phát triển kinh tế - xã hội
Thực tiễn gần 30 năm đổi mới xây dựng đất nước đã cho chúng ta thấy giá trị to lớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển con người với phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, chúng ta phải ln qn triệt tư tưởng rằng, chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời. Thực vậy, nội dung các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đưa ra đều có sự gắn kết với chiến lược phát triển con người toàn diện. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm: 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định:
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích dân tộc…Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trị của xã hội, gia đình, nhà trường…chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính [39, tr.66-67]. Đặc biệt, Đảng ta đã coi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhận thức sâu sắc về việc gắn chiến lược phát triển con người toàn diện với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địi hỏi chúng ta phải có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hiệu quả, lấy năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của nhân dân làm thước đo cho sự phát triển. Trước hết chúng ta phải
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững làm nền tảng vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Hơn nữa, chúng ta cịn phải ln qn triệt, phát triển kinh tế phải gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Các mục tiêu kinh tế phải đảm bảo tạo ra một mơi trường xã hội dân chủ, bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia và hưởng thụ những thành quả kinh tế; đồng thời đẩy mạnh phát triển văn hóa và khơng ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phát triển con người tồn diện là nhiệm vụ khơng chỉ có ý nghĩa trực tiếp, trước mắt, mà cịn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cần nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển con người tồn diện - những con người có đủ trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đưa sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với phát triển kinh tế tri thức đến thắng lợi.
Có thể nói, cơng cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là một cuộc cách mạng toàn diện trên tất cả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Song, trước hết đó phải là cuộc cách mạng về con người, phải là cuộc cách mạng triệt để nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển tồn diện, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho con người. Và,
thực hiện chiến lược phát triển con người phải coi việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người một cách toàn diện như một cuộc cách mạng – cách mạng về con người. Chính cuộc cách mạng đó sẽ tạo ra thế hệ con người Việt Nam có đầy đủ
năng lực và phẩm chất để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, giàu mạnh, văn minh.