Quan niệm về hiệu quả huyđộng vốn:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ tài chính và ngân hàng (Trang 28 - 29)

1.1.1 .Khái niệm NHTM

1.2. Hiệu quả huyđộng vốn của NHTM

1.2.1. Quan niệm về hiệu quả huyđộng vốn:

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Chỉ khi nào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả và là kết quả đích thực thu được từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất, chi phí nào là thấp nhất là rất khó. Vì vậy hiệu quả huy động vốn thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất và kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng với chi phí hợp lý.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn địi hỏi cơng tác huy động vốn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thỏa mãn các nhu cầu tín dụng, thanh tốn cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn; giữa huy động dân cư và tổ chức …Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và khơng có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn.

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi

đối ngược nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cường huy động vốn thì cũng buộc phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy động và kinh doanh có lãi. Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thì lại dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hóa chi phí huy động theo từng loại hình huy động là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại. Cơ sở để ngân hàng tối thiểu hóa chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ tài chính và ngân hàng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w