Quan điểm của Tỉnh Hà Nam về công tác quản lý thuế đối với kha

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 100 - 105)

1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế

3.1 Quan điểm của Tỉnh Hà Nam về công tác quản lý thuế đối với kha

SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Quan điểm của Tỉnh Hà Nam về công tác quản lý thuế đối với khai thác tài nguyên đá thác tài nguyên đá

3.1.1 Quản lý thuế là nhiệm vụ chung của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan và các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan

Quản lý thu thuế là một hoạt động quản lý nhà nước mang tính tổng hợp liên ngành, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Để thực hiện tốt công tác nêu trên vấn đề đặt ra là phải điều hịa tốt mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia, huy động sức mạnh tập thể của các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp. Bên cạnh đó, mọi chủ trương, quyết sách của ngành Thuế luôn phải được xây dựng dựa trên những đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, khơng thể tách cơng tác quản lý thu thuế của ngành thuế ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, của chính quyền các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Phải coi việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thuế là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương. Việc cấp phát kinh phí bằng nguồn vốn NSNN cho chính quyền các cấp phải gắn với nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch thu ngân sách trên các địa bàn. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần coi trọng cơng tác chỉ đạo chấp hành chính sách thuế, hồn thành nghĩa vụ thuế là một chỉ tiêu để đánh giá đơn vị cơ sở đó có vững mạnh hay khơng. Cấp uỷ đảng và UBND các cấp cần chỉ đạo các ban, ngành liên quan, các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận cùng phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế cho NSNN. Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền địa phương các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) đối

98

với công tác thuế, đây là yếu tố rất quan trọng nhằm quản lý thu thuế đạt hiệu quả đồng thời phát huy cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở

Chính quyền các cấp có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh ở cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động, động viên mọi cơng dân làm trịn nghĩa vụ với Nhà nước. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và các khoản thu phát sinh ở địa phương. Với tư cách là chính quyền nhà nước, UBND các cấp có quyền giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của mọi thành phần kinh tế để đảm bảo chính sách pháp luật, giữ gìn pháp chế XHCN và quyền lợi chung của nhà nước cũng như của mọi tầng lớp nhân dân.

Các cơ quan chức năng trong địa phương cần xác định rõ mối quan hệ với cơ quan thuế, vừa là phối hợp, hỗ trợ nhưng vừa là trách nhiệm cùng cơ quan thuế để thực hiện tốt các luật thuế: khi thực hiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các tổ chức, cá nhân cần ghi đầy đủ các thông tin về người nộp thuế như địa chỉ, điện thoại, mã số thuế trên giấy phép và gửi sang cơ quan thuế một bản để theo dõi và quản lý thu thuế kịp thời, đầy đủ. Đồng thời, khi tỉnh chấp thuận cho các nhà đầu tư vào khai thác và chế biến tài ngun khống sản nói chung và tài ngun đá nói riêng, phải đảm bảo hài hồ lợi ích cho cả ba bên: Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, giữ môi trường bền vững

Cơ quan thuế các cấp cần chủ động, thường xuyên báo cáo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về kết quả thu được, thực trạng quản lý thu trên địa bàn, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất các phương án thu và các biện pháp nghiệp vụ cụ thể để cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với cơ quan thuế

99

tăng cường quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao nhất. Từ thực tiễn công tác quản lý thu thuế tài nguyên đá trên địa bàn Tỉnh Hà Nam trong những năm qua đã cho thấy cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm đến công tác chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với cơ quan thuế để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, đây là bài học kinh nghiệm để phát huy được sức mạnh tổng hợp, giúp cơ quan thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, đồng thời phát huy hiệu lực của chính quyền cơ sở.

Đi đơi với cải cách và hiện đại hố cơng tác QLT, Nhà nước cần quy định rõ ràng hơn về quyền hạn, trách nhiệm của UBND các cấp đối với công tác thuế. Cơ quan thuế phải thực sự là công cụ quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền địa phương các cấp. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cần tiến hành điều tiết ngân sách cho cấp xã, pường được trực tiếp thu một số khoản thuế, phí để đủ bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, tránh tình trạng UBND các cấp tự đặt ra các khoản thu không hợp lệ

3.1.2 Đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể khai thác, sản xuất, chế biến tài nguyên đá thác, sản xuất, chế biến tài nguyên đá

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật trong sản xuất kinh doanh. Do đó, hệ thống thuế cũng phải được thực hiện thống nhất trong cả nước nhằm đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Sự bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế là bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngồi có các hoạt động hoặc thu nhập chịu thuế; bình đẳng trong phương thức tính thu, nộp thuế của các chủ thể, theo đó các tổ chức, cá nhân nào hoạt động khai thác những tài nguyên quý hiếm, có lợi thế cạnh tranh, mang lại thu nhập lớn thì phải kê khai, nộp thuế với việc giá tính thuế

100

và thuế suất cao hơn những tổ chức, cá nhân khác khai thác những tài nguyên thơng thường, khơng có lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận thu được thấp. Qua sự điều chỉnh của chính sách thuế góp phần điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, hạn chế sự phân hóa và chênh lệch quá xa về thu nhập và đời sống trong xã hội. Tuy nhiên, người có kỹ thuật cao, có khoa học cơng nghệ hiện đại, hoạt động kinh doanh lành mạnh, chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế thì phải được khuyến khích làm giàu một cách chính đáng, hợp pháp. Với chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập thông qua thuế, Nhà nước có nguồn thu để trợ cấp, giúp đỡ các cơ sở khai thác tài nguyên gặp khó khăn, thiên tai, hoả hoạn, thực hiện xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác.

Cục thuế tỉnh Hà Nam trong một số năm gần đây đã có chủ trương khen thưởng, biểu dương cơng khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các chủ thể có thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn Tỉnh nói riêng, đồng thời tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đó được hưởng các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế theo quy định, gửi nhận xét lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên tiếp tục gia hạn cho tổ chức, cá nhân đó được khai thác tài nguyên. Ngược lại, những tổ chức, cá nhân nào không thực hiện đúng, đủ các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên thì phải được xử lý nghiêm minh, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, khơng cho hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế có văn bản đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên thu hồi hoặc không gia hạn cho tổ chức, cá nhân đó được khai thác tài nguyên.

101

3.1.3. Phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của từng sắc thuế và cả hệ thống thuế từng sắc thuế và cả hệ thống thuế

Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo (Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010). Nhận thức được tầm quan trọng này, tỉnh Hà Nam đã chú trọng tới việc hỗ trợ ngành thuế để tiến hành các hoạt động thu. Ngồi việc tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của ngành thuế trong tỉnh, Ban lãnh đạo tỉnh đã không ngừng yêu cầu các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với Cục thuế và các chi Cục trong hoạt động thu thuế. Bênh cạnh đó, Cục thuế Tỉnh Hà nam cũng khơng ngừng hồn thiện cả về mặt chủ trương, chính sách và về mặt tổ chức để phục vụ cho công tác nguồn thu ngày một phát triển.

Thực hiện theo chỉ đạo chung, ngành thuế tỉnh đã từng bước chuyển công tác quản lý thuế từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự tính, tự khai và nộp thuế theo thơng báo của cơ quan thuế. Cơ chế này đã đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trước pháp luật. Trong công tác thu Thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá, Cục Thuế tỉnh cũng đã sát sao áp dụng phương pháp nói trên. Trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiệp vụ chuyên ngành như kiểm tra định kỳ đối với các chủ thể khai thác đá, theo dõi, đối chiếu số liệu khai báo thực tế của các chủ thể với báo cáo cử sở Tài nguyên môi trường, cục thuế tỉnh đã phối hợp cùng các sở, ban, ngành có liên quan để đưa ra các chính sách hợp lý nhằm kiểm sốt nguồn thu. Nguồn thu từ hoạt động khai thác tài nguyên đá chỉ được đảm bảo khi có sự kê khai trung thực từ phía các đối tượng nộp thuế cùng với dữ liệu kiểm tra chính xác của Cục Thuế

102

Tỉnh và sở Tài nguyên môi trường, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp khai báo thiếu trung thực nhằm mục đích trốn thuế.

Bên cạnh đó mơ hình chức năng trong cơ chế quản lý thuế mới gắn liền với mức độ chun mơn hố cao, do đó cán bộ cơng chức thuế phải được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu tiến tới đạt được tính chuyên nghiệp ở từng lĩnh vực, từng khâu trong công việc. Để thực hiện tốt cơ chế quản lý thuế mới này, góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong q trình quản lý thu thuế, địi hỏi ngành thuế Hà Nam cần đầu tư cơ sở vật chất tập trung, đảm bảo hiện đại, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng; thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện tốt cơ chế quản lý thuế theo chức năng, xoá bỏ cơ chế quản lý chun quản, khép kín. Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết công việc cho cán bộ một cách phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, mỗi cán bộ, cơng chức thuế cần phải tích cực, chủ động nghiên cứu các chế độ chính sách thuế, nhất là chính sách quản lý thu thuế tài nguyên, các quy trình nghiệp vụ đã ban hành để hiểu và áp dụng vào thực tiễn cơng việc một cách có hiệu quả

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)