Đặc điểm của DNVVN ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 32 - 35)

1.2. Hoạt động cho vay DNVVN của NHTM

1.2.1. Đặc điểm của DNVVN ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

1.2.1.1. Khái niệm DNVVN

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, quan điểm, cũng như tiêu thức khác nhau về Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp. Dựa vào quy mô kinh doanh, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có hai tiêu thức được sử dụng phổ biến nhất là số lao động thường xuyên và vốn sản xuất kinh doanh. Việc xác định DNVVN do đó phải dựa vào tiêu thức trên.

Tùy từng đặc điểm và quy định của mỗi nước mà DNVVN được định nghĩa theo các cách khác nhau. DNVVN được định nghĩa chung nhất là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có quy mơ doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn và số lượng lao động .

Trong phần các hình thức cho vay của ngân hàng thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được để cập dưới tiêu thức phân loại là đối tượng cho vay.

Ở Việt Nam: Chính phủ đã ra Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Nghị định này đưa ra định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). [9]. Cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Phân loại các doanh nghiệp tại Việt Nam Quy mô Khu vực I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

II. Công nghiệp và xây dựng

III. Thương mại và dịch vụ

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Như vậy, tính đến hết năm 2011, cả nước hiện có trên 543.963 DNVVN, chiếm 97% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên đến gần 6 triệu tỷ đồng. Các DNVVN đã đóng góp hơn 45% tổng sản lượng quốc gia (GDP). Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã (HTX) và hơn 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP.

1.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ [10]

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay cũng phát triển với tốc độ tương đối nhiều như: các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... đang phát triển nhanh chóng và đang trở thành lực lượng đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước tư bản chủ nghĩa và ở các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ gần đây là do nhiều nguyên nhân vì vậy ta cần hiểu đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ nhất, DNVVN nhạy bén, năng động dễ thích ứng với sự thay đổi

của thị trường.

Đây là một trong những ưu thế nổi bật của DNVVN so với các doanh nghiệp lớn, ưu thế đó được thể hiện ở bộ máy quản lý gọn nhẹ, quy mô vốn nhỏ, cơ sở vật chất khơng lớn... nên các DNVVN có thể dễ dàng thực hiện chun mơn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác các DNVVN có khả năng phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường, có thể chuyển đổi hoặc thu hẹp quy mô sản xuất cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường. Đây là một thế mạnh của các DNVVN bởi các doanh nghiệp lớn thường có phương án sản xuất lâu dài, quy mơ vốn khó có thể nhanh chóng chuyển đổi vì sẽ gây những tổn thất lớn.

Thứ hai, DNVVN tạo điều kiện duy trì cạnh tranh tự do. Đây là một ưu

thế rất quan trọng của các DNVVN đối với nền kinh tế Việt Nam. Như đã biết DNVVN là loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn, kinh doanh rộng rãi trong các lĩnh vực cung cấp các mặt hàng thiết yếu, mặt khác các DNVVN khơng có sự bảo hộ từ phía nhà nước tạo nên một sự cạnh tranh công bằng và sôi động cho nền kinh tế. Để tồn tại và phát triển, các DNVVN luôn tận dụng, tìm tịi các cơ hội mà khơng ngại rủi ro, tự chủ cao trong kinh doanh, đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp lớn đơi khi khơng có được do các đặc thù về loại hình doanh nghiệp.

Thứ ba, DNVVN được tạo lập đơn giản, dễ dàng, hoạt động có hiệu

quả với chi phí cố định thấp. Để thành lập một doanh nghiệp lớn thì vơ cùng khó khăn, phải có số vốn ban đầu rất lớn tuy nhiên đối với các DNVVN thì ngược lại, được tạo lập một cách tương đối đơn giản, vốn đầu tư ban đầu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ, điều đó trở thành ưu thế so với các doanh nghiệp lớn khi bước vào sản xuất kinh doanh. Với quy mô nhỏ gọn, dễ quản lý các DNVVN linh hoạt phát triển, mặt khác các doanh nghiệp này cịn có thể huy động được nguồn vốn vay từ gia đình, bạn bè, người quen dẫn đến một số

doanh nghiệp được hình thành mang tính chất gia đình nên khi gặp khó khăn trở ngại chủ doanh nghiệp và cơng nhân có thể dễ dàng có được sự điều chỉnh phù hợp để vượt qua khó khăn. Điều đó giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí cố định, tận dụng tốt lao động sẵn có.

Thứ tư, DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước. Trong quá

trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của các DNVVN trong giai đoạn đầu là hết sức cần thiết và là phương thức tốt để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, tận dụng các tiềm lực quốc gia. Theo quy định các DNVVN có tổng số vốn kinh doanh khơng q 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người, với quy mơ đó phần lớn các doanh nghiệp này đều có thể sử dụng nguồn nhân cơng và nguồn ngun liệu sẵn có ở tại địa phương, đây là ưu thế của các DNVVN so với các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp lớn thường cần có thị trường tiêu thụ rộng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra cũng rất lớn nên thường các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương không đủ đáp ứng mà phải nhập từ nơi khác. DNVVN với khả năng chun mơn hóa sâu sắc, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tiết kiệm được chi phí sản xuất, giá thành phù hợp với người tiêu dùng góp phần ổn định đới sống xã hội.

Thứ năm, DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các

vùng trong một quốc gia.

Như vậy, các DNVVN thực sự góp phần đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cầu kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w