Thế giới đang đổi thay như vũ bão do tác động của khoa học, công nghệ tiên tiến, xu thế quốc tế hóa sâu rộng và sự phát triển kinh tế tri thức. Do đó, phát triển và cạnh tranh quyết liệt, tận dụng thời cơ và đối chọi với những thách thức của thời đại là công việc của mọi quốc gia. Chúng ta đã biết, Nhật Bản đã từng xây dựng 19 thành phố công nghiệp rải rác khắp đất nước với mục tiêu dẫn đầu lồi người vào làn sóng văn minh mới; Hoa Kỳ đang dùng mọi cách níu lại vị trí siêu cường về kinh tế; các nước thuộc liên minh châu Âu đang cố gắng bứt lên trong cuộc cạnh tranh quyết liệt để sánh ngang với Mỹ; sự phi thường về kinh tế của các “con rồng Châu Á”, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới. Tất cả những quốc gia này đã làm được những điều kỳ diệu trong phát triển kinh tế - xã hội là nhờ sớm nhận thức được vai trò của tri thức và triệt để khai thác nguồn tài nguyên vô tận này.
Ở Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã rất coi trọng học vấn, trí tuệ, hiền tài – điều đó được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung trên bia tiến sỹ khoa Nhâm Tuất (1442):
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước mới mạnh mà hưng thịnh, ngun khí yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh khơng đời nào mà không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí quốc gia làm cơng việc cần thiết. Nhận thức sâu sắc vai trị của trí lực đối với sự phát triển con người tồn diện nói riêng, với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, tại Đại hội Đảng VII, Đảng ta cho rằng:
Trong cách mạng dân chủ nhân dân, vai trị của trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trị của trí thức càng quan trọng. Giai cấp cơng nhân nếu khơng có đội ngũ trí thức của mình và bản thân cơng – nông không được nâng cao kiến thức, khơng dần dần được trí thức hóa thì khơng thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được [29, tr.70].
Nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển giáo dục - đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, vì thế trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Đảng ta đã “xác định 3 khâu
đột phá:...,(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [39, tr.32].
3.1.2.1. Những thành tựu cơ bản trong phát triển con người Việt Nam về mặt trí lực
Xem xét thành tựu phát triển trí lực con người Việt Nam, chúng ta cần xuất phát từ việc xem xét thành tựu trong giáo dục - đào tạo, bởi như luận án đã từng khẳng định: để phát triển con người về mặt trí lực thì giáo dục - đào tạo là nhân tố tác động trực tiếp và quyết định nhất.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, vị trí và vai trị của giáo dục - đào tạo mới thực sự được nhận thức sâu sắc. Từ Đại hội VI (1986) và nhất là khi Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đầu tiên ra đời (1991), giáo dục mới có sự phát triển mang tính bước ngoặt. Đảng ta khẳng định chủ trương coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển con người. Và hơn thế, giáo dục cịn giữ vị trí quan trọng và đóng vai trị then chốt trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là một trong những động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai.
Từ nhận thức đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương mang tính đột phá trong phát triển giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (1997), Đảng ta đã chỉ rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản là đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có tri thức, kỹ năng, vừa hồng vừa chuyên, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, con người là động lực của sự phát triển. Tiếp đó, là Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Đến Đại hội Đảng XI, Đảng ta đã coi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tiếp theo (2011-2020). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 711/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. Chiến lược đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bước đi của nền giáo dục Việt Nam nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Nhờ có những chủ trương, chiến lược và chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: Chúng ta đã có những đầu tư lớn về mặt vật chất cho
phát triển giáo dục. Hàng năm, nước ta đã dành một lượng ngân sách khá lớn
cho giáo dục, năm 2008 “chi tiêu công cho giáo dục tương đương với khoảng 5,3% GDP,…dành khoảng 19,8% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục” [168, tr.17]. Đây là mức đầu tư của nhà nước cho giáo dục cao hơn nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới. Việc đầu tư lớn như vậy cho giáo dục là tiền đề hết sức quan trọng cho việc phát triển nền giáo dục quốc dân.
Quy mô, mạng lưới và chất lượng giáo dục - đào tạo có bước phát triển nhanh: hệ thống giáo dục hồn chỉnh từ mầm non đến đại học và sau đại học;
cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa; chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có nhiều tiến bộ rõ rệt; cơng tác quản lý giáo dục có bước chuẩn hóa, hiện đại hóa; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tăng lên về số lượng và từng bước chuẩn hóa về số lượng, hợp tác quốc tế về giáo dục mở rộng, công bằng xã hội trong giáo dục được đảm bảo tốt hơn. Chính vì vậy, kết quả là:
Tính đến cuối năm 2012, cả nước có 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ...và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cả nước có 215 trường đại học, trong đó 187 trường cơng lập; 204 trường cao đẳng, trong đó 150 trường công lập; 295 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là trên 2,2 triệu sinh viên; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 623 nghìn học sinh. Cả nước có 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm nay là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người [159].
Những thành quả trong giáo dục - đào tạo đã góp phần quyết định đến phát triển trí lực người Việt Nam (yếu tố phản ánh chất lượng con người). Trình độ
dân trí của người Việt Nam nhờ đó được nâng lên đáng kể, óc sáng tạo, kỹ năng ứng xử và chỉ số thơng minh cũng được nâng cao; trình độ của người lao động được nâng lên nhanh chóng về cả số và chất lượng. Hiện nay, số lượng người lao động ở nước ta đã qua đào tạo chiếm 40% tổng số lao động đang làm việc. Trong đó có khoảng trên 8 triệu lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật, khoảng 2,5 triệu người có trình độ đại học, khoảng gần chục vạn thạc sỹ, khoảng hơn 15.000 tiến sỹ khoa học, hơn 7000 phó giáo sư, gần 1000 giáo sư. Bên cạnh đó, trong số
trên 4 triệu người Việt Nam hiện đang sống ở trên 100 nước trên thế giới, có hàng triệu người Việt Nam đang trực tiếp học tập, cơng tác, làm việc, trong đó có nhiều chun gia đang làm việc trong nhiều lĩnh vực từ khoa học cơ bản đến khoa học ứng dụng và công nghệ cao. Những lực lượng đó là nịng cốt của trí tuệ người Việt Nam. Với một nguồn nhân lực có số lượng đông đảo và chất lượng ngày càng cao như vậy, đã và sẽ tạo ra năng suất lao động cao, đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phản ánh những thành tựu phát triển trí lực của con người Việt Nam theo chỉ số HDI, chúng ta thấy chỉ số giáo dục trong HDI của Việt Nam không ngừng tăng
lên: Năm 1992 chỉ số giáo dục đạt 0,776, đến năm 1999 là 0,803 và tăng lên 0,830
vào năm 2008. Như vậy, từ năm 1992 đến năm 2008 chỉ số giáo dục tăng 7%; mức đóng góp của chỉ số giáo dục vào việc tăng trưởng chỉ số HDI trong giai đoạn này là 15,9%. Đây là chỉ số khá cao trong khu vực [Bảng 2, phụ lục].
Nhìn chung, những thành quả về phát triển trí lực con người Việt Nam trong những năm vừa qua là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đánh giá một cách sâu sắc hơn, chúng ta thấy, trong phát triển trí lực của người Việt Nam, cịn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém nhất định.
3.1.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong phát triển con người Việt Nam về mặt trí lực
Nhìn chung hiện hay, trình độ dân trí của người Việt còn chưa cao và phát triển chậm; nguồn nhân lực chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2011 cho thấy:
Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng lao động....Hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chun mơn kỹ thuật nào đó [153, tr.16].
Mặt khác, trình độ dân trí và lao động được đào tạo có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các địa phương. Ở các đô thị và các vùng có điều kiện phát triển
về kinh tế - xã hội, ở đó có trình độ dân trí cao, tập trung nhiều, thậm chí dư thừa lao động có trình độ, cịn ở các vùng, miền sâu, xa, khó khăn, thì trình độ dân trí cịn lạc hậu, lao động chủ yếu chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật. Theo thống kê:
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (30,7%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (8,6%)....Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (17,0%). Đồng bằng sơng Cửu Long - có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (3,4%) [153, tr.16].
Trình độ dân trí chưa cao, nhất là trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp là những yếu tố cơ bản phản ánh chất lượng của người Việt Nam cịn chưa thực sự phát triển và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản làm cho năng suất lao động thấp. Trong khi đó, nền giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập. Sự phát triển về trí lực con người Việt Nam chưa tương xứng với sự đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời đại mới. Mặc dù chúng ta có nhiều chiến lược, chính sách cho phát triển giáo dục; mức đầu tư cho phát triển giáo dục cũng khá lớn (hiện nước ta chi trên 20% tổng chi ngân sách, ngồi ra cịn nhiều nguồn chi từ các cá nhân, các đoàn thể và người học cho giáo dục). Song, công tác quản lý, giám sát phát triển giáo dục còn kém hiệu quả, làm cho chất lượng giáo dục - đào tạo còn thấp, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề. Giáo dục - đào tạo, thực chất chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, hầu hết sinh viên đại học ra trường đều phải đào tạo thêm, hoặc đào tạo lại mới có thể đáp ứng được công việc. Nhiều hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn kéo dài, chưa được giải quyết hiệu quả; cơ sở vật chất phục vụ giáo dục - đào tạo ở nhiều nơi, nhất là các vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, lạc hậu; nội dung, chương
trình trong giáo dục - đào tạo cịn lạc hậu, chưa phù hợp với thực tiễn đất nước, chưa bắt kịp được với các chương trình tiên tiến của thế giới.
Nếu chúng ta căn cứ vào chỉ số HDI để đánh giá thì giáo dục ở nước ta có chỉ số cao hơn hẳn so với chỉ số thu nhập và tuổi thọ: Năm 2008 chỉ số giáo dục là 0,830, còn chỉ số tuổi thọ là 0,728 và chỉ số thu nhập là 0,559. Có được điều đó là do chúng ta đã thực hiện nhanh và hiệu quả q trình xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, do những yếu kém, bất cập trong giáo dục nên sự phát triển của giáo dục còn chưa tương xứng với sự phát triển con người. Vì vậy, trong giai đoạn 1999 – 2008, sự đóng góp vào tăng trưởng HDI của chỉ số thu nhập tới 48,95%, của chỉ số tuổi thọ là 35,2%. Trong khi đó, đóng góp của chỉ số giáo dục chỉ là 15,9% [Bảng 2, phụ lục]. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chỉ số HDI của nước ta tăng chậm.
Việc đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài của chúng ta còn chưa hiệu quả. Cũng phải nói thẳng thắn rằng “nhân tài đất Việt” khơng phải hiếm, thậm chí rất nhiều, điển hình như giáo sư Ngô Bảo Châu… Hằng năm chúng ta đào tạo ra rất nhiều cử nhân, kỹ sư, có nhiều chuyên gia giỏi; có hàng vạn người được Nhà nước cử đi hoạc tập hoặc tự túc tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngồi, nhiều chun gia và lao động có trình độ quốc tế là người Việt đang làm việc ở nhiều nước trên thế giới. Đây là những “ngun khí của quốc gia”. Song tình trạng chảy máu chất xám cũng đã và đang là điều nhức nhối, được bàn luận nhiều nhưng chưa có biện pháp giải quyết hiệu quả. Vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có những chủ trương, chính sách sử dụng, đãi ngộ đúng đắn và thích đáng, nhất là tạo ra một mơi trường làm việc chuyên nghiệp và hạ tầng xã hội hiện đại để thu hút những “hiền tài” đó phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Dẫu biết rằng, xuất phát điểm của chúng ta thấp, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn, nhưng những con số phản ánh thực trạng phát triển về trí lực người Việt Nam trên đây đang đặt ra thách thức rất lớn đối với Đảng, Nhà nước
và toàn thể nhân dân ta. Chúng ta phải có những bước đi đột phá thực sự có hiệu quả và vững chắc để có thể tận dụng hiệu quả nhất thời kỳ “dân số vàng”.