TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề con người, phát triển con

người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm gần đây được đăng tải với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao; với nhiều cách tiếp cận khác nhau; nội dung các cơng trình cũng đã đề cập một cách khá toàn diện nhiều vấn đề về con người như: Nguồn gốc, bản chất con người; vai trị, vị trí của con người; cấu trúc nhân cách con người Việt Nam; sự phát triển con người và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam…

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu cung cấp những cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu vấn đề con người và phát triển

con người toàn diện ở Việt Nam, từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin (điển hình như các cơng trình do Hồ Sỹ Q chủ biên), tư tưởng Hồ Chí Minh (điển hình như luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Công) đến các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể. Có những nhà khoa học tâm huyết và đã có nhiều thành quả trong nghiên cứu con người và phát triển con người, điển hình như Phạm Minh Hạc, Hồ Sỹ Quý, Đặng Hữu Toàn, Vũ Thiện Vương.

Thứ ba, những khảo sát thực tiễn và các kết quả nghiên cứu thực chứng về vấn đề con người đã đưa ra, cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh về phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, nhất là các cơng trình nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của UNDP (điển hình là các báo cáo quốc gia về phát triển con người Việt Nam), cùng các tài liệu của Tổng cục Thống kê….Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp cho chúng tơi những tư liệu q báu, vừa có tính khái qt cao lại vừa hết sức đa dạng, nhưng cũng rất cụ thể và chi tiết.

Thứ tư, những đánh giá, nhận xét và những kết luận được các nhà nghiên

cứu đưa ra hết sức đúng đắn, xác thực. Các nhà khoa học đều khẳng định con người vừa mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là

trong giai đoạn hiện nay, trong khi các nguồn lực khác, khi được khai thác thì ngày càng khan hiếm, cạn kiện thì con người, đặc biệt là trí tuệ con người, khi được khai thác nó lại càng trở nên vơ tận. Vì thế, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu vấn đề con người, phát triển con người ở Việt Nam hiện nay là hết sức khẩn thiết. Quan điểm này có giá trị to lớn về mặt phương pháp luận cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

Những kết quả to lớn về mặt khoa học mà các cơng trình nghiên cứu trên đã đạt được là những tài liệu tham khảo bổ ích, song đối với đề tài của luận án - Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay - là một vấn đề không đơn giản và đối với chúng tơi là một vấn đề lớn. Vì vậy, có một số vấn đề đặt ra cho chúng tơi trong việc nghiên cứu đề tài luận án, đó là những vấn đề sau:

Một là, việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người ở Việt Nam đã được

manh nha từ những thập niên 80 của thế kỉ trước, nhưng chỉ đến những năm gần đây, khi mà công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành quả bước đầu, vấn đề phát triển con người ở nước ta mới được thực sự quan tâm nghiên cứu. Mặc dù mới được nghiên cứu, song kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Điều này đặt ra cho chúng tôi là phải đi sâu tìm tịi, kế thừa, đối

chiếu, chắt lọc và tích hợp để những thành quả có giá trị đã nghiên cứu ấy được phát triển trong đề tài của chúng tôi.

Hai là, vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam là một vấn đề khơng cịn q mới mẻ. Các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này được các nhà

khoa học tiếp cận ở nhiều góc độ khoa học khác nhau, như xã hội học, tâm lý học, chính trị học, nghệ thuật học, kể cả triết học… Vì vậy, ở góc độ triết học,

một mặt, chúng tơi phải có sự luận giải mới mẻ hơn, nhưng mặt khác, chúng tôi phải đưa ra được những kết quả nghiên cứu phù hợp với xu hướng nghiên cứu và xu hướng phát triển trên thực tiễn của vấn đề này ở nước ta cũng như trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, các cơng trình nghiên cứu xung quanh đề tài của chúng tơi, có thể nói

là nhiều. Song, có cơng trình chỉ tập trung nghiên cứu thuần túy về mặt lý luận hay phương pháp luận. Có cơng trình chỉ thuần túy nghiên cứu thực chứng. Có những cơng trình tích hợp các bài báo hay chun khảo của một số tác giả thì lại thể hiện khiếm khuyết là thiếu tính hệ thống, chưa lơgíc hoặc cịn sơ sài. Từ thực tế này, đặt ra cho chúng tơi phải có được một kết quả nghiên cứu vừa có tính

tích hợp cao, vừa phản ánh tồn diện hơn nhưng lại phải sâu sắc, cụ thể.

Bốn là, trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề con người ngày càng trở nên quan trọng, toàn thể nhân loại coi đây là vấn đề trung tâm. Đảng, Nhà nước

và toàn thể dân tộc ta cũng khẳng định rằng phát triển con người Việt Nam là mục đích tối hậu của chế độ ta. Chính vì thế, nó đặt ra cho chúng tơi một nhiệm vụ quan trọng là phải nghiên cứu để bổ sung và phát triển hơn về mặt lý luận, phương pháp luận trong nghiên cứu vấn đề này. Đồng thời làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thực trạng phát triển con người ở nước ta trong những năm vừa qua. Hơn nữa, lại phải biết kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển con người. Trên cơ sở đó, mới có thể đưa ra được những định hướng đúng đắn cũng như những giải pháp thiết thực, hiệu quả, có giá trị góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thực tiễn phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w