Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 76 - 78)

1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các DNV&N

2.3 Thực trạng rủi ro cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank

Kinh doanh ngân hàng là nghề kinh doanh đặc thù ln tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất. Vì hoạt động tín dụng Ngân hàng ln gắn liền và mối quan hệ chặt chẽ với mọi loại hình khách hàng. Nếu ngân hàng xem xét thận trọng trong quá trình cho vay và khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ tiền vay đúng thời hạn thì tất nhiên là nợ q hạn sẽ ít. Vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng tin tưởng để cho vay là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải năng động và phải quyết đoán. Nhưng nếu quá thận trọng sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể mang lại lợi nhuận cao.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

Chỉ tiêu

Tỷ lệ nợ quá hạn

Nguồn: Tổng hợp số liệu tại Sacombank Lâm Đồng

Qua bảng số liệu trên tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh có sự biến động. Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng Ngân hàng ở bất kỳ cơ chế nào cũng đều phát sinh nợ quá hạn và đây cũng là một vấn đề hết sức bình thường.

Trong nợ quá hạn, có một bộ phận nợ khó địi hoặc khơng thu hồi được gây ra những rủi ro trong kinh doanh tín dụng, cịn về phía ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Đó cũng là lẽ tất nhiên như mọi rủi ro của mọi nghề kinh doanh khác, vấn đề là ở chỗ tìm cách khắc phục nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn… Nợ quá hạn năm 2008 chiếm 1,69% trên tổng dư nợ đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn vẫn chiếm trên 1,6 %. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn trong thời gian qua vẫn tăng lên là vì do ý thức bảo tồn vốn của khách hàng cịn yếu;

do cố tình gian lận từ phía khách hàng; do sử dụng vốn sai mục đích; do biến động của thị trường theo hướng bất lợi cho khách hàng; thiên tai, những điều kiện bất thường của tự nhiên làm ảnh hưởng không thuận lợi cho người kinh doanh.

Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong cơng tác thu hồi nợ vẫn gặp khơng ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, điều đó đưa đến việc trong các báo cáo luôn tồn tại nợ quá hạn. Điểm này cho thấy cơng tác tín dụng, thẩm định và nghệ thuật thu hồi nợ của cán bộ tín dụng vẫn chưa cao. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định ngân hàng có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ càng cao thì phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng đó càng kém và ngược lại. Tuy nợ quá hạn qua các năm có tăng nhưng điều này khơng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng đang bị suy giảm. Có thể thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng chẳng những khơng giảm mà cịn có chiều hướng phát triển tốt hơn. Cịn vấn đề nợ quá hạn là điều hiển nhiên bởi rủi ro trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi nhất. Nguyên nhân một mặt là do dư nợ cho vay tăng thì dĩ nhiên nợ quá hạn cũng sẽ tăng, do thị trường cạnh tranh, mặt khác là do một số khách hàng tuy có uy tín quan hệ tốt với Ngân hàng nhưng bất ngờ tình hình kinh doanh bị thất bại nên làm cho quá trình trả nợ bị chậm lại, kết quả là nợ quá hạn tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w