CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp hồn thiện cơ chế quản lý tài chính cơ sở giáodục đạ
4.2.6. Nhóm giải pháp nâng cao sự đồng thuận của cộng đồng xã hội
hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hoàn thiện và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng, xếp hạng các trường để mỗi trường phải tự giác nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; đáp ứng yêu cầu của sinh viên và tồn xã hội.
Chất lượng và hiệu quả ln là hai yếu tố song hành của mọi hoạt động, của mọi thời đại. Trong quản lý, nó thể hiện lúc đầu chỉ chú trọng vào chất lượng nhưng sự ra đời của kinh tế thị trường đã làm cho quản lý ngày càng chú trọng đến hiệu quả nhiều hơn. Các nhà quản lý đã liên tục cải tiến các phương pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học công lập nước ta đang được quản lý với nhiều mơ hình khác nhau. Nhiều trường Bộ chủ quản quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính..., Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý về chuyên mơn. điều này đang tạo nên sự khép kín trong từng Bộ, ngành, dẫn tới có sự cục bộ, khơng có mặt bằng chung về trình độ, chuẩn kiến thức. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu tại các Bộ, ngành là khác nhau. Các trường vẫn có tư tưởng phụ thuộc trông chờ vào Bộ Giáo dục và Đào tạo; cơ quan chủ quản đã làm nảy sinh vấn đề chỉ đạo chồng chéo; giảm năng lực, hiệu quả
hoạt động càng làm cho các cơ sở giáo dục đại học công lập tụt hậu xa so với các trường trên thế giới.
Vì vậy, Nhà nước cần thay đổi phương thức quản lý giáo dục đại học theo hướng một đầu mối. Nhà nước bỏ cơ chế Bộ chủ quản là để không lẫn lộn, tách bạch rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước với chức năng tác nghiệp của các đơn vị cơ sở. Giao cho các trường quyền tự chủ về mọi mặt (tự chủ về tổ chức, nhân sự, đào tạo, tài chính), tự chịu trách nhiệm trước xã hội, tự xây dựng, bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình trong q trình phát triển.
Các trường cần tăng cường trách nhiệm giải trình trước cộng đờng XH. Ở nước ta, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các trường cịn rất yếu, nó cần được tăng cường theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bởi ng̀n kinh phí hoạt động của các trường đa phần là ngân sách cấp và học phí đóng góp từ người học. Cho nên, các trường phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, của người học, của xã hội. Các trường cần làm tốt việc báo cáo, giải trình với các đối tượng có liên quan.
Nhà trường cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính đến cán bộ cơng nhân viên trong trường để tạo ra sự chung sức trong khai thác, mở rộng nguồn thu; nâng cao hiệu quả chi, tiết kiệm, chống lãng phí thì nhà trường cần chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ cơng nhân viên hiểu đúng vai trị, địa vị pháp lý, nhiệm vụ, sứ mạng của nhà trường. Đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo từ Đảng, chính quyền và các đồn thể, tạo ra sự đờng thuận của cán bộ cơng nhân viên tham gia tìm giải pháp, hướng đi cho sự phát triển của nhà trường.