Những vấn đề tồn tại khi áp dụng pháp luật quản lý thuế đối vớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 87 - 92)

1.2 .1Nguyên tắc quản lý thuế

2.4 Những vấn đề tồn tại khi áp dụng pháp luật quản lý thuế đối vớ

khai thác tài nguyên đá

Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, tình trạng vi phạm pháp luật của một số tổ chức cá nhân hoạt

động khai thác tài ngun đá vẫn cịn xảy ra dưới nhiều hình thức.

Theo quy định tại Điều 38 Luật khống sản thì :“ Tại các mỏ phải có bản

đ hiện trạng mỏ, định kỳ theo quy định của Chính phủ và khi có u cầu, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác mỏ phải có bản đ hiện trạng mỏ kèm

85

theo báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầu đủ củ bản đ hiện trạng mỏ”. Mặt

khác, Điều 63 của Luật khoáng sản cũng quy định :“ Tổ chức, cá nhân khai

thác khống sản có trách nhiệm thực hiện c ng tác thống kê, kiểm tra trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số lượng đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản”. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý

tài nguyên đá và quản lý thu thuế trên địa bàn cho thấy, tài nguyên khoáng sản đá tại địa phương cịn tình trạng khai thác trái phép, khai thác vượt mốc giới cho phép, gây lãng phí tài nguyên và thất thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã có dấu hiệu khơng trung thực trong quá trình báo cáo sản lượng tài nguyên đá khai thác được với cơ quan quản lý nhà nước, sản lượng kê khai nộp thuế thấp hơn sản lượng thực tế dẫn đến giảm số thuế phải nộp; một số tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nhưng chưa thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên gây thất thu cho ngân sách; việc mở sổ sách kế tốn cịn nhiều thiếu sót, một số trường hợp bán hàng khơng xuất hóa đơn khiến cho cơng tác kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2012, tiền phạt đối với 47/116 doanh nghiệp khai thác tài nguyên đá tại Tỉnh Hà Nam ở mức 1.898.722.724 đồng, tăng 724.612.576 đồng so với năm 2011, trong đó riêng văn phịng cục thuế thực hiện thu tiền phạt nhiều nhất với mức 1.746.997.255 đồng. Con số trên phần nào chứng tỏ tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn đang tồn tại trong các doanh nghiệp khai thác tài nguyên đá, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp khai thác các mỏ đá vôi xi măng và đá vơi hóa chất, phục vụ cho hoạt động xây dựng.

86

Thứ hai, sự phối hợp trong nội bộ ngành thuế chưa chặt chẽ, chưa

thường xuyên trao đổi cung cấp thơng tin về tình hình khai thác và quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn, dẫn đến tình trạng quản lý chống chéo gây khó khăn cho người nộp thuế hoặc có trường hợp bỏ sót đối tượng nộp thuế hoặc quản lý khơng kịp thời với tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Ngành thuế ở cấp tỉnh và cấp toàn quốc chưa tổ chức hội nghị chuyên đề sơ kết về công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm quản lý và đưa ra những bài học, giải pháp quản lý thu đạt hiệu quả hơn.

Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp trong thực thi chính sách thuế tài nguyên cũng chưa chặt. Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác thu ngân sách nên chưa thực sự phối hợp với ngành thuế để chỉ đạo các ngành chức năng cũng như người nộp thuế phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ với NSNN; ở một số nơi, một số địa phương sự phối hợp này chưa chặt chẽ cịn mang tính hình thức dẫn đến tình trạng thất thu thuế ở một số lĩnh vực, nhất là trong việc quản lý thu thuế tài nguyên từ sản phẩm rừng tự nhiên, lâm sản, khai thác đất, đá, cát, sỏi. Những trường hợp chống đối, vi phạm có tình tiết nặng về thuế chưa được các cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời, dẫn đến việc đấu tranh phòng, chống trốn lậu thuế của tỉnh đạt hiệu quả chưa cao.

Sự phối hợp quản lý thuế tài nguyên giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên cũng cịn hạn chế. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cấp giấy phép khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân khai thác tài ngun nhưng khơng chuyển giấy phép đó cho cơ quan thuế để theo dõi, quản lý thu. Trường hợp có gửi thì trong giấy phép khai thác tài nguyên không ghi đầy đủ về địa chỉ, điện thoại, mã số thuế của đơn vị khai thác tài nguyên dẫn đến cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong việc đơn đốc kê

87

khai, nộp thuế tài ngun. Điều đó dẫn đến tình trạng khai thác trái phép, khai thác vượt mốc giới đã diễn ra, gây khơng chỉ lãng phí tài ngun mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách Tỉnh. Hoặc xảy ra tình trạng số liệu báo cáo về tình hình khai thác tại đơn vị khai thác đá của các cơ quan có sự chênh lệch, dẫn đến có sự khác nhau về số thuế phải thu.

Chúng tơi xin đưa ra một ví dụ chứng minh như sau:

Bảng 10: Bảng so sánh số liệu thực tế năm 2009 của Công ty Vimeco TT Tên quan KL đá khai thác Số lượng vật liệu nổ đã sử dụng

Thuế thu được hoặc quy đổi từ khối lượng khai thác

1 Theo báo cáo của công ty Vimeco

172.442 m3 50.5000kg - Thuế tài nguyên: 103.679.000 đồng

- Phí bảo vệ mơi trường: 152.445.000 đồng

2 Sở công thương

144.000 m3 48.500 kg - Thuế tài nguyên: 155.200.000 đồng

- Phí bảo vệ môi trường: 194.000.000 đồng

3 Cục thuế 201.393 m3 Thuế tài nguyên: 161.115.000 đồng - Phí bảo vệ mơi trường: 222.373.000 đồng

4 Sở tài nguyên môi

251.424 m3 Thuế tài nguyên: 201.139.000đồng - Phí bảo vệ môi trường:

88

trường 251.422.000 đồng

Qua 4 số liệu trên cho thấy, các số liệu đo đạc thực tế của Sở tài nguyên môi trường cao hơn số liệu báo cáo của 2 đơn vị quản lý là Cục thuế và sở Công thương cũng như cao hơn số liệu báo cáo của cơng ty Vimeco. Từ đó, số thuế tài nguyên và phí bảo vệ mơi trường cũng được tính tốn cao hơn, chứng minh việc thất thốt tài ngun và thất thu thuế là có thật. Do vậy, cần phải có biện pháp quản lý tốt hơn và có phương án nhằm phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thứ ba, cơng tác thanh tra, kiểm tra về tình hình chấp hành nghĩa vụ

với NSNN của cơ quan thuế đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đá trên địa bàn đã được chú trọng nhưng chưa thường xuyên, nhất là đối với các cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ lẻ. Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra còn thấp (mới chỉ chiếm 20- 25% tổng số doanh nghiệp). Việc đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra chất lượng cịn hạn chế. Do đó, có tình trạng thanh tra không đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những doanh nghiệp tuân thủ tốt luật thuế. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý thuế chưa được khai thác có hiệu quả, do đó việc phân tích, đánh giá rủi ro khi thanh tra, kiểm tra cịn mang tính hình thức.

Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm. Chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế cịn hạn chế, chưa trở thành cơng cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Cơ quan thuế chưa có chức năng điều tra cưỡng chế thuế; chế tài xử lý vi

89

phạm về thuế có điểm quy định chưa được rõ ràng, có hình thức xử phạt về thuế còn nhẹ chưa đủ mức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, có hình thức xử phạt vi phạm về thuế thiếu tính thực tiễn. Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nói riêng cịn mỏng; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra cịn hạn chế.

Thứ tư, quy trình thu thuế thực hiện chưa thống nhất: Quy trình nghiệp

vụ quản lý thuế nói chung và thuế tài nguyên đá nói riêng của Tỉnh Hà Nam chưa có sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, nhiều mẫu biểu báo cáo còn trùng nội dung, chưa phản ánh đầy đủ nội dung cần quản lý. Có địa bàn việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý chỉ đạo của ngành chưa thực sự nghiêm túc; cơ quan thuế thuế chưa chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo và làm tốt công tác quản lý thuế tài nguyên, nhất là các cá nhân khai thác vàng sa khoáng, sản phẩm rừng tự nhiên,... Mặt khác, các quy trình nghiệp vụ đã ban hành chủ yếu để áp dụng quản lý thu thuế đối với các đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế tài nguyên theo phương pháp kê khai. Còn người nộp thuế là các hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh, khai thác tài nguyên đá nhỏ lẻ, theo mùa vụ, không thường xun, nộp thuế theo hình thức khốn thuế thì khơng áp dụng được các quy trình đó, dẫn tới cán bộ thuế cấp đội rất khó triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)