Giải pháp về thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 84)

-

4.2.2.Giải pháp về thu ngân sách nhà nước

Rà soát, đánh giá lại tất cả các nguồn thu trong từng địa bàn, trong từng doanh nghiệp quản lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nguồn thu từ DN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hoạt động trong lĩnh vực XDCB, khai thác tài nguyên, XDCB vãng lai và các nguồn thu khác có tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN; các nguồn thu có thể tăng thu để xây dựng kế hoạch thu chi tiết đến từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh để trên cơ sở đó chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào NSNN.

Giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế của các doanh nghiệp, kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp, đồng thời thu sát số thuế phát sinh vào NSNN.

Kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn để phát hiện kịp thời các trường hợp có kinh doanh nhưng không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thuế

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xem xét điều chỉnh đối tượng thanh, kiểm tra theo yêu cầu và phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được giao, vừa tăng thu ngân sách. Vì vậy, phải tập trung phân tích rủi ro để nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra; rút ngắn thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra; đẩy mạnh công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp có các hoạt động giao dịch liên kết, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng, kinh doanh đa ngành nghề, …

Đôn đốc thu đạt ít nhất 85% các khoản thuế truy thu và phạt qua kết luận thanh tra, kiểm tra vào NSNN.

Đối với công tác quản lý thu nợ: Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, áp dụng các biện pháp quản lý nợ, cưỡng chế thuế có hiệu quả, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2014 trong ngành thuế.

Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số nợ, đặc biệt không để tình trạng nợ ảo từ đó tổng hợp đầy đủ, đúng số nợ thuế, phân loại nợ thuế theo quy định, phân tích tình hình nợ thuế; xử lý nghiêm các trường hợp dây dưa, chây ì nợ đọng thuế; nhất là đối với các khoản nợ trên 90 ngày, đảm bảo tổng số tiền thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nợ đến thời điểm 31/12/2014 không vượt quá 10% so với tổng thu năm 2014.

Tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các ngành để đề ra các giải pháp khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, đặc biệt là các khoản thu từ đất để bù đắp nguồn thu thiếu hụt và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 82 - 84)