CIN II và III CIN
1.4.2 Biến đổi tế bào học cổ tử cung
Có một tỷ lệ tổn thương CIN khơng được điều trị sẽ tiến triển thành UTCTC. Tuy nhiên, dự đoán thực sự chính xác về tỷ lệ tiến triển và thối triển của CIN thường bị giới hạn bởi nhiều yếu tố. Thường người ta chấp nhận rằng các tổn thương mức độ thấp sẽ có tỷ lệ tiến triển thấp hơn so với các tổn thương mức độ cao. Joseph P. Connor cho thấy khoảng 45% các tổn thương CIN sẽ thoái lui, 31% vẫn tồn tại và 23% tiến triển. Trong số tiến triển thì có khoảng 14% tiến triển thành UTCTC tại chỗ và chỉ 1,4% tiến triển thành ung thư xâm lấn; hầu hết các tổn thương cổ tử cung mức độ thấp sẽ thoái triển trong vịng 2 năm theo dõi mà khơng cần điều trị [87].
Trong tổng quan 20 nghiên cứu của Prajakta (2017) với 313.553 phụ nữ ở Ấn Độ tác giả báo độ nhạy và độ đặc hiệu của VIA trong việc phát hiện các tổn thương CIN II+ là 16,6 - 82,6% và 82,1 - 96,8% [109].
Dias Fachini (2018) báo cáo phụ nữ có kết quả tế bào cổ tử cung LSIL làm tăng nguy cơ CIN III gấp 11,11 lần (KTC 95%: 2,04 - 50) nếu như họ có QHTD lần đầu > 10 năm và khơng tuân thủ việc tầm soát UTCTC. Đồng thời nguy cơ này phụ thuộc vào tuổi của phụ nữ, những phụ nữ lớn tuổi nguy cơ CIN I thấp hơn so với nhóm phụ nữ trẻ và ít nguy cơ UTCTC với p = 0,002 [61].
Sarah L. Bedell (2020) cho rằng PAP có độ đặc hiệu khoảng 98% và độ nhạy thấp và thay đổi nhiều hơn (55 - 80%) cho việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư và UTCTC. Do đó, người phụ nữ cần sàng lọc lặp lại trong phần lớn cuộc đời. Trong khi đó, trong số 23.000 phụ nữ có VIA âm tính thì chỉ có 25 phụ nữ tiến triển thành UTCTC trong vòng 8 năm tới [119]. Điều này cho thấy những phụ nữ có kết quả sàng lọc VIA âm tính thì khơng có khả năng tiến triển UTCTC trong tương lai gần, ngồi ra tình trạng viêm lành tính CTC cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả dương tính giả của VIA.