CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế quản lý tài chính
So với trước đây, chủ trương của Nghị quyết 77 tạo ra một hành lang pháp lý để các trường tổ chức các hoạt động tài chính một cách hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu, sứ mạng tốt hơn. Nó có giá trị thi hành trong thực tế. Mục tiêu, nội dung và những quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm khá rõ ràng, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta và xu hướng hội nhập quốc tế. Ví dụ, mở rộng quyền thu học phí, huy động vốn, quản lý ng̀n thu, mở rộng quyền tổ chức các hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết theo chức năng nhiệm vụ ...
Việc giao dự tốn đã chú ý tới tính ổn định, tính bao qt, tính khoa học, sự chi tiết hóa các ng̀n thu, chi phát sinh của năm kế hoạch. Trong thực hiện dự toán, các trường được tự điều chỉnh các mục chi phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao (trừ ng̀n chi khơng thường xun). Kinh phí chi thường xun (kể cả phần ngân sách cấp) trong năm báo cáo chưa sử dụng được chuyển sang năm sau thực hiện…
Như vậy, về mục tiêu cũng như quy trình, thủ tục liên quan tới quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong Nghị quyết 77 phần nào đã đảm bảo sự công khai, minh bạch, thừa nhận các trường là những chủ thể, có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng ng̀n lực của mình.
Tuy nhiên, hiệu lực triển khai của Nghị quyết 77 trong thực tế cũng cịn có những bất cập nhất định, bao gờm:
Một là, tính đờng bộ với các cơ chế chính sách khác chưa cao, các quy
định hướng dẫn thực hiện cịn chờng chéo. Nhiều khi chưa kịp thực hiện, vừa mới thực hiện đã thay đổi hoặc chưa có hướng dẫn kịp thời. Ví dụ, các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản cịn chậm, thậm chí chưa ban hành các văn bản hướng dẫn mức thu học phí kịp thời (tháng 12/2015 mới ban hành Nghị định 86 về mức thu học phí, tháng 3/2016 mới ban hành hướng dẫn Nghị định 86, thời điểm năm học đã gần kết thúc). Nhiều trường có chương trình đào tạo chất lượng cao, hợp tác liên doanh liên kết với các cơ sở nước ngoài nhưng Bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất về cơng tác quản lý; về thu, chi của các loại hình này, làm cho các trường rất lúng túng trong việc tổ chức thực hiện.
Nhà trường được quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của nhà trường và các nguồn hợp pháp khác do nhà trường tự huy động; thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên, cơ quan chủ quản đã phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản cho các trường tự thực hiện nhưng quy mô, giá trị được phân cấp thấp và có sự khác nhau. Quy trình, thủ tục, các bước thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản còn phức tạp, qua nhiều cấp kiểm soát là cơ quan chủ quản và kho bạc. Các trường e ngại rằng việc họ tự ra quyết định vẫn là ngược với các quy định hiện hành và sẽ gặp khó khăn khi giải trình với các cơ quan kiểm tra, kiểm toán.
Quy định về chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định chưa phù hợp với bản chất của cơng tác đào tạo. Ví dụ, theo quy định hiện nay, số tiền chi xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định phục vụ giảng dạy, học tập trong năm khơng được tính là chi phí thường xun, khơng dùng ng̀n học phí để trang trải, điều này làm cho việc đầu tư, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn như phải lập dự tốn riêng trình cơ quan chủ quản phê duyệt và phải được kho bạc chấp nhận thanh toán.
Các trường chưa được tự chủ trong sử dụng cơ sở vật chất được giao, chưa được giao vốn và tài sản để chủ động trong liên doanh liên kết, hoặc thế chấp vay vốn. Đặc biệt là sử dụng đất đai, tài sản để liên doanh liên kết và cho th, phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cả về chủ trương, kê hoạch lựa chọn đơn vị liên kết.
Hai là, về bản chất, Nghị quyết mới chỉ giao một phần quyền tự chủ tài
chính cho các trường trong tổ chức chi, các trường chưa được tự do thiết lập học phí tương xứng với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cũng như cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên để thu hút giảng viên cũng như sinh viên tham gia học tập, giảng dạy.