Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 78)

1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các DNV&N

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những kết quả đạt được

Từ những thực trạng trên cho thấy Sacombank Lâm Đồng đã đạt được một số thành quả trong việc phát triển thị trường cho vay cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ đó Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thứ nhất, Chi nhánh có đội ngũ Lãnh đạo giàu kinh nghiệm, khả năng quản lý và hoạch định chính sách tốt, cùng tồn thể đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, năng động, nhạy bén trong cơng việc, có tính kỷ luật cao, tinh thần đoàn kết tốt trong cơ quan cũng như địa bàn nơi cư trú. Bên cạnh đó, chi nhánh cịn có một cơ sở hạ tầng được xây dựng mới, vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh, hệ thống thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu cơng việc.

Thứ hai, về quan hệ khách hàng. Kể từ khi thành lập Sacombank Lâm Đồng đến nay, tuy thời gian hoạt động chưa được bao lâu nhưng cũng đã để lại cho khách hàng một sự hài lòng về phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ, đăc biệt là phong phú về các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng cho mọi đối tượng. Chính vì vậy Chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch từ khách hàng truyền thống là hộ gia đình, cá nhân cho đến những khách hàng tiềm năng như hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, từ đó tăng uy tín, vị thế của ngân hàng. Xuất phát từ những thuận lợi trên cho nên trong những năm qua việc cho vay không ngừng được tăng trưởng cả về quy mơ vốn lẫn quy mơ về địa bàn. Dư nợ tín dụng liên tục tăng, số lượng khách hàng quan hệ ngày càng tăng. Mặc dù trong năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009, tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã ln duy trì một khoản dự phòng để bù đắp rủi ro. Nhờ những biện pháp quản trị rủi ro cho nên trong năm 2009, tỷ lệ nợ

xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tính theo tiêu chuẩn Việt Nam đã giảm. Xu hướng giảm nợ xấu là một cố gắng lớn của Sacombank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu.

– Sacombank Lâm Đồngđã xây dựng một chính sách cho vay tương đối hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

– Sacombank Lâm Đồng đang kiên quyết thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm nợ xấu, thực hiện kiểm sốt tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng trưởng dư nợ.

2.4.2. Những mặt hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nhưng so với năng lực và yêu cầu thì Sacombank chi nhánh Lâm Đồng vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, Sacombank Lâm Đồng có xu hướng đa dạng hố các hình thức tiếp xúc nhằm tăng khả năng khai thác thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó hình thành các quyết định cho vay. Trong các hình thức này, tiếp xúc trực tiếp đóng vai trị quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến các quyết định cho vay. Mặt khác, tính bắt buộc của việc sử dụng thơng tin không mong muốn, chất lượng thơng tin thấp và vai trị của trung gian trong việc cung cấp thơng tin tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến tính hữu ích của thơng tin đối với ngân hàng. Sự tác động của những nhân tố này dẫn đến kết quả là Sacombank Lâm Đồng đang phải đối mặt với sự thiếu ổn định trong các quyết định cho vay, do đó làm tăng độ rủi ro các khoản vay của các doanh nghiệp và trong rất nhiều các trường hợp, dẫn đến việc đình chỉ các quyết định cho vay.

Hai là, hoạt động cho vay của ngân hàng cịn hạn chế về quy mơ cho vay, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác mới, ngân hàng chỉ tập trung ở thành phố và một số huyện lớn chứ chưa phủ kín tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Thời hạn cho vay cũng là một yếu tố cần quan tâm, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học, kỹ thuật, quy trình cơng nghệ hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tín dụng trung hạn và dài hạn.

Ba là, chất lượng cho vay của Sacombank Lâm Đồng còn nhiều hạn chế như thời gian thẩm định để cho vay còn dài, thủ tục hành chính cịn rườm rà nên chưa tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, thái độ, tác phong, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng cịn thấp, khả năng xử lý tình huống và phán đốn chưa nhạy bén dẫn đến nợ quá hạn chiếm tỷ lệ đáng kể đã ảnh hưởng đến nguồn vốn để mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Như vậy, trong quá trình thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, hệ thống thơng tin tài chính cũng như quan hệ trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng với chủ doanh nghiệp và tình hình thanh tốn các khoản nợ đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù tài sản thế chấp là điều kiện cơ bản của các khoản vay đầu tiên, nhưng các ngân hàng có xu hướng dựa vào lịch sử thanh tốn các khoản vay và các yếu tố thu nhập tương lai hơn là các tài sản thế chấp để ra các quyết định cho vay kế tiếp.

Bốn là, việc thanh tra kiểm tra của ngân hàng cịn nhiều hạn chế, khơng thường xun và kịp thời dẫn đến một số các cán bộ tín dụng móc ngoặc với các doanh nghiệp nhằm đánh giá sai lệch về giá trị thực của tài sản thế chấp để được vay với số tiền lớn hơn. Không thường xuyên kiểm tra hàng tháng, hàng quý đối với các doanh nghiệp mà mình cho vay về việc sản xuất và kinh doanh.

Năm là, trình độ chun mơn của cán bộ Sacombank Lâm Đồng chưa đồng đều một phần là do Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, một phần là con ông cháu cha. Mặc dù hàng quý ngân hàng vẫn tổ chức thi sát hạch tay nghề để đánh giá trình độ nhưng cũng chỉ mang tính chất thủ tục. Khơng thường xuyên đưa cán bộ đi đào tạo cũng như giao lưu với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng nói chung để nắm bắt thơng tin cũng như trao đổi kinh nghiệm.

Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm vay khác, như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán hay kiểm soát hàng tồn kho của doanh nghiệp, đang là những trở ngại to lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng đã có sự tăng trưởng trong các năm qua nhưng tỷ trọng dư nợ đối với các DNV&N trong tổng dư nợ vẫn còn hạn chế. Số lượng DNV&N trong năm tăng lên nhưng rất hạn chế, số lượng DNV&N tiếp cận được với ngân hàng thì vẫn là một con số chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trị, vị thế của chi nhánh trong tồn bộ hệ thống ngân hàng cũng như đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Số lượng các DNV&N, đặc biệt là các DNV&N ngoài quốc doanh trong các khách hàng của chi nhánh còn hạn chế. Thực tế cho thấy, cùng là DNV&N nhưng các DN quốc doanh được ưu đãi hơn nhiều so với các DN ngoài quốc doanh. Sự phân biệt về thành phần kinh tế này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của DNV&N ngồi quốc doanh khi khơng có đủ nhu cầu vốn cho SXKD, mà lại khơng có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa phương thức cho vay chưa đa dạng.

2.4.3. Nguyên nhân

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Do phải sắp xếp lại tổ chức, quản lý và kinh doanh, do định hạn trả nợ không phù hợp với thực tế. Do kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, do lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng...

- Do năng lực quản lý của các DNV&N còn hạn chế, nên hoạt động kinh doanh của họ cịn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng các DN khơng trả được nợ. Mặt khác, các DNV&N có tình trạng chung là thiếu vốn, khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cịn nhiều khó khăn và hầu như vay được vốn của ngân hàng là rất ít, vì họ gặp phải khó khăn trong việc xây dựng phương án sản xuất có tính khả thi và tài sản thế chấp. Một số DNV&N trong xây dựng phương án SXKD đã khơng tính hết những biến động của thị trường hàng hố hoặc trong khâu thẩm định kỹ thuật, khi mua dây chuyền cơng nghệ mới cịn nhiều yếu kém, mua phải máy móc lạc hậu nên khi sản xuất ra hàng hố khơng được thị trường chấp nhận, sản phẩm khó tiêu thụ. Hơn nữa, do ảnh hưởng của thị trường, sản phẩm đưa ra khó tiêu thụ, khơng có thị trường đầu ra do không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường nên SXKD kém hiệu quả, dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tình trạng phát triển chung của kinh tế trên địa bàn.

- Các DNV&N, đặc biệt là các DNV&N ngoài quốc doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế tốn theo pháp lệnh hạch tốn kế tốn. Tình hình tài chính của DN khơng minh bạch nên đã gây ra nhiều khó khăn trong khâu thẩm định, đánh giá DN khi xem xét giải quyết cho vay.

- Do một số DN sử dụng vốn sai mục đích như đã đăng ký hoạt động với ngân hàng trong hoạt động tín dụng, khơng trả đúng hạn gây ra những khoản nợ quá hạn cho ngân hàng, báo cáo tài chính thiếu tính trung thực, khơng kiểm sốt được... Từ đó sẽ khơng tạo được thiện cảm đối với cán bộ tín dụng khi xin vay

vốn. Bên cạnh đó, một số DN cịn có hành vi lừa đảo ngân hàng nhằm chiếm đoạt khoản vốn vay đó.

- Do thiếu vốn tự có nên các DN thường chiếm dụng vốn lẫn nhau nên gây nợ dây dưa, khó địi. Máy móc thiết bị lạc hậu nên các DNV&N sản xuất ra các sản phẩm kém sức cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường do đó hiệu quả khơng cao. Ngân hàng sẽ ngần ngại trong việc cho vay vốn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn.

*Các nguyên nhân khách quan khác

Do môi trường pháp lý về kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với DNV&N chưa thật đầy đủ và đồng bộ ở việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướngdẫn chưa thống nhất giữa các liên ngành. Các quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn thi hành của Ngân hàng Nhà nước và Sacombank cũng chưa tập trung quan tâm đến các DNV&N.

Đặc biệt trong cơ chế cho vay có sự phân biệt về thành phần kinh tế: các DN quốc doanh chỉ cần có dự án khả thi là sẽ được ngân hàng cho vay vốn mà không cần đến tài sản thế chấp; cịn đối với DN ngồi quốc doanh, yêu cầu đầu tiên khi khách hàng đến vay vốn là phải có tài sản thế chấp hợp pháp, sau đó mới xét đến phương án kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay. Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo tiền vay có giá trị lớn nhưng vẫn khơng vay được vốn của ngân hàng chỉ vì giấy tờ về tài sản đó chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật, mà để hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý lại nằm ngoài khả năng của họ, nhất là đối với bất động sản.

Các tổ chức xã hội- nghề nghiệp trong khu vực DNV&N (như các hiệp hội, câu lạc bộ, quỹ dầu tư...) chưa hoạt động tốt, chưa cung cấp các thông tin về thị trường, các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, cung cấp cơng nghệ, máy móc thiết bị, kỹ

năng quản lý... cho các DNV&N. Thực tế ở các nước có DNV&N phát triển mạnh, các tổ chức đó có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển các DNV&N, đặc biệt đưa các DNV&N tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động của ngân hàng là hoạt động nhạy cảm nhất với những tình hình biến động của tình hình kinh tế xã hội, điều đó địi hỏi phải có một cơ chế quản lý hết sức nhạy bén. Thế nhưng, một số cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước lại chậm ban hành, hoặc được chậm củng cố bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế. Qua đó thấy được vai trị quản lý của NHNN nhất là các chi nhánh chưa thật đầy đủ, chưa thường xuyên giám sát, kiểm tra, nhắc nhở đối với các NHTM. Có thể thấy NHNN chưa có một văn bản riêng nào đối với việc cấp tín dụng cho các DNV&N để tạo điều kiện cho các DN này trong điều kiện cịn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, đặc biệt có thể nhận được vốn vay của ngân hàng.

- Khi xem xét cho vay, một số cán bộ tín dụng cịn chưa nghiên cứu kỹ dự án sản xuất, kinh doanh của người vay, dẫn đến hiệu qủa tín dụng chưa được như mong muốn.

- Trong việc xem xét các tài sản thế chấp, nhiều khi cán bộ tín dụng cịn quá nặng về thủ tục thế chấp tài sản mà không xét đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Thực ra, tài sản thế chấp chỉ là vật bảo đảm điều kiện cho vay chứ không phải là cái cơ bản, quyết định cho vay. Mặt khác, khi cho DNV&N vay là để tạo điều kiện cho các DN này hoạt động có hiệu quả, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng chứ khơng phải để bắt nợ. Do đó, nếu ngân hàng chỉ nhìn vào tài sản thế chấp mà khơng nhìn vào khả năng, thực trạng kinh doanh của DN thì thật là nguy hiểm, rủi ro sẽ cao, vì vậy khi xem xét khách hàng dưới nhiều góc

độ: khả năng tài chính, tính cách của người cho vay, khả năng tạo ra lợi nhuận, tài sản thế chấp...

- Ngân hàng thiếu thơng tin tín dụng hoặc thơng tin tín dụng khơng chính xác, khơng kịp thời. Các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh vai trị, vị trí của các DNV&N trong cùng ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng sử dụng đồng vốn cho vay của DN... Để từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế, rủi ro khi cho DN vay chưa sát với thực tế.

- Quan điểm trong nhận thức trong điều hành, chỉ đạo kinh doanh của các cấp lãnh đạo về khách hàng DNV&N chưa thật đầy đủ, một phần do thiếu tầm nhìn chiến lược về khách hàng, về thị trườngmà nhiều dự án có hiệu quả đã bị bỏ lỡ do khách hàng khơng đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp. Trình độ năng lực nghiệp vụ, pháp luật cơng tác thẩm định cho vaycủa một số cán bộ cịn hạn chế. Ngồi ra, việc xử lý một số vụ án kinh tế gần đây làm cho cán bộ tín dụng có tư tưởng lo ngại, phịng thủdo đó ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N.

2.3.2.3. Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

* Rủi ro xuất phát từ phía nhà quản lý ngân hàng

- Về chủ quan: Trên thực tế, vì lợi ích của một cá nhân hay một nhóm tập thể cán bộ quản lý trong cơng tác điều hành đã vơ tình hoặc cố ý tạo điều kiện, kẽ hở cho rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển.

Đặc biệt trong cơ chế tín dụng hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w