Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ tài chính và ngân hàng (Trang 109 - 111)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huyđộng vốn tại CN Tây Hồ

3.2.4. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng

Ngày 20/11/2010 trường đào tạo Cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam đã chính thức được thành lập trên cơ sở của Trung tâm đào tạo cán bộ nên công tác đào tạo nhân sự sẽ do đơn vị này đảm nhiệm. Tuy nhiên vì giới hạn về khơng gian và thời gian nên sẽ chỉ có một số ít cán bộ được cử đi học trong thời gian rất ngắn, nên công tác đào tạo vẫn được thực hiện ngay tại CN là chính. Hiện nay tại CN số lượng cán bộ có chuyên ngành ngân hàng là chủ yếu, song chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu kinh doanh đặt ra. Bởi vậy, CN cần thiết phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ngân hàng tinh thông nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, hiểu biết pháp luật, và đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp.

3.2.4.1. Tăng cường hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ

Dựa trên kết quả phân tích nhu cầu lao động, chỉ tiêu lao động hàng năm CN có thể dựa trên quy trình chuẩn trong cơng tác tuyển dụng của ngành ngân hàng để tăng cường hiệu quả cơng tác tuyển dụng cán bộ của mình. CN cần tích cực triển khai cơ hội làm việc ở ngân hàng cho các sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học. Đối với các trường đại học đào tạo chuyên sâu

về lĩnh vực ngân hàng, CN cần phổ biến những yêu cầu đối với các nhân viên làm việc tại ngân hàng. Với sự quảng bá và hợp tác nói trên, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và CN Tây Hồ nói riêng sẽ có cơ hội đào tạo trước và khai thác được những cán bộ trẻ, có năng lực và triển vọng phát triển.

3.2.4.2. Xây dựng cơ chế sử dụng nhân sự mới

Chi nhánh cần thay đổi căn bản cơ chế sử dụng nhân sự: chuyển từ cơ chế tuyển dụng không sa thải sang cơ chế sử dụng lao động theo hiệu quả công việc và sản thải. Các cán bộ đã được tuyển dụng vào làm việc tại ngân hàng nếu không đáp ứng được yêu cầu cơng việc, liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm sẽ bị sa thải. CN áp dụng cơ chế này sẽ khuyến khích được cán bộ tích cực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ, tránh tình trạng thụ động, ỷ lại của một số cán bộ hiện nay.

3.2.4.3. Xây dựng cơ chế đãi ngộ và bổ nhiệm nhân sự hợp lý

Chi nhánh cần áp dụng chế độ tiền lương, thưởng đúng với kết quả cơng việc và sử dụng lao động đúng vị trí thơng qua việc áp dụng các chỉ tiêu và hoạt động. CN nên áp dụng phân công nhiệm vụ, giao việc bằng văn bản theo tháng, quý, năm và quy định chế độ thực hiện báo cáo công việc của từng cán bộ nhân viên nhằm kiểm tra sát sao hơn hiệu quả hồn thành cơng việc của từng người. Từ đó, có thể nắm bắt tình hình cơng việc để có những điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời.

3.2.4.4. Xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nhân sự mới

Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn các các chương trình đào tạo cụ thể. Nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ trong toàn CN, điều này giúp cán bộ nhân viên ghi nhớ nắm chắc nghiệp vụ tạo điều kiện tốt trong q trình làm việc. Ví dụ như: Tổ chức tập huấn đào tạo và nâng cao kỹ năng “bán chéo sản phẩm”: Bán chéo sản phẩm thực sự là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển,

nó tạo ra những cơ hội mở rộng thị phần, tăng doanh thu, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần khẳng định thương hiệu của ngân hàng trên thị trường. Sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm tài chính, vì thế, bán chéo trong hoạt động ngân hàng là việc bán bổ sung các sản phẩm, dịch vụ tài chính hỗ trợ cho sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đã mua. Hiện nay, chất lượng phục vụ của các nhân viên tại CN mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, chưa hiểu rõ về các sản phẩm HĐV, sản phẩm dịch vụ khác, thiếu kỹ năng bán hàng, do đó khơng tư vấn cho khách hàng, khơng bán chéo sản phẩm dịch vụ…Vì vậy CN cần mở các khố đào tạo nhân viên bán chéo chuyên nghiệp.

Nhân tố nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Vì vậy, phải thường xuyên giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một lợi thế trong cạnh tranh.

Khi CN thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng lao động, một cán bộ nhân viên sẽ thực hiện tốt hơn công việc của mình, đây sẽ là nền tảng để cải thiện chi tiêu lãi ròng cho vay đầu tư trên 1 lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ tài chính và ngân hàng (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w