dục đại học công lập thực hiện tự chủ
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới
Phân bổ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học công lập theo sản phẩm đầu ra
Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học Úc có khoảng gần 40 trường đại học công lập và 2 trường đại học tư. Trong đó nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học công lập được các tổ chức kiểm định độc lập đánh giá cao. Chính phủ Úc cung cấp ng̀n NSNN cho các trường đại học công lập để thực hiện các chương trình này. Năm 2008, Chính phủ nước này đã tiến hành cuộc đánh giá có quy mơ lớn đối với giáo dục đại học do GS Dennis Bradley (Nguyên Giám đốc Đại học Nam Úc) chủ trì. Các khuyến nghị từ kết quả của cuộc nghiên cứu đã được Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện để điều chỉnh trong chính sách tài chính đối với đại học [3]:
Cơ chế cấp kinh phí theo nhu cầu và lấy sinh viên làm trung tâm; sử dụng các chỉ số thực hiện được xây dựng cho bốn lĩnh vực rõ ràng là căn cứ phân bổ ng̀n kinh phí: sự tham gia và mức độ giáo dục hòa nhập của sinh viên, kinh nghiệm của sinh viên, kiến thức của sinh viên, chất lượng đầu ra.
Đảm bảo chất lượng trong đó nhận mạnh các chuẩn và kết quả đầu ra được thực hiện thông qua Tổ chức tiến hành kiểm định và giám sát hoạt động
của cơ sở đào tạo. Trong khi đó, học phí vẫn nằm trong cơ chế điều tiết của Chính phủ.
Đẩy mạnh tự chủ tài chính, thay đổi cơ chế quản lý tài chính để đào tạo giáo dục đại học là xu hướng phổ biến ở các nước
Tác giả Phùng Xuân Nhạ và nhóm nghiên cứu [4], đánh giá sơ bộ cho biết về mức độ tự chủ, cơ chế quản lý tài chính đại học công lập trong khu vực Đông Á như sau:
Nhật đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính, cũng như thay đổi cơ chế quản lý tài chính của các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục tháng 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu. Tuy Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định mức học phí hàng năm, nhưng các cơ sở giáo dục đại học được phép điều chỉnh tăng mức học phí tăng khoảng 20%.
Singapore cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường đa dạng hóa các ng̀n tài chính, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Chính phủ vẫn cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, nhưng các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hồn tồn về ng̀n nhân lực.
Hàn Quốc có cơ chế khác. Trong khi các trường công vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh tài chính thì các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đại học lớn như Đại học Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ.
Chính phủ các nước thu nhập trung bình ở Đơng Á trao cơ chế quản lý tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách cơng theo cơ chế tài trợ trọn gói và cho phép cơ sở linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho
một số chương trình và trong một số trường hợp. Tuy vậy, ngay cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.
Ví dụ, ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công. Các trường đại học tự chủ ở Indonexia về mặt pháp lý được trao quyền tự chủ đáng kể, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến tự chủ tài chính thực sự. Nhưng Indonexia cũng đã thành cơng trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngồi các trường đại học tự chủ. Các cơ sở giáo dục đại học của Malaysia cũng nhận ngân sách nhà nước thơng qua kinh phí cấp trọn gói.
Ở Lào, nước có thu nhập thấp, trường Đại học Quốc gia Lào đã được trao quyền tự chủ tài chính một phần. Cơ chế quản lý tài chính được thiết lập cho
phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hội đồng trường.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học cơng lập có thể rút ra các bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam.
Thứ nhất, các trường đại học công lập là hạt nhân cho mục tiêu nâng
cao chất lượng đào tạo.
- Các nước có nền kinh tế phát triển cao đều đã rất quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.
- Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học cơng lập, các trường có danh tiếng và uy tín cao.
Thứ hai, Nhà nước sử dụng công cụ phân bổ, cấp phát ngân sách để ưu
- NSNN cấp cho chương trình đào tạo của các trường đại học đại học công lập dựa trên các sản phẩm đầu ra của chương trình.
- Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư thích đáng cho các chương trình đào
tạo ng̀n nhân lực cả về ng̀n lực tài chính và các ng̀n lực khác.
- Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao có thể xây dựng cơ chế tài chính đặc thù nhằm phát huy các thế mạnh của cơ sở đào tạo.
Thứ ba, các cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền tự chủ tài
chính phù hợp với năng lực thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng - Các nước có xu hướng ngày càng tăng quyền tự chủ tài chính, trao cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cơng lập. Việc tăng quyền tự chủ tài chính phụ thuộc vào năng lực của các cơ sở giáo dục đại học. Trước hết tăng quyền tự chủ cho các trường đại học lớn, có uy tín, có năng lực cạnh tranh.
- Tạo cơ chế quản lý tài chính thuận lợi, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đờng thời nhà nước vẫn đảm nhiệm vai trò đầu tư, đặc biệt là đầu tư có trọng điểm cho các chương trình đào tạo.
- Khi trao quyền tự chủ tài chính, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phí, đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao được phép định mức học phí cao hơn. Đi kèm với tự chủ tài chính, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương.
- Khơng có nước nào, cho phép tự chủ hồn tồn tất cả các mặt. Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đờng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch thơng qua cơ chế quản lý tài chính.
Việc phân tích làm rõ các khái niệm về quản lý tài chính, cơ chế quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính cũng như việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có thể khẳng định rằng việc giao nhiều quyền tự chủ
tài chính, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay đang đi đúng hướng, hợp quy luật, hỗ trợ các trường phát triển. Tuy nhiên, Nhà nước và mỗi cơ sở giáo dục đại học cơng lập cần thường xun phân tích đánh giá cơ chế quản lý tài chính để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.