Các giải pháp có tính chất vĩ mơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành hải quan trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 95)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu và gian lận

4.2.1. Các giải pháp có tính chất vĩ mơ

Thứ nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Là một cơ quan hành chính, trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan, nên mọi hoạt động của ngành Hải quan đêu do Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Để đảm bảo và tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính đối với hoạt động chống bn

lậu, gian lận thƣơng mại của ngành Hải quan nói riêng và các ban ngành nói chung, ngành Hải quan cần phải thƣờng xuyên đƣa ra các báo cáo về những khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong q trình làm việc, đồng thời phải chủ động nghiên cứu, tranh thủ đề xuất các biện pháp giải quyết, đề nghị những sự hỗ trợ quan tâm cần thiết để đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa hải quan nói chung và hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sốt hải quan nói riêng. Bộ Tài Chính cần thƣờng xun kiểm tra đơn đốc việc thực hiện hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của ngành hải quan; đồng thời phối hợp với bộ, ban, ngành khác nhằm đƣa ra đề xuất hồn thiện chính sách pháp luật, tăng cƣờng trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và xem xét xây dựng chế độ chính sách đặc thù cho hoạt động chống bn lậu, gian lận thƣơng mại của ngành hải quan.

Pháp luật là cơ sở của pháp chế, để đảm bảo và tăng cƣờng pháp chế thì phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đối với nhà nƣớc ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của nƣớc ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém, do vậy các cơ quan chức năng dù có cố gắng cũng chƣa thể ngăn chặn đƣợc sự gia tăng nghiêm trọng của buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Riêng đối với pháp luật về phịng, chống bn lậu và gian lận thƣơng mại của cơ quan Hải quan, những hạn chế này đang tạo ra những rào cản bó buộc làm cho cơ quan hải quan không thể phát huy hết năng lực, nghiệp vụ trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Vì vậy, hồn thiện các quy định pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Hải quan thực sự là một yêu cầu cấp thiết. Phân tích thực trạng pháp chế trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Hải quan thời gian qua, hoàn thiện các quy định pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại cần tập trung vào những nội dung chính sau đây: bổ sung biện

pháp nghiệp vụ tình báo cho lực lƣợng hải quan, mở rộng và nâng cao quyền hạn của Hải quan trong hoạt động khởi tố, điều tra hình sự; xây dựng văn bản pháp luật ban hành quy chế, điều lệnh về tổ chức hoạt động và nội vụ của lực lƣợng kiểm soát Hải quan.

Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa các bộ, các ngành trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ngày 6 tháng 5 năm 2016 thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc trong hoạt chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả đã đƣa ra nguyên tắc xác định trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại, hàng giả của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các bộ: Bộ Tài Chính, Bộ Cơng an, Bộ Quốc Phịng, Bộ Công thƣơng, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tƣ pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Các Bộ, ngành khác. Mặc dù quyết định đã chỉ thị rõ hoạt động, trách nhiệm phối hợp nhƣng hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn rất nhiều vƣớng mắc bởi quá trình tổ chức thực hiện, quy định quyền hạn xử lý, chƣơng trình hành động cịn chƣa thống nhất chặt chẽ với nhau.

Nhiệm vụ phịng chống bn lậu, gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành, trong đó, cơ quan hải quan nắm vai trị chủ trì trong địa bàn hoạt động hải quan.Tuy nhiên, quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, khám xét, bắt giữ và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu và gian lận thƣơng mại theo quy định của pháp luật hiện còn hạn chế, do địa bàn hoạt động của lực lƣợng hải quan chủ yếu là khu vực cửa khẩu. Vì vậy, việc tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan chức

năng chính là sự bổ sung hợp lý và cần thiết để hỗ trợ cho lực lƣợng hải quan đẩy mạnh hoạt động phịng, chống bn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phịng chống bn lậu và gian lận thương mại

Đối với hoạt động chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Hải quan, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, với sự phát triển bùng nổ của các hoạt động giao lƣu thƣơng mại quốc tế và tình hình gia tăng đa dạng hình thức hành vi bn lâu, gian lận thƣơng mại xuyên quốc gia thì yêu cầu đối với ngành Hải quan là phải nhanh chống nâng cao trình độ quản lý và kiểm sốt. Q trình này chỉ có thể đạt đƣợc khi ngành hải quan tăng cƣờng nghiên cứu tiếp thu học tập kinh nghiệp cải cách hiện đại hóa của các nƣớc đi trƣớc và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Vì tầm quan trọng của vấn đề này mà trong chiến lƣợc phát triển, hiện đại hóa Hải quan đến năm 2020, Chính phủ đã xác định: thiết lập, duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả, chia sẻ thơng tin với cơ quan Hải quan nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan; đẩy mạnh hợp tác song phƣơng và đa phƣơng nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hóa, phƣơng pháp kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại hóa; thực hiện các sáng kiến khu vực đặc biệt trong lĩnh vự hiện đại hóa thủ tục, áp dụng các kỹ thuật kiểm sốt Hải quan mới; tìm kiếm, vận động các dự án hỗ trợ kỹ thuật,viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức quốc tế và các nƣớc khác phụ vụ cho q trình cải cách, phát triển hiện đại hóa Hải quan, đồng thời huy động tổng hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động phát triển Hải quan từ các nguồn ngân sách và tài trợ từ nƣớc ngoài.

Để tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Hải quan các nƣớc tiên tiến, cần ƣu tiên trƣớc nhất là đào tạo nguồn nhân lực cán bộ cơng chức đủ trình độ ngoại ngữ,

nghiệp vụ và trình độ cơng ngheeh thơng tin cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại. Bên cạnh đó tiến hành bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đáp ứng đƣợc với yêu cầu. Ngồi ra cần rà sốt, sắp xếp tổ chức hợp lý các đơn vị, bộ phận tham gia vào hợp tác quốc tế chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại bảo đảm sự gắn kết với các hoạt động quản lý, nghiệp vụ nhằm xử lý kịp thời có hiệu quả các thông tin trao đổi hợp tác quốc tế.

Thứ tư, xây dựng lực lượng cán bộ Hải quan trong sạch, vững mạnh, hiện đại

Trƣớc nhƣng địi hỏi mới của q trình hội nhập, mục tiêu về xây dựng lực lƣợng Hải quan đƣợc xác định tại Chiến lƣợc phát triển ngành hải quan đến năm 2020 là: Xây dựng lực lượng Hải quan có trình độ chun nghiệp,hoạt

động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của mơi trương, cơng nghệ và u cầu của tiến trình hơi nhập quốc tế. Lực lượng Hải quan đạt trình độ chun nghiệp, chun sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm an ninh quốc gia, an tồn xã hơi, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện mục tiên trên nói chung và mục tiêu tăng cƣờng hoạt động chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại nói riêng, ngành Hải quan cần phải tập trung vào tiến hành sắp xếp, tổ chức lại lực lƣợng kiểm sốt chống bn lậu, gian lận thƣơng mại theo hƣớng chun sâu: chuẩn hóa giá trình, nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch và triển khai một số trƣơng chình trọng điểm nhằm phục vụ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; đổi mới phƣơng thức kiểm tra, kiểm soát, thanh tra: kiểm tra định kỳ, đột xuất kết hợp hoạt động cơng khai với hoạt động bí mật; kết hợp

kiểm tra tồn diện với kiểm tra theo chuyên đề để ứng phó kịp thời với thực trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại diễn ra hết sức đa dạng hiện nay. Bên cạnh đó, phải xây dựng đƣợc đội ngũ nịng cốt, gồm những cán bộ, cơng chức giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với hoạt động kiểm sốt chống bn lậu, gian lận thƣơng mại. Bởi vì, một trong những hạn chế của hoạt động chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, trong thời gian qua chính là đội ngũ cán bộ, cơng chức làm nhiệm vụ kiểm sốt chống bn lậu, gian lận thƣơng mại, chƣa thực sự chuyên sâu, chuyên nghiệp, còn yếu về chuyên mơn nghiệp vụ trinh sát bí mật, thu thập thơng tin và đấu tranh chun án. Ngồi ra, để hạn chế hiện tƣợng cán bộ hải quan không minh bạch, bao che cho đối tƣợng hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động chống bn lậu, gian lận thƣơng mại thì cũng cần phải có quy chế xác định rõ trách nhiệm của cán bộ hải quan gắn với kết quả do mình thực hiện; xử lý nghiêm các trƣờng hợp khơng trung thực, không khách quan, bao che, không phát hiện ra sai phạm hoặc để cho cơ quan chức năng khác phát hiện ra.

Thứ năm, đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật là một trong những biện pháp bổ trợ mà chúng ta nên quan tâm. Bởi giáo dục, tuyên truyền pháp luật là một biện pháp quan trọng để tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của lực lƣợng Hải quan. Xuất phát từ thực tế là nhiều cá nhân doanh nghiệp chƣa ý thức hết đƣợc những ƣu tiên trong quá trình họ đƣợc hƣởng khi họ chấp hành tốt pháp luật. Chẳng hạn nhƣ cần tuyên truyền cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh về việc họ nộp thuế đúng hạn sẽ đƣợc ân hận nộp thuế khi mở các tờ khai tiếp theo, thanh toán thuế đầy đủ đúng hạn sẽ là một trong các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, cá nhân đó là doanh nghiệp sạch để đƣợc phân luồng ƣu tiên. Khi các

đối tƣợng đƣợc phân luồng ƣu tiên thì thủ tục hải quan sẽ đơn giản hơn, nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí hơn.

Giáo dục tun truyền có thể đƣợc thực hiện thơng qua nhiều phƣơng tiện nhƣ: thông qua thơng tin đại chúng, internet, báo chí sẽ đƣa ra các lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện theo đúng pháp luật, đƣa ra các minh chứng cụ thể. Cơ quan hải quan có thể tuyên truyền một cách trực tiếp thông qua các cuộc giao lƣu, gặp mặt cá nhân, đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Sự so sánh lợi ích về mặt trƣớc mắt và mặt lâu dài giữa doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật cũng là biện pháp hữu ích cho q trình tun truyền. Bên cạnh đó, cần có chính sách quan tâm thúc đẩy phát triển nền sản xuất trong nƣớc, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị, máy móc, cơng nghệ hiện đại, ứng dụng thành tựu cơng nghệ mới vào trong sản xuất, giảm thiểu các chi phí để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng tốt, đa dạng về mẫu mã với giá thành hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng và dần dần thay thế hàng ngoại nhập. Đặc biệt, cần có cơ chế khuyến khích ƣu đãi đặc thù cho các doanh nghiệp đầu tƣ tới các vùng sâu, vùng xa, nhất là khu vực biên giới nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào cƣ dân biên giới, góp phần hạn chế tình trạng tham gia vận chuyển hoặc tiếp tay cho các đối tƣợng buôn lậu, gian lận thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành hải quan trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w