Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 25 - 29)

1.2. Khái quát về DNV&N

1.2.2. Đặc điểm hoạt động

Trong những năm gần đây, số lượng DNV&N ngày càng tăng mạnh. Như tên gọi của mìnhDNV&N mang những đặc điểm riêng rất khác biệt so với các doanh nghiệp lớn trên thị trường. DNV&N có những đặc điểm hoạt động rất riêng:

* Các DNV&N có quy mơ vốn nhỏ, lao động ít

Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nếu xét về quy mô vốn của các DNV&N trong những năm gần đây thì lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng/doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, DNV&N là các doanh

nghiệp có số vốn pháp định khơng vượt q 10 tỷ đồng, có số lao động khơng vượt quá 300 lao động. Với số vốn nhỏ như vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn sản xuất cùng một loại sản phẩm trong thị trường. Nhất là khi nền kinh tế có biến động lớn, ví dụ biến động về đầu vào, DNV&N khó có khả năng chống đỡ và dễ dẫn đến bị phá sản. Đồng thời, với số lao động ít, các DNV&N sẽ gặp nhiều cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhất là với tình trạng ít lao động, DNV&N sẽ khó có được các lao động với tay nghề cao. Với số lao động ít như vậy, sẽ khó mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho các nhân viên. Mặt khác đa số người lao động, nhất là người lao động có tay nghề nghiệp vụ, trình độ chun mơn giỏi, khi tìm kiếm việc làm đều có xu hướng muốn vào các DN lớn trên thị trường, điều này khiến các DNV&N gặp khó khăn trong q trình tuyển dụng lao động và phải đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing tuyển dụng lao động.

* Đa số các DNV&N là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Các DNV&N chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm khoảng 80%) do đặc điểm về quy mô vốn nhỏ và số lượng lao động ít. Điều này tạo khó khăn cho việc quản lý các DNV&N. Nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân hoạt động linh hoạt nhưng kém hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân thường khi thành lập và trong q trình hoạt động chưa có một tầm nhìn chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp của mình. Và trong khi vận hành sản xuất kinh doanh, nếu có một biến cố xảy ra thì khơng có kinh nghiệm chống đỡ hoặc khơng đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặc nặng hơn là phá sản. Việc quản lý các doanh nghiệp tư nhân cũng rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cịn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế và khơng thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê. Để quản lý tốt các DNV&N,

đòi hỏi một sự theo dõi sát sao và thực sự có hiệu quả. Như vậy mới có thể kiểm sốt được hoạt động của loại hình DN này.

* Kinh nghiệm hoạt động cịn chưa nhiều

Khơng kể các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đã thành lập lâu đời và hoạt động ổn định, đa số các DNV&N đều là các doanh nghiệp tư nhân được thành lập trong hoặc sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế hoặc là các doanh nghiệp Nhà nước vừa được tách ra. Với những DNV&N thành lập khá lâu mà hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn của mình và đứng vào hàng ngũ những doanh nghiệp lớn. Như vậy, kinh nghiệm hoạt động của loại hình doanh nghiệp này chưa nhiều. Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế, các DNV&N gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chống đỡ với những thay đổi trong quá trình hoạt động của mình.

* Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế

Đa số các chủ DNV&N chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt là những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh; việc quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.

* Trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu

Đây là vấn đề nổi cộm đối với tổng thể các doanh nghiệp của nước ta do đặc điểm nền kinh tế chưa thực sự phát triển. Ở doanh nghiệp hiện nay, một thực trạng phổ biến trong các DNV&N là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 10-15 năm trong ngành điện tử, 15 năm đối với ngành cơ khí, 70% cơng nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 15 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng

thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp.

Nhiều DNV&N rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chun mơn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, một phần là do đầu tư cho hệ thống thơng tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường.

Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đốn cảm tính, đây là điểm yếu nhất của các DNV&N trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

* Các DNV&N hoạt động linh hoạt, năng động

Trong nền kinh tế, các DNV&N là những thành phần hoạt động linh hoạt nhất. Với mỗi thay đổi nhỏ nhất của nền kinh tế, các DNV&N đều chịu tác động và phải điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với mỗi biến đổi đó. Với tính năng động như vậy, các DNV&N đã đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình và đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế. Sự đa dạng về loại hình hoạt động, phương thức quản lý, sản phẩm của các DNV&N giúp cho họ đứng vững được trong thị trường.

Tại DNV&N tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành được thực hiện trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực này.

*Đặc điểm hoạt động của DNV&N tại tỉnh Lâm Đồng

Các DNV&N Lâm Đồng thường có vốn đầu tư ban đầu ít nên khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh khơng cao, năng lực quản lý cịn hạn chế, năng suất lao động thấp. Máy móc thiết bị lỗi thời; nhà xưởng cũ kỹ; trình độ cơng nghệ kỹ thuật lạc hậu.

Việc cải tiến sản phẩm có xu hướng giảm làm cho năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần thấp. Thơng tin tài chính chưa minh bạch, quản lý tài chính ở mức độ thấp.

Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng chưa có chính sách riêng biệt cho DNV&N để tăng trưởng và phát triển. chính vì vậy việc các DNV&N tiếp cận tín dụng cịn gặp rất nhiều rào cản và khó khăn nên ln thiếu vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w