Tâm lực, như chúng tôi đã lý giải ở trên, là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành con người tồn diện. Đánh giá vai trị của đời sống tâm lực, có học giả cho rằng “tâm hồn con người cịn nặng gấp nghìn lần thể xác con người”, bởi lẽ, khi tâm hồn hay nói cách khác là tâm lực của con người có năng lực cao, được giải phóng, được sáng tạo và thưởng ngoạn, nó sẽ trở nên mạnh mẽ và đem lại hiệu quả vô cùng lớn trong hoạt động của con người.
3.1.3.1. Những thành tựu trong phát triển con người Việt Nam về tâm lực
Nhận thức sâu sắc vai trò của tâm lực, trong những đường lối chính sách của mình, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng phát triển con người về mặt tâm lực. Từ năm 1998, trong Luật Giáo dục đã thể hiện rất rõ vai trò của tâm lực trong cấu trúc nhân cách người Việt Nam, vì vậy “Luật” đã khẳng định:
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển tồn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc [48, tr.126].
Tại Đại hội XI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định trong mục tiêu phát triển con người toàn diện, yếu tố tâm lực phải được coi trọng. Đảng ta đã chỉ rõ phải “chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lịng tự tơn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [39, tr.126].
Trên cơ sở thực hiện những chủ trương, đường lối đó của Đảng, chính sách của Nhà nước, trong những năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã có nhiều thành
quả về việc phát triển con người Việt Nam về mặt tâm lực. Điều đó được thể hiện trên những mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, những giá trị truyền thống tốt đẹp trong con người Việt Nam được phát huy trong tình hình mới
Có thể nói, trong hệ giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, nổi trội lên đó là các giá trị như tinh thần yêu nước, tinh thần hiếu học, tinh thần yêu lao động, tinh thần yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, tinh thần dũng cảm...Mặc dù hiện nay, con người Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại, nhiều giá trị xã hội mới, trong đó có khơng ít những giá trị phản tiến bộ đã tác động, xâm nhập vào đời sống và tâm thức con người Việt Nam. Đứng trước bối cảnh đó, nhiều giá trị truyền thống cao đẹp vẫn đang được kế thừa và phát huy trong tình hình mới. Nó trở thành sức mạnh nội sinh vơ cùng lớn lao trong hoạt động của con người Việt Nam, thơng qua đó trở thành động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ
phát huy tinh thần hiếu học của cha ông, thế hệ hôm nay đang đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập và cũng đã có nhiều thành quả to lớn, góp phần nâng cao dân trí. Ngày càng có nhiều thiên tài trí tuệ có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển đất nước. Việc phát huy tinh thần yêu thương con người, tinh thần đồn kết trong tình hình mới, dẫn đến nhiều tổ chức từ thiện, nhiều phong trào thể hiện nghĩa tình, tương thân, tương ái đã ra đời. Các chương trình “Trái tim cho em”, “Tấm lưới nghĩa tình”, “Áo ấm mùa đơng”, “Hiến máu nhân đạo”, “Ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt”, “Vì Trường Sa thân yêu” ...Hoạt động của các tổ chức và các chương trình đó đã góp phần rất lớn vào việc giúp đỡ cho bao người dân nghèo, người gặp hồn cảnh khó khăn, hoạn nạn,....Và rất nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp khác, vẫn đang được phát huy trong con người Việt Nam mới. Song ở hệ giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là một giá trị nằm ở bậc thang cao nhất của con người Việt Nam. Với chủ nghĩa yêu nước, ông cha của chúng ta đã đứng lên đánh thắng bao thế lực thù địch, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Trong điều kiện mới, giá trị truyền thống quý báu của chủ nghĩa yêu
nước vẫn đang được phát huy mạnh mẽ. Chủ nghĩa yêu nước hiện nay được thể hiện qua việc đại đa số nhân dân ta yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành và tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; chống lại những thế lực thù địch dùng những chiêu bài mới của cái gọi là “diễn biến hịa bình” để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; yêu mến nhân dân các nước khác vì mục tiêu hịa bình, ổn định, phát triển. u nước cịn thể hiện với việc nhân dân đang nêu cao ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu khoa học, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chiến thắng đói nghèo, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thứ hai, con người Việt Nam ngày càng có tinh thần tự lập, tự trọng, sáng tạo, quyết tâm vượt qua hoàn cảnh của mỗi cá nhân
Trong truyền thống lịch sử hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam, tính cộng đồng có vị trí nổi trội so với các giá trị thuộc về cá nhân trong bảng giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh yếu tố con người, lấy việc phục vụ con người là mục tiêu cao nhất. Trong các phẩm chất xây dựng con người mới, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh tới phẩm chất cá nhân: tự lập, tự trọng, sáng tạo, tự do, quyết tâm vượt qua hoàn cảnh của cá nhân. Một số chuẩn mực giá trị trước đây dựa vào kinh nghiệm, tập quán đã tạo ra phẩm chất chấp hành, phục tùng, thì nay khơng cịn thích ứng với thời kì hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì mọi hoạt động thực tiễn: sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ đều vì mục đích đem lại sự giàu có của các cá nhân và tạo ra sự đóng góp có ích cho xã hội. Về mặt này, xét về khía cạnh đạo đức, mọi con người đều được khuyến khích, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Hằng năm đất nước đã biểu dương hàng trăm doanh nhân tiêu biểu, học sinh –
sinh viên xuất sắc trong lao động và học tập; nhiều phát minh khoa học của các nhà khoa học được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, đã tạo ra những bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội; xã hội đã xuất hiện nhiều doanh nhân lớn như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức…Những con người ấy, họ đã nỗ lực cá nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vượt qua những khó khăn của đất nước để vươn lên làm giàu cho bản thân mình, nhưng đồng thời, cũng chính là sự cống hiến to lớn cho cộng đồng, dân tộc.
Mặc dù tính cá nhân được đề cao, nhưng trong sâu thẳm nhận thức, tâm hồn của con người Việt Nam thì họ ln hướng về cộng đồng, đất nước, chung tay góp sức cùng Đảng và Nhà nước chống lại đói nghèo, xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển phồn thịnh. Thực tế đã cho thấy, tinh thần nhân ái, nhân đạo hướng về cộng đồng của các doanh nhân, các nhà hảo tâm là rất lớn lao. Tinh thần ấy đã nói lên sự hịa hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, dân tộc. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tinh thần ấy cũng là ưu thế nổi trội của đạo đức con người Việt Nam.
Thứ ba, con người Việt Nam có ý thức pháp luật ngày càng cao, có bản lĩnh trong đấu tranh địi hỏi sự cơng bằng và lẽ phải, biết hướng tới những cái đúng, cái tốt, cái đẹp
Nền kinh tế thị trường “thương trường là chiến trường” đã tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống của con người Việt Nam. Nhiều yếu tố niềm tin, chân lý, lẽ phải, thiện - ác, tốt - xấu, tiến bộ và phản tiến bộ... đang đặt ra rất nhiều vấn đề. Nhưng cũng chính kinh tế thị trường cũng địi hỏi sự dân chủ hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phải được nâng cao. Điều đó thúc đẩy trách nhiệm cơng dân trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nó yêu cầu một tinh thần phê phán rất cao giữa sự lựa chọn những giá trị đạo đức tốt đẹp hay là sự chấp nhận, hoặc đạp đổ tất cả chỉ vì mục tiêu kinh tế.
Dân chủ hóa trong đời sống là một điều tất yếu đối với một xã hội phát triển theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện dân chủ hóa làm cho ý
thức làm chủ, năng lực thực hành dân chủ được phát huy và phát triển. Với công cuộc đổi mới ở nước ta, quan hệ giữa cá nhân và xã hội cũng bị biến đổi theo hướng tích cực. “Thực chất và nội dung của sự biến đổi mối quan hệ này chính là dân chủ hóa chính bản thân quan hệ đó, đảm bảo sự phát triển hợp lý, tự nhiên của cá nhân cũng như của xã hội theo nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực nhân văn của dân chủ” [7, tr.456].
Như vậy, dân chủ đi liền với kỷ cương, nhu cầu dân chủ hóa trong đời sống thúc đẩy sự hồn thiện về mặt pháp luật, có nhiệm vụ điều chỉnh hoạt động của con người theo pháp luật. Sự hoàn thiện pháp luật và với phương châm “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, tạo mọi điều kiện cho con người phát huy mọi khả năng sáng tạo, các mối quan hệ xã hội được ứng xử và giải quyết thấu tình đạt lý, các quyền con người vì thế được bảo đảm. Trong mơi trường lành mạnh như vậy, con người sẽ hướng thiện, hành động của họ sẽ mang tính tự giác, đứng lên đấu tranh ngăn chặn cái ác, cái bất công, để vươn tới cái chân, thiện, mỹ.
Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy, ý thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao. Ý thức tôn trọng pháp luật đã trở thành nếp sống và làm theo pháp luật đã tạo thành bản lĩnh của người Việt Nam trong đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ hạnh phúc cho mọi người. Đã có nhiều người tận tụy với việc bảo vệ lẽ phải như Trung tướng Nguyễn Việt Thành trong vụ án Năm Cam, nhân dân tố cáo doanh nghiệp xả thải ra môi trường, các chiến sỹ, quân, dân đang ngày đêm kiên cường bảo vệ biển đảo... Đặc biệt là trong đấu tranh chống bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, bất bình đẳng giới… nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Như vậy, có thể nói trên mặt trận này, chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn. Hiện nay Việt Nam đã ký cam kết với tổ chức nhân quyền của Liên Hợp Quốc về việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của con người. Đó là quyền trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, chống tra tấn, quyền phụ nữ,...Tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã ký cam kết thực hiện quyền chống
bạo lực. Có thể nói, ở một nước đang phát triển, việc Việt Nam đã cam kết và tích cực thực hiện đảm bảo các quyền con người là một nỗ lực được đông đảo cộng đồng thế giới hoan nghênh. Vì vậy, ngày 12/11/2013 Việt Nam được bầu cử vào Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc. Đảm bảo các quyền cơ bản của con người đồng nghĩa với việc xây dựng môi trường xã hội dân chủ và văn minh, tạo điều kiện cho con người Việt Nam được tự do sáng tạo, thưởng ngoạn, có điều kiện phát triển tồn diện.
Thứ tư, nhiều thành tựu trong phát triển văn hóa, nghệ thuật đã đem đến đời sống tinh thần hết sức phong phú cho nhân dân
Hiện nay, khi nói tới văn hóa, tất cả chúng ta đều nhận thấy tầm quan trọng của nó, khơng chỉ đối với con người, mà cịn là yếu tố nội sinh vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người, của quốc gia – dân tộc. Việt Nam là một dân tộc có bề dày truyền thống văn hóa hàng ngàn năm lịch sử. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta chứa đựng trong đó chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cao đẹp. Vì vậy, nó ln là nguồn ni dưỡng, hun đúc cho ý chí và tâm hồn con người Việt Nam, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam. Chính từ vai trị lớn lao đó của văn hóa, Đảng ta đã ln coi việc “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là “quốc sách hàng đầu”, và phải “làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh của sự phát triển” [39, tr.75-76].
Nhận thức của Đảng đã nhanh chóng trở thành nghị quyết, chủ trương và chính sách cụ thể. Nhờ vậy, những thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta những năm qua là hết sức to lớn.
Trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, phong trào sáng tác và thưởng thức
phát triển rất mạnh. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng và được giới thiệu rộng rãi đến đơng đảo nhân dân. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước…đã được bảo tồn
và phát huy; nhiều cơng trình văn hóa đã được giữ gìn, tơn tạo, phục dựng; nhiều di sản văn hóa đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới, như Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh,…; nhiều giao lưu, triển lãm văn hóa nghệ thuật đã diễn ra trong và ngoài nước; rất nhiều hội văn hóa nghệ thuật được thành lập và hoạt động sơi nổi…Các sản phẩm và hoạt động văn hóa nghệ thuật đã thực sự đem lại cho nhân dân ta đời sống thinh thần hết sức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa mới diễn ra hết sức sôi nổi. Theo kết quả số liệu của Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa (2000 – 2010) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Trong phong trào “Người tốt, việc tốt”, đã có trên 1.200.000 “Người tốt, việc tốt” được suy tơn ở các cấp. Trong đó, ở cấp tỉnh trên 249.000 người, cấp huyện trên 239.000 người và cấp xã trên 712.000 người.
- Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển về chiều rộng và bề sâu. Thu hút trên 90% gia đình sinh sống ở nơng thơn, hoặc gia đình cư trú trên địa bàn khu dân cư tham gia. Từ 8.670.665 gia đình văn hóa được cơng nhận năm 2000, đến nay cả nước đã có 16.026.599/22.628.167 gia đình văn hóa được cơng nhận, (đạt tỷ lệ 70,8%).
- Phong trào xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa là một trong những phong trào phát triển mạnh mẽ và thường xuyên nhất. Từ 17.651 làng (thơn, ấp, bản…) văn hóa; tổ dân phố (khu phố, khu dân cư) văn hóa được cơng nhận năm 2000, đến nay cả nước đã có 58.284/86.761 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được cơng nhận năm 2010 (đạt tỷ lệ 67%).
- Đến hết năm 2010, “Quỹ vì người nghèo” 04 cấp đã vận động được 5.910,3 tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và sửa chữa 1.051.973 căn nhà