CIN II và III CIN
1.3.1.3 Giá trị của VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung
Tỷ lệ dương tính với VIA qua sàng lọc UTCTC của các nghiên cứu dao động và được xác định là do tính khơng đồng nhất khi quan sát VIA của cán bộ y tế và một số yếu tố khác, không đơn thuần do tỷ lệ nhiễm bệnh [88]. VIA có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên toán âm lần lượt là 94,9%; 97%; 82,2%; 99,2% để phát hiện UTCTC [68].
Giá trị của VIA khác nhau theo các giai đoạn tổn thương của CTC, theo Nguyễn Thanh Bình (2015) độ nhạy của VIA từ 85,7% ở phụ nữcó kết quả mơ bệnh học CIN I tăng lên 100% ở CIN II và CIN III. Độ đặc hiệu 68,1% ở CIN I giảm xuống 67% ở CIN II và xuống 66,5% ở CIN III. Giá trị tiên đoán dương từ 11,5% ở CIN I giảm xuống 5,7% ở CIN II và 3,8% ở CIN III. Giá trị tiên đoán âm từ 99% tăng lên 100% ở CIN II và CIN III [5]. Đồng thời, giá trị của VIA cũng khác nhau ở các giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm ở phụ nữ tiền mãn kinh lần lượt là 60%; 68,8%; 27,8%; 89,6%; ở phụ nữ giai đoạn hậu mãn kinh thì tỷ lệ lần lượt là 57,1%; 97,7%; 80%; 93,3% [134].
Kelly (2017) trong phân tích tổng hợp ghi nhận giá trị VIA dao động 73,6 - 88,0% cho CIN II+ và 75,2 - 90,6% cho CIN III+. Phân tích này báo cáo ước tính độ nhạy gộp là 82% để phát hiện CIN II+ [90]. M. Chantal Umulisa (2018) báo cáo VIA có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 41% và 96%; giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm là 18% và 98,6% khi sàng lọc những trường hợp phụ nữ có HSIL+ [52]. Trong khi đó, Sarah L. Bedell (2020) báo cáo độ nhạy của VIA là 84% (KTC 95%: 66,96%) và độ đặc hiệu 82% (KTC 95%: 64 - 98%) trong việc phát hiện CIN II+ [119]. Megan
J.Huchko (2015) báo cáo VIA dương tính 7,7% ở những trường hợp có kết quả từ CIN II+ [98].