Chính sách cho vaycủa Ngân hàng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 51)

1.3.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các DNV&N

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

2.2.1. Chính sách cho vaycủa Ngân hàng đối với DNV&N

Hiện nay, Sacombank Lâm Đồng cho vay DNV&N bằng các hình thức sau:

Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản, dự án, bảo lãnh. * Cho vay bổ sung vốn lưu động

Mục đích của cho vay bổ sung vốn lưu động là để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng và linh hoạt nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng tiền gửi.

Các sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động gồm:

- Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ bảo đảm

- Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời

- Bao thanh toán nội địa

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Cho vay đại lý phân phối xe ôtô

- Tài trợ thương mại trong nước

- Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ

- Bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường chi nhánh nước ngoài.

* Cho vay đầu tư tài sản/dự án

Mục đích của cho vay đầu tư tài sản/dự án đáp ứng cho những khách hàng là DNV&N có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện, với dòng sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án, Sacombank Lâm Đồng sẽ đáp ứng vốn để các DNV&N thực hiện dự án đầu tư.

* Bảo lãnh

Mục đích là khẳng định uy tín và gia tăng niềm tin cho đối tác.

Các sản phẩm là: Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hồn thanh tốn; bảo lãnh thanh toán; các bảo lãnh khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền mặt; cầm cố chứng từ có giá; bất động sản, nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và cơng trình sử dụng trên đất…; Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hố,phương tiện vận tải…; Bảo lãnh của bên thứ ba.

* Đối với sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động thời hạn vay lên đến 12 tháng, vốn được trả linh động theo thời gian cấp hạn mức thấu chi; lãi được thu một lần vào ngày đáo hạn thẻ tiền gửi hoặc ngày tất toán mức thấu chi.

* Đối với sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án mức cho vay tối đa lên đến 85% tổng giá trị của dự án đầu tư.

Thời hạn cho vay trung và dài hạn phù hợp với thời gian hoạt động của dự án đầu tư. Có chính sách ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng giúp cho khách hàng tự chủ được nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.

* Bảo Lãnh

Loại tiền bảo lãnh đa dạng và phù hợp với luật pháp về quản lý ngoại hối. Sacombank Lâm Đồng có thể bảo lãnh cho nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia và chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng liên đới trách nhiệm của các khách hàng; khách hàng có thể tu chỉnh số tiền hoặc tăng thời hạn bảo lãnh để phù hợp với nhu cầu của mình với thủ tục nhanh chóng và dễ dàng; tăng cuờng mức độ tin cậy của các đối tác trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như gia tăng khả năng thắng thầu.

* Sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động đối tượng là khách hàng DNV&N có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sacombank với loại tiền thấu chi là VNĐ. Khách hàng phải đáp ứng các diều kiện cho vay vốn theo quy định tại chính sách hiện hành.

* Sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án khách hàng là các tổ chức có dự án mang tính khả thi cao và phù hợp với quy định của pháp luật. Khi thực hiện giao dịch phải có kế hoạch hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư; kế hoạch tiến độ đầu tư; các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.

2.2.2. Quy mô và thời hạn cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

2.2.2.1. Hoạt động cho vay DNV&N phân theo thời hạn cho vay

Các DN nói chung và các DNV&N nói riêng vay vốn là nhằm đáp ứng yêu cầu vốn bị thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thức vay chủ yếu là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay của Sacombank Lâm Đồng đã giảm xuống, cụ thểgiảm từ 712,64 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 428,59 tỷ đồng năm 2011. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần chủ yếu, nhưng xét về xu thế thì dư nợ ngắn hạn đang trong quá trình giảm xuống, giảm mạnh hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay đối với DNV&N phân theo thời hạn vay

Chỉ tiêu

Tổng dư nợ cho vay Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung hạn và dài hạn

Nguồn: Báo cáo KQKD Sacombank Lâm Đồng 2008, 2009, 2010, 2011

Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy xu hướng giảm xuống của dư nợ ngắn hạn, năm 2008 dư nợ ngắn hạn chiếm hơn 60% nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống còn hơn 55%. Khoảng cách giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn, dài hạn đã gần bằng nhau.

%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời hạn

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008- 2011

Sở dĩ xu hướng tổng dư nợ giảm và dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn là vì từ năm 2009 Sacombank Lâm Đồng đã bắt đầu thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Sacombank, đảm bảo cân đối vốn kịp thời tại Chi nhánh và hệ thống. Hơn nữa từ năm 2008 ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường hàng hóa các mặt hàng truyền thống như sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn ni tiếp tục giảm giá làm giảm kết quả tài chính của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng DNV&N dẫn đến không đủ điều kiện để vay vốn. Đối với các khách hàng DNV&N truyền thống, uy tín, đủ điều kiện vay vốn, việc cho vay chọn lọc khó do bị cạnh tranh bởi các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Hơn nữa sang năm 2010 nhằm thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Sacombank, chi nhánh chỉ tập trung thu nợ, hạn chế cho vay đối với những đơn vị ít sử dụng dịch vụ của ngân hàng, không cho vay các dự án kém hiệu quả hoặc đầu tư bất động sản.

Qua phân tích trên ta thấy, cơ cấu cấp tín dụng phân loại theo thời hạn cho vay tại Sacombank Lâm Đồng là tỷ trọng vốn ngắn hạn cao hơn tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn. Các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, phục vụ quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch với đặc điểm thu hồi vịng quay vốn nhanh... Cịn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ cho DN mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền cơng nghệ, nâng cao nhà xưởng... Để nâng cao tính cạnh tranh cho các DNV&N, việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong tình hình kinh tế đang ngày càng trở nên khó khăn là yêu cầu tất yếu. Chủ trương của ngân hàng trong thời gian tới là giữ vững mức độ ổn định và tăng trưởng tín dụng ngắn, trung và dài hạn.

2.2.2.2. Hoạt động cho vay DNV&N phân theo loại hình doanh nghiệp

Trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, thì Sacombank Lâm Đồng chủ yếu là các DNV&N, trong đó có DNV&N Nhà nước và DNV&N ngoài quốc doanh. Để thấy được sự khác biệt trong tín dụng ta nhìn vào bảng sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ cho vay

Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước

Dư nợ ngoài quốc doanh

Dư nợ của DNV&N ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dư nợ của DNV&N Nhà nước. Cụ thể như năm 2008: Dư nợ DNV&N ngồi quốc doanh là 531,63 tỷ đồng cịn dư nợ DN Nhà nước là 181,01 tỷ đồng, đến năm 2011 xu hướng cũng không thay đổi, nhưng tỷ trọng dư nợ DNV&N ngồi quốc doanh đã giảm xuống đáng kể, giảm xuống cịn hơn 1/2 so với năm 2008, trong khi đó tỷ trọng dư nợ DNV&N Nhà nước giảm không đáng kể.

2011 2010 N ăm 2009 2008 0 20

Dư nợ Ngoài quốc doanh Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước

40 60 80

%

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008 - 2011

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ xu hướng dư nợ giữa hai khu vực DNV&N Nhà nước và DNV&N ngoài quốc doanh. Nhưng tỷ trọng dư nợ DNV&N Nhà nước đã tăng lên mạnh.

Sở dĩ dư nợ của các DNV&N ngoài quốc doanh đã giảm mạnh là bởi vì từ năm 2008, do tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất, tỷ giá, giá cả thị trường rất

khó dự đốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNV&N ngoài quốc doanh đã giảm một cách đáng kể. Cùng với chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính Phủ từ năm 2007, nên Sacombank Lâm Đồng đã rất cẩn trọng trong việc cho các DNV&N vay vốn tín dụng, để hạn chế nợ xấu tăng cao.

Hơn nữa cũng do các DNV&N hoạt động kém hiệu quả nên hầu như khơng cịn tài sản thế chấp, khơng đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng, mặc dù các DNV&N ngồi quốc doanh muốn có nhu cầu vay vốn cũng rất khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Các vấn đề về tài sản thế chấp như tài sản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, tính pháp lý của bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay dùng để bảo đảm tiền vay... cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản vay, chẳng hạn như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm giảm khả năng sử dụng các nguồn vốn vay hiện đang là trở ngại chính khiến cho DNV&N ngồi quốc doanh ngày càng khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

2.2.3. Chất lượng cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

*Các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sacombank Lâm Đồng

Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, các DNV&N là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, xem xét mức độ và chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay đối với khối các DNV&N chủ yếu dựa vào số lượng khách hàng là DNV&N được vay vốn mà chưa xem xét trong mối quan hệ với tốc độ phát triển của chúng. Mặt

khác, việc sử dụng các thông tin liên quan đến việc quyết định cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau.

- Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng thường xun với Sacombank Lâm Đồng

Nếu trước năm 1989 doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế quốc doanh thì trong giai đoạn đầu những năm 90, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc sở hữu Nhà nước lại giảm đi đáng kể, từ 12.296 doanh nghiệp (năm 1989) xuống cịn khoảng 4.300 doanh nghiệp (năm 1997), khơng kể khoảng 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ là thành viên các tổng công ty Nhà nước. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lượng, chất lượng và ngành nghề, từ chỗ chỉ có 123 doanh nghiệp vào năm 1991 đến nay có khoảng 24.000 doanh nghiệp. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư tồn xã hội, giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp phần lớn trong giá trị GDP mà nền kinh tế tạo ra hàng năm. Hiện trong 200.000 doanh nghiệp thì có tới 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ và đóng góp 26% GDP. Ở khu vực Lâm Đồng số DNV&N là hơn 320 DN. Với sự gia tăng liên tục về số lượng và tính năng động của mình các DNV&N đã góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế và chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác.

Số lượng DNV&N có quan hệ với Sacombank Lâm Đồng là một trong những con số phản ánh quy mơ chất lượng tín dụng đối với loại hình DN này tại Sacombank Lâm Đồng.

Bảng 2.4: DNV&N có quan hệ hàng năm với Sacombank Lâm Đồng Chỉ tiêu

Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỷ lệ DNV&N (%)

%

Nguồn: Báo cáo hoạt động Sacombank Lâm Đồng

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008- 2011

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy số lượng DNV&N chiếm tỷ trọng lớn mặc dù có sự biến động trên tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với Sacombank Lâm Đồng. Qua các năm tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức trên 80%. Tỷ trọng về số lượng của DNV&N tương đương với tỷ trọng về tổng dư nợ của DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng. Điều này cho ta thấy Sacombank Lâm Đồng cho vay khá đều cho các loại hình doanh nghiệp. Đây là một trong những thành tựu khả quan mà ngân hàng đã tận dụng nguồn vốn của mình để sử dụng

một cách khoa học, tập trung vào các đối tượng chủ yếu.

* Cơ cấu DNV&N có quan hệ hàng năm với Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy rõ tốc độ tăng trưởng DNV&N có quan hệ với Sacombank Lâm Đồng. Trong 4 năm từ 2008 đến 2011 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,12% đây là một con số rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng tín dụng cho DNV&N mặc dù đã được ngân hàng tập trung nhưng trong điều kiện kinh tế vơ cùng khó khăn đang diễn ra cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ, hiệu quả kinh doanh của các DNV&N liên tục giảm, nhiều DNV&N không đủ khả năng kinh doanh đã phải phá sản. Chính vì thế mặc dù tăng trưởng DN có quan hệ hàng năm với chi nhánh thấp nhưng so với mặt bằng chung của các ngân hàng thì vẫn ổn định. Ngồi các DN phá sản, ngân hàng đã có các mối quan hệ mới với các DNV&N mới.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trƣởng DN có quan hệ hàng năm với Sacombank Lâm Đồng Chỉ tiêu Tổng số doanh nghiệp DN lớn DNV&N

Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp nhưng tỷ trọng vẫn chiếm chủ yếu trong hoạt động tín dụng đối với DN của Sacombank Lâm Đồng. Điều đó chứng tỏ và khẳng định rằng nâng cao chất lượng tín dụng là một vấn đề cần được chú trọng phát triển, góp phần tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung.

* Cơ cấu DNV&N có quan hệ với Sacombank Lâm Đồng phân theo ngành nghề hoạt động

Các DNV&N Lâm Đồng tập trung chủ yếu vào một số ngành như bán buôn bán lẻ (4,5%); công nghiệp (15,7%); xây dựng (10%); hoạt động khoa học cơng nghệ (9,0%); hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%); thơng tin truyền thơng (3,1%). Định hướng của các DNV&N tại Lâm Đồng vào các ngành thương mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực Hộ kinh doanh cá thể: Bán buôn bán lẻ (53,5%); ăn uống, lưu trú (19%); hoạt động hành chính hỗ trợ (1,4%); thơng tin truyền thơng (2,1%).

Tín dụng đối với DNV&N của Sacombank Lâm Đồng chủ yếu là các DNV&N hoạt động trong các lĩnh vực. Xây dựng, sắt thép. Năm 2008 khách hàng DNV&N của Ngân hàng chủ yếu là trong các ngành nghề xây dựng, chiếm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh lâm đồng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w