1.1.1 .Khái niệm NHTM
2.3. Hiệu quả huyđộng vốn tại Chi nhánh Tây Hồ
2.3.3. So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huyđộng vốn tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Hồ với các ngân hàng khác
2.3.3.1. So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ với Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt
Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được thành lập theo Quyết định số 143/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, đặt trụ sở tại số 483 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Chi nhánh Hoàng Quốc Việt và CN Tây Hồ là hai CN khá tương đồng, cùng trở thành CN cấp 1 vào năm 2008, nằm ở hai khu vực giáp ranh giữa quận Tây Hồ và quận Cầu Giấy tuy nhiên CN Hoàng Quốc Việt lại có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt.
Bảng 2.12. So sánh các chỉ tiêu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ với Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt
Chỉ tiêu Tổng NVHĐ (tỷ đồng) NVHĐ bình quân (tỷ đồng) Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng thu (tỷ đồng) Thu từ lãi cho vay (tỷ đồng)
Tổng chi (tỷ đồng) Tổng số cán bộ (ngƣời) 1. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (tỷ đồng)
2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (%)
3. Chi phí huy động vốn bình qn (%)
4. Lãi rịng cho vay, đầu tƣ bình quân (triệu/ngƣời)
Cùng hoạt động trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và khá tương đồng về quy mơ, tổ chức nhưng CN Hồng Quốc Việt lại có chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động cao hơn CN Tây Hồ. Cụ thể năm 2011, 2012, 2013 CN Hoàng Quốc Việt đều đạt chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động cao hơn CN Tây Hồ lần lượt là 7,5 tỷ đồng; 21,7 tỷ đồng và 10,3 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải qua các lý do sau: Tuy cùng thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nhưng CN Hoàng Quốc Việt lại nằm trên cung đường có nhiều cơng ty, trường học, bệnh viện… giao thơng thuận lợi nên có nhiều lợi thế cho cơng tác HĐV, có nhiều khách hàng truyền thống …đó là những lợi thế giúp cho CN Hồng Quốc Việt ln tìm được những khoản tiền gửi lãi suất thấp, kỳ hạn dài trong khi đó các khoản thu từ lãi cho vay và đầu tư lại đạt hiệu quả cao hơn.
Theo cùng xu hướng với chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của CN Hoàng Quốc Việt qua các năm cũng cao hơn so với CN Tây Hồ nhất là trong năm 2012 chỉ tiêu này tại CN Hoàng Quốc Việt cao hơn CN Tây Hồ xấp xỉ 7,6 lần. Nguyên nhân là do trong năm 2012 CN Tây Hồ đã chi phí lớn cho việc mở rộng mạng lưới nên các chỉ tiêu bị sụt giảm đáng kể.
So sánh chi phí HĐV bình qn của CN Tây Hồ với CN Hồng Quốc Việt ta thấy chi phí HĐV của CN Tây Hồ trong năm 2011 cao hơn CN Hoàng Quốc Việt là 1,4%. Tuy nhiên đến năm 2012 thì chỉ số này tại hai chi nhánh bằng nhau là 12,5%, sang năm 2013 chi phí huy động vốn bình qn của CN Tây Hồ giảm mạnh và thấp hơn CN Hoàng Quốc Việt 0,5%. Điều này cho thấy CN Tây Hồ đã thành cơng trong việc giảm chi phí huy động do tìm kiếm được nhiều khách hàng có số dư tài khoản thanh tốn lớn, lãi suất thấp.
Tỷ lệ lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân của CN Tây Hồ khi so sánh với CN Hoàng Quốc Việt là thấp hơn hẳn. Con số chênh lệch trong ba năm
2011, 2012, 2013 tương ứng là 20,8 triệu; 147,8 triệu và 61,8 triệu đồng. Đối với CN Hồng Quốc Việt có quy mơ tương đương thì điều này phản ánh sự hiệu quả trong cả mảng kinh doanh ngân hàng và cả sử dụng lao động. Tuy nhiên riêng năm 2012 tỷ lệ lãi ròng từ cho vay, đầu tư bình qn 1 lao động của hai CN có sự chênh lệch đáng kể là do trong năm này CN Tây Hồ mở thêm 3 phịng giao dịch vì thế chi phí sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất ban đầu không hề nhỏ, cộng với việc số lao động làm việc tại CN cũng tăng gần 50 người so với năm 2011.
Nhìn chung để so sánh với CN Hồng Quốc Việt thì CN Tây Hồ vẫn đang có phần yếu hơn về hoạt động kinh doanh nói chung và HĐV nói riêng, tuy nhiên với những kết quả CN Tây Hồ đạt được như hiện nay cũng đã là một điều đáng khích lệ. Hơn nữa, CN Tây Hồ cũng đang có những chiến lược nâng cao uy tín, mở rộng thị trường, đầu tư cho tương lai với đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt huyết và đầy năng lượng dám nghĩ dám làm sẽ tạo tiền đề tốt cho sự phát triển của CN.
2.3.3.2. So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ với Chi nhánh HDBank Cầu Giấy
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh HDBank Cầu Giấy (HDBank Cầu Giấy) được thành lập ngày 25/06/2002 có trụ sở tại số 12 Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tuy CN HDBank Cầu Giấy được thành lập sớm hơn CN Tây Hồ nhưng là CN nhỏ thuộc Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh nên CN HDBank Cầu Giấy cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.12. So sánh các chỉ tiêu tại Chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Hồ với Chi nhánh HDBank Cầu Giấy
Chỉ tiêu Tổng NVHĐ (tỷ đồng) NVHĐ bình quân (tỷ đồng) Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng thu (tỷ đồng) Thu từ lãi cho vay (tỷ đồng)
Tổng chi (tỷ đồng) Tổng số cán bộ (ngƣời) 1. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (tỷ đồng)
2. Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (%)
3. Chi phí huy động vốn bình qn (%)
4. Lãi rịng cho vay, đầu tƣ bình qn (triệu/ngƣời)
Xét trên cùng địa bàn Hà Nội thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐV tại CN NHNo&PTNT Tây Hồ cao hơn hẳn so với CN HDBank Cầu Giấy. Cụ thể: chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của CN Tây Hồ trong năm 2011 cao hơn HDBank Cầu Giấy là 8,7 tỷ đồng và 5,7 tỷ đồng vào năm 2013. Tuy nhiên, trong năm 2012 chỉ tiêu này tại HDBank Cầu Giấy lại cao hơn CN Tây Hồ 6,8 tỷ đồng vì trong năm này CN Tây Hồ chi ra một khoản lớn cho việc mở rộng mạng lưới giao dịch. Các chỉ tiêu của HDBank Cầu Giấy lại tăng trưởng đều và khá ổn định trong các năm tuy nhiên luôn thấp hơn CN Tây Hồ. Ngun nhân là ngồi những nỗ lực trong cơng tác HĐV của CN Tây Hồ thì cũng một phần là do HDBank Cầu Giấy là NHTM cổ phần nhỏ nên có nhiều bất lợi trong hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy nếu trong điều kiện ổn định thì CN Tây Hồ sẽ có kết quả hoạt động kinh doanh, mức tăng trưởng tốt hơn HDBank Cầu Giấy.
Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động của HDBank Cầu Giấy trong các năm 2011, 2013 thấp hơn so với CN Tây Hồ tương ứng là 0,59% và 0,16%. Riêng năm 2012 chỉ tiêu này tại HDBank Cầu Giấy lại cao hơn CN Tây Hồ là 0,4%.
Về chỉ tiêu chi phí HĐV bình qn tại HDBank Cầu Giấy ln cao hơn CN Tây Hồ. Năm 2010 chỉ tiêu này tại HDBank Cầu Giấy đạt 15,7%, 14,5 và 10,4% trong khi đó tại CN Tây Hồ là 15,4% , 12,5 và 8,8%. Tức là tổng chi phí bỏ ra để huy động được 100 đồng nguồn vốn của HDBank Cầu Giấy luôn cao hơn so với chi phí mà CN Tây Hồ phải chi ra. Ngồi lý do CN Tây Hồ đã thực hiện tốt công tác HĐV, cắt giảm thiểu chi phí chi trả lãi trong hoạt động kinh doanh, thì cịn phải kể đến lý do là CN Tây Hồ thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, một ngân hàng có lịch sử lâu đời, uy tín lớn nên cũng có các lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, có được sự ưu việt trong
việc thu hút nguồn vốn chi phí thấp so với các NHTM khác. Bên cạnh đó CN Tây Hồ cịn có lợi thế nguồn vốn khơng kỳ hạn chi phí thấp chiếm tỷ trọng cao.
Tỷ lệ lãi rịng cho vay, đầu tư bình qn của CN Tây Hồ khi so sánh với HDBank Cầu Giấy năm 2011 là cao hơn hẳn. Năm 2011 chỉ tiêu này tại CN Tây Hồ cao hơn HDBank Cầu Giấy là 93,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên năm 2012 lãi ròng từ cho vay, đầu tư của CN Tây Hồ giảm mạnh nên chỉ tiêu này lại thấp hơn HDBank Cầu Giấy là 71,5 triệu đồng/người. Nhưng sang năm 2013 CN Tây Hồ đã hoạt động ổn định trở lại và chỉ tiêu lãi rịng cho vay, đầu tư bình quân cao hơn HDBank Cầu Giấy là 21 triệu đồng/người. Điều này phản ánh sự hiệu quả trong cả mảng kinh doanh ngân hàng và cả sử dụng lao động tại CN Tây Hồ.
Tóm lại, khi so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐV tại CN Tây Hồ với HDBank Cầu Giấy cùng nằm trên địa bàn Hà Nội thì cũng thấy được các lợi thế của CN Tây Hồ trong hoạt động HĐV, trong đó quy mơ CN và uy tín của ngân hàng cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung và HĐV nói riêng.