Tổ chức thu thuế tài nguyên đá theo quy định của Pháp Luật quản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 58)

1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế

2.2. Tổ chức thu thuế tài nguyên đá theo quy định của Pháp Luật quản

thuế tại Tỉnh Hà Nam

2.2.1 Mục đích thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá

Thực hiện việc thu thuế đối với hoạt động khai thác đá nhằm tạo ngu n thu cho ngân sách Nhà nước

Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. Theo đó có thể hiểu, thuế là một bộ phận của cải của xã hội được tập trung vào quỹ ngân sách Nhà nước. Để thu được Thuế, Nhà nước đã thể chế hóa các yêu cầu bắt buộc đóng góp nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước đối với các thể nhân, pháp nhân. Thu thuế đối với các chủ thể khai thác đá cũng khơng nằm ngồi mục tiêu nêu trên.

56

Điều tiết hoạt động khai thác để bảo vệ ngu n tài nguyên

Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong khi các nguồn lực để phát triển kinh tế cịn thiếu và yếu, thì tài ngun là nguồn lực đóng vai trị quan trọng cho q trình phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian vừa qua, do sự khó khăn về mặt kinh tế, nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển, dẫn đến sự hạn chế nhất định về cơng tác thăm dị, khai thác, đánh giá trữ lượng tài nguyên hiện có của đất nước. Thêm vào đó, các địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức về vai trị của nguồn lực tài nguyên. Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự hội nhập quốc tế, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là tài nguyên khơng tái tạo; giá tài ngun có xu hướng tăng nhanh. Hoạt động kinh doanh khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận lớn, trong khi công tác quản lý tài nguyên chưa được thực hiện một cách triệt để, hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai thác vượt phép, xuất khẩu nguyên liệu thô diễn ra phổ biến. Dẫn đến thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, gây mất ổn định xã hội và ô nhiễm môi trường.

Hà Nam là một trong các tỉnh tham gia đóng góp một phần thuế liên quan đến khai thác tài nguyên cho ngân sách trung ương, chủ yếu là các loại thuế, phí thu được từ hoạt động khai thác, sản suất đá. Thu thuế đối với tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý nguồn tài nguyên của tỉnh. Cùng với quy định thuế tài nguyên để lại ngân sách địa phương 100%, việc quy định giao cho UBND tỉnh quy định giá tính thuế đối với tài nguyên đá và một số loại tài nguyên khác đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài ngun, hạn chế khai thác khơng phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nơi khai thác.

57

Việc nâng cao nhận thức về vai trị của tài ngun kết hợp cùng chính sách thuế hợp lý đã tạo nên một hiệu ứng tích cực, khuyên khích các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh lựa chọn phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa chọn đường lối phát triển kinh tế phù hợp. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường

Đảm bảo c ng bằng cho các doanh nghiệp

Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và cơng bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. Do đó, thu thuế đối với hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh tài nguyên đá khơng nằm ngồi mục đích nói trên. Các hoạt động khai thác, sản xuất đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam hầu hết là do các doanh nghiệp tiến hành. Trong nhiều nghiên cứu, khi nói đến cơng bằng của thuế, các tác giả thường phân biệt công bằng chiều dọc và công bằng chiều ngang. Mỗi tác giả tiếp cận hai khía cạnh này của cơng bằng theo những phương pháp riêng của mình. Một số chỉ nghiên cứu về công bằng chiều dọc, số khác lại chỉ nghiên cứu về công bằng chiều ngang, nhóm thứ ba nghiên cứu phối hợp cả hai khía cạnh này. Chẳng hạn, Musgrave (1976, 1990) cho rằng cần phải xem xét cả hai mặt cơng bằng của thuế vì chúng có mối liên hệ với nhau. C ng

bằng chiều ngang s chỉ là một sự phân biệt thiếu thiện chí nếu kh ng có những tiêu chuẩn của c ng bằng chiều dọc, ngược lại, c ng bằng chiều dọc đến lượt nó cũng kh ng thể xác định được nếu thiếu các tiêu chuẩn của c ng bằng chiều ngang. Công bằng chiều dọc yêu cầu các cá nhân với điều kiện

khác nhau thì chịu thuế khác nhau và cơng bằng chiều ngang yêu cầu các cá nhân trong cùng điều kiện như nhau thì bị đánh thuế như nhau.

58

Thực tế, có thể tiếp cận khái niệm cơng bằng của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói riêng đó là sự cơng bằng cả về chiều ngang và chiều dọc. Tức là, các doanh nghiệp có điều kiện kinh tế như nhau thì nộp thuế như nhau, ngược lại, các doanh nghiệp có điều kiện kinh tế khác nhau thì nộp thuế khác nhau. Mặt khác, sự bình đẳng và cơng bằng cịn được thể hiện thơng qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau trong xã hội nói chung và các doanh nghiệp tại Hà Nam nói riêng. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật để cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiện thống nhất trong cả nước nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Tổ chức, cá nhân nào hoạt động khai thác tài nguyên mà chấp hành tốt nghĩa vụ với NSNN thì cơ quan thuế phải có hình thức cơng khai biểu dương, khen thưởng kịp thời, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho tổ chức, cá nhân đó được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế có nhận xét và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên tiếp tục gia hạn cho tổ chức, cá nhân đó được khai thác tài nguyên. Ngược lại, những tổ chức, cá nhân nào hoạt động khai thác tài nguyên mà không thực hiện đúng, đủ các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên thì phải được xử lý nghiêm minh, công khai trên các phương tiện thơng tin đại chúng, khơng cho hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế có văn bản đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên thu hồi hoặc khơng gia hạn cho tổ chức, cá nhân đó được khai thác tài nguyên. Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh có tính chất độc quyền, có nhiều lợi thế về địa điểm, trang thiết bị, về sản xuất, về tiêu thụ, giá cả,... phải có sự điều

59

tiết cao hơn, vì thường các cơ sở này có thu nhập cao hoặc rất cao so với các ngành nghề bình thường.

Tính cơng bằng trên chỉ được thực hiện chính xác khi các doanh nghiệp trung thực trong các báo cáo, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo đảm kiểm sốt được các quy trình và khối lượng khai thác, sản xuất đá từ các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô khác nhau, dẫn đến giá trị khai thác đá và sản xuất các nguyên liệu từ đá cũng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện thu thuế theo chỉ tiêu phù hợp, một mặt vừa đảm bảo công bằng trong quản lý thu thuế, mặt khác tránh tình trạng thu thiếu hoặc thu thừa số thuế cần nộp vào ngân sách địa phương.

2.2.2. Tổ chức thu thuế tài nguyên đá

2.2.2.1. Bộ máy ngành Thuế của Tỉnh Hà Nam với nhiệm vụ quản lý Thuế

Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Hà Nam được thực hiện theo Quyết định số 1135-TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Hà Nam gồm 11 phòng và 06 chi cục trực thuộc với 76 đội thuế. Cụ thể: Tại Văn phòng Cục thuế có 11 phịng chức năng tham mưu gồm:

(1) Phịng Tổng hợp- Nghiệp vụ- Dự tốn

(2) Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (3) Phịng kê khai và Kế tốn thuế

(4) Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế (5) Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân (6) Phịng Thanh tra thuế

60

(8) Phịng Hành chính- Quản trị- Tài vụ- Ấn chỉ (9) Phòng kiểm tra nội bộ

(10) Phòng Tin học

(11) Phòng tổ chức cán bộ

Tại các huyện, thị xã, thành phố có 6 Chi cục trực thuộc gồm: (1) Chi cục Thuế thành phố Phủ Lý

(2) Chi cục Thuế huyện Thanh Liêm (3) Chi cục Thuế huyện Bình Lục (4) Chi cục Thuế huyện Lý Nhân (5) Chi cục Thuế huyện Duy Tiên (6) Chi cục Thuế huyện Kim Bảng

Cục Thuế Hà Nam đã trải qua 15 năm thành lập và hoạt động. Ngày đầu thành lập, tồn ngành có 344 cán bộ, cơng chức, viên chức trong đó 78 người có trình độ đại học, chiếm 22%, 223 người có trình độ trung cấp, chiếm 64% và 43 người chưa qua đào tạo. Đặc biệt, số lượng cán bộ, nhân viên là bộ đội, thương bệnh binh chuyển ngành chiếm tỷ lệ khá cao. Để bắt nhịp với ngành thuế cả nước và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, ngay từ thời gian đầu Cục Thuế Hà Nam đã chú trọng tập trung đến công tác đào tạo, từng bước chuẩn hoá cán bộ, cơng chức về các mặt: Trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.

Sau 15 năm phấn đấu, đến nay ngành Thuế Hà Nam đã có bước tiến mạnh mẽ cả về lượng và chất; tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ đại học trở lên tăng cao, đạt xấp xỉ 50%, trong đó có 2 người có trình độ cao học; nhiều cán bộ đã hồn thành chương trình lý luận trung, cao cấp, quản lý nhà nước, trình độ tin học cũng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành thuế trong thời kỳ đổi mới . Trong đó, thu thuế tài nguyên đá là một trong những

61

nhiệm vụ đang được các đơn vị thuế triển khai qua nhiều năm nay. Cục thuế bao gồm Chi cục thuế các huyện, thành phố tương ứng với đơn vi hành chính các cấp và văn phịng thuộc Cục thuế. Số đơn vị trực thuộc và cán bộ thuế được thống kê tại bảng sau:

Bảng 7. Cơ cấu tổ chức Cục Thuế Hà Nam (Phân theo văn phòng cục và các chi cục)

TT VP cục/ Chi cục Số đơn vị nghiệp

vụ trực thuộc Số cán bộ thuế

1 Văn phòng Cục Thuế 11 120

2 CCT Thành phố 12 90

3 CCT huyện Thanh Liêm 7 29

4 CCT huyện Bình Lục 59

5 CCT huyện Duy Tiên 7 38

6 CCT huyện Kim Bảng 3 17

( Ngu n: Báo cáo của Cục thuế tỉnh Hà Nam)

Năm 2007, Luật QLT được ban hành và có hiệu lực thi hành đã có tác động ảnh hưởng lớn đến công tác QLT của ngành thuế. Tổ chức bộ máy ngành thuế đã được xây dựng từ mơ hình quản lý theo đối tượng nộp thuế sang mơ hình quản lý theo chức năng, khắc phục được tình trạng chia cắt, tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế, tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đề cao quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, tính chuyên sâu, chuyên nghiệp của cán bộ, cơng chức thuế được nâng lên. Nhờ đó, số thu về thuế và phí vào Ngân sách Nhà nước của ngành thuế Hà Nam luôn vượt dự

82

thác đá không ngừng tăng lên, cụ thể từ năm 2010 đã tăng gấp 5,35 lần so với năm 2007

Bảng 8: Bảng thể hiện kết quả thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ mơi trường đối với hoạt động khai thác đá từ năm 2007 đến năm 2010

Đơn vị tính: 1.000 đ ng

TT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thuế TN 1.577.000 2.232.000 3.284.000 7.530.000 Phí BVMT 3.208.000 7.921.000 11.757.000 18.070.000 Tổng cộng 4.785.000 10.153.000 15.041.000 25.600.000 Tỷ lệ 100% 212,18% 314,33% 535,00%

(Ngu n: Báo cáo của cục thuế tỉnh Hà Nam về tình hình thu thuế tài nguyên

đá năm 2011,2012)

Bảng 9: Bảng thể hiện số nộp NSNN của DN khai thác đá năm 2011 và 2012

Nội dung Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ % tăng qua các năm Năm 2011 Năm 2012 Thuế GTGT 121.861.715.092 224.516.139.922 100% 184.23% Thuế 27.414.123.407 34.821.574.934 100% 127.02%

83 Tài ngun Phí bảo vệ mơi trường 19.057.353.307 32.595.913.252 100% 171.04% Thuế TNDN 17.130.960.027 9. 388.995.222 100% 54.80% Tổng cộng 185.464.151.833 301.322.623.330 100% 162.46%

(Ngu n: Báo cáo của cục thuế tỉnh Hà Nam về tình hình thu thuế tài nguyên

đá năm 2011,2012)

Nhìn vào 02 bảng số liệu trên, có thể nhận thấy, số thuế và phí thu được từ các doanh nghiệp khai thác đá tăng lên nhanh chóng qua các năm, đặc biệt là từ 02 năm 2010 và 2011. Sở dĩ như vậy bởi trong 2 năm trên, nhu cầu về xây dựng và vật liệu xây dựng tăng cao, đòi hỏi một khối lượng lớn tài nguyên đá cần khai thác và đưa vào sử dụng. Các doanh nghiệp vì thế cùng được thành lập với số lượng nhiều hơn. Thêm vào đó, cơng tác quản lý thuế được triển khai mạnh mẽ, có nhiều đổi mới theo hướng bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, cải cách dần các thủ tục hành chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thu cho NSNN. Riêng thuế thu nhấp doanh nghiệp năm 2012 bị giảm sút so với năm 2011 (giảm 46.2%) là do năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn đã ngừng hoạt động. Theo báo cáo của Cục thuế Hà Nam, năm 2011, các đơn vị do cơ quan thuế quản lý giảm xuống chỉ còn 116 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng số thu, năm 2012 vẫn tăng 62.46 % so với năm 2011, trong đó tăng nhanh và ổn định đó là thuế tài ngun và phí bảo vệ mơi trường.

Để đạt được kết quả trên là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự đổi mới trong hoạt động quản lý thuế, thực hiện công tác kê khai thuế qua mạng, cơ chế tự kê khai và nộp thuế trên cơ sở đẩy mạnh công

84

tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khai thác đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để kiểm tra tính trung thực của các ĐTNT. Bên cạnh đó, việc Cục thuế tỉnh thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế, pháp luật quản lý thuế cũng như mở rộng các hình thức giao lưu, trao đổi giữa người nộp thuế và cơ quan thuế cũng làm cho NNT hiểu đúng, hiểu sâu sắc được các thủ tục về thuế đồng thời ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia nộp thuế. Từ đó, NNT nói chung và các chủ thể khai thác đá nói riêng sẽ nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)