định và cùng phát triển.

Tính từ năm 1997 đến nay, 2 địa phương đã ký 05 biên bản hội đàm và ghi nhớ về xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác vùng biên giới và cơ chế hợp tác tiện lợi cho việc thông quan; ký ghi nhớ hợp tác đa phương giữa UBND 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Chính quyền nhân dân 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); ghi nhớ Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Thực hiện chương trình hợp tác 2 thành

phố Hạ Long, Móng Cái và 16 sở, ngành đã ký thoả thuận hợp tác đối với các đối tác Quảng Tây làm cơ sở tiến hành trao đổi hợp tác vào các lĩnh vực mà 2 bên cùng quan tâm trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trong những năm qua, hai bên đã thường xuyên tiến hành trao đổi các đoàn tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư, hiệp hội ngành hàng, hội chợ thương mại, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại mỗi bên; cung cấp các thông tin về thị trường, phối hợp trong cơng tác phịng chống bn lậu qua biên giới, ký kết thoả thuận hợp tác giữa ngành thương mại 2 bên, kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu và tạo điều kiện thuận lợi về hàng hố thơng quan, trao đổi xử lí những vướng mắc trong q trình trao đổi hàng hố qua biên giới; tạo điều kiện cho doanh nghiệp 2 bên thường xuyên gặp gỡ trao đổi hợp tác liên doanh, liên kết trên một số lĩnh vực 2 bên có lợi thế [13].

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của 2 bên ngày càng tăng, năm 2007 đạt 3,846,00 triệu USD. Thanh toán qua biên giới năm 2007 đạt 184.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ cửa khẩu biên giới ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả, hiện có trên 1000 hộ kinh doanh người Trung Quốc đang tham gia kinh doanh tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh và Hồnh Mơ. Riêng về lĩnh vực đầu tư, thực hiện chiến lược “đi ra ngồi” nâng cao trình độ hợp tác kinh tế, 2 bên đã nỗ lực đẩy mạnh hợp tác thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư, thực hiện thủ tục đầu tư, triển khai các dự án và đi vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Tính đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 13/107 dự án FDI có vốn đầu tư của các nhà đầu tư Quảng Tây (Trung Quốc) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 75,02 triệu USD, vốn thực hiện đạt 39,70 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực chế biến cao su nguyên liệu và du lịch - dịch vụ. Đặc biệt đối với đầu tư xây dựng hạ tầng giao thơng, phía Quảng Tây đã hồn thành đầu tư hệ thống giao thông nối tới cửa khẩu Đơng Hưng, phía Quảng Ninh đã tiến hành

việc đầu tư, nâng cấp tuyến đường Hạ Long - Móng Cái, ngồi ra hai bên đã tiến hành khai thơng các tuyến vận tải đường bộ Quảng Ninh - Quảng Tây, tổ chức trạm giao dịch vận tải quá cảnh hàng hố và hành khách tại cặp cửa khẩu Móng Cái - Đơng Hưng [13].

Trong ba cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh thì Móng Cái là cửa khẩu quan trọng nhất. Móng Cái được khởi chọn áp dụng thí điểm một số chính sách ưu đãi để xây dựng mơ hình khu kinh tế cửa khẩu theo quyết định số 675 ngày 18/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2006, kim ngạch hàng hố xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt mức kỷ lục: 2 tỷ 110,7 triệu USD, bằng 129,3% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 908,6 triệu USD, bằng 106,8% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 142,4 triệu USD, bằng 200% so với cùng kỳ; kim ngạch tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải, kho ngoại quan đạt 987,7 triệu USD, bằng 153,4% so với cùng kỳ. Năm 2006, cửa khẩu quốc tế Móng Cái vẫn là cửa khẩu duy nhất của nước ta thông thương với Trung Quốc có hoạt động xuất siêu [13].

Kim ngạch thương mại hai chiều qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1,846 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái trong 6 tháng đầu năm đạt 631 triệu USD tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 34,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt 424,9 triệu USD, tăng 23% và tập trung ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động biên mậu các tỉnh biên giới vùng đông bắc việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w