Phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con ngườ

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người

Khi coi con người là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử, C.Mác đã khẳng định rằng: “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình” [83, tr.41]. Sự vận động, phát triển của lịch sử chính là sự thay thế các nền văn minh, văn hóa, gắn liền với q trình tiến hóa, phát triển của con người, của xã hội loài người. Bằng hoạt động thực tiễn sáng tạo của mình, con người khơng chỉ phát triển chính bản thân mình, mà thơng qua đó, con người cịn sáng tạo ra lịch sử xã hội lồi người. C.Mác viết: “Xã hội … là sản phẩm của sự tác

động qua lại giữa những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người” [90, tr.658]. Sáng tạo ra toàn bộ mọi nền văn minh và văn hóa của nhân loại, con người thể hiện ra là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo giá trị của mọi giá trị. Như vậy, xét về thực chất, con người không chỉ là sản phẩm, là chủ thể, mà cịn là mục đích của sự phát triển xã hội. Và do vậy, sự phát triển con người tồn diện khơng thể khơng gắn với sự phát triển xã hội.

Con người không chỉ sáng tạo ra lịch sử, mà con người cịn chính là động lực cơ bản nhất cho sự phát triển của lịch sử. Đứng trên lập trường duy vật về lịch sử, C.Mác cho rằng tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội. Sản xuất càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất cũng ngày càng cao. Sự phát triển mới của nền sản xuất sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới, những con người có năng lực phát triển tồn diện, đủ sức tinh thơng tồn bộ hệ thống sản xuất. Đến lượt mình, nền sản xuất đó sẽ tạo ra những điều kiện cho sự phát triển con người toàn diện, sẽ làm cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội “có năng lực phát triển tồn diện” [85, tr.474]. Điều này cho thấy C.Mác luôn đặt sự phát triển của con người trong quan hệ biện chứng với phát triển sản xuất và phát triển xã hội. Hơn thế, C.Mác còn coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người toàn diện là “một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội” [86, tr.52].

Để phát triển con người tồn diện, theo C.Mác, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lao động sản xuất với giáo dục về thể chất và trí tuệ. C.Mác viết: “Kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục đối với tất cả những trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó khơng phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là phương pháp duy nhất để sản xuất ra con người phát triển toàn diện nữa” [88, tr.688]. Với quan niệm này, C.Mác còn đề cập đến một khái niệm rộng hơn, toàn diện hơn - hoạt động thực tiễn. Coi hoạt động thực tiễn là một phương pháp phát triển con người, C.Mác cho rằng hoạt động thực tiễn tác động trực tiếp đến tư duy. Bằng hoạt động thực tiễn và thông qua thực

tiễn cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội, con người ngày càng hồn thiện mình hơn, xét trên cả hai phương diện sinh học và xã hội.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, phát triển con người tồn diện

trong quan niệm của C.Mác có cơ sở là hoạt động thực tiễn. Từ nhu cầu và sự sinh tồn của cuộc sống, bằng hoạt động thực tiễn, mà trước hết là hoạt động lao động sản xuất, con người phát triển chính bản thân mình. Đó là q trình đóng vai trị quan trọng trong việc hồn thiện và phát triển con người toàn diện. Với quan điểm này, học thuyết Mác đã cho thấy tính cách mạng và khoa học trong quan niệm về biện pháp phát triển con người là thơng qua hoạt động thực tiễn của chính con người.

Như vậy, với “chủ nghĩa nhân đạo hiện thực” và quan điểm quy vật triệt để của mình, học thuyết Mác đã khẳng định con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử; con người là động lực và cũng là mục đích của sự phát triển của lịch sử xã hội lồi người. Con người với bản tính ln hướng tới tự do và làm chủ, đã bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của chính mình để phát triển bản thân mình và thơng qua đó làm cho xã hội phát triển. Sự nghiệp giải phóng và phát triển con người là cuộc đấu tranh để xóa bỏ sự tha hóa của con người, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng thành công xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Xã hội mới đó là một cộng đồng xã hội với “một liên hợp, trong sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [85, tr.628], mọi cá nhân có điều kiện để có thể tự do phát triển “năng khiếu” của mình. Do đó, chỉ có trong cộng đồng xã hội như vậy, con người mới có thể được giải phóng và phát triển tồn diện.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w