CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. Một số nghiên cứu H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu
1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Giao Thị Thoa (2018) trên 153 đối tượng NMCT cấp và 153 đối tượng nhóm chứng, điểm cắt H-FABP trong chẩn đốn NMCT là 6,41 ng/ml. Trên đối tượng nhập viện < 6 giờ từ khi khởi phát triệu chứng; AUC của H-FABP là 0,93 cao hơn so với hs-TnT (0,91), Myoglobin (0,86), CK-MB (0,83). Độ nhạy và đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, âm tính của H-FABP là 84,97%, 84,31%, 84,42%, 84,87% [56]. Đồng thời, H- FABP có mối liên quan tới phân độ Killip, tương quan thuận mức độ chặt với NT-proBNP, tăng dần theo thang điểm nguy cơ TIMI, PAMI. H-FABP là một yếu tố nguy cơ độc lập có khả năng dự báo tốt nguy cơ tử vong tại bệnh viện sau NMCT (OR = 14,72) [56].
Nghiên cứu của tác giả Nguyen T. N (2020), trên đối tượng NMCT cấp nói chung, H-FABP có AUC cao nhất trong chẩn đoán 0,99 khi so sánh với CKMB (AUC 0,92 ) và Troponin I (AUC 0,86). Độ nhạy của H-FABP đều cao hơn CKMB và Troponin T trên đối tượng nhập viện < 12 giờ, giảm dần trên đối tượng nhập viện từ 12 – 24 h. Về độ đặc hiệu thì H-FABP ln đạt 100% và ln cao hơn so với CK-MB và Troponin I tại các khoảng thời gian nghiên cứu [67]. H-FABP có giá trị chẩn đốn cao trên đối tượng nhập viện < 12 giờ, đặc biệt khoảng thời gian 0 – 6 giờ. [67].
Hiện tại trong nước, chúng tôi mới ghi nhận 2 nghiên cứu này, tiến hành trên đối tượng HCVC và NMCT nói chung, bên cạnh đó việc xây dựng điểm cắt chẩn đốn, tính tốn độ nhạy, độ đặc hiệu H-FABP trong chẩn đoán dựa trên so sánh đối tượng nhóm bệnh với nhóm chứng là người khỏe mạnh nên kết quả AUC rất cao, đặc biệt là kết quả của tác giả Nguyen T. N (2020). Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng riêng trên đối tượng NMCT cấp có ST chênh lên và nhóm chứng là những người có đau ngực khơng do ngun nhân tim mạch nhập viện cấp cứu, phù hợp hơn với thực tế lâm sàng để có cái nhìn khách quan hơn về giá trị, vai trò H-FABP.