Sơ đồ về giả thuyết cơ chế gây tái cấu trúc đường thở

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 26 - 28)

“Nguồn: Keglowich L. and Borger P., 201537”.

Sự tái tạo lại cấu trúc đường thở có thể xảy ra ở tất cả các mức độ của hen. Tăng sản các tế bào goblet và lắng đọng collagen nội mơ cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân hen nhẹ. Người ta tìm thấy bằng chứng của sự thay đổi cấu trúc

đáy), hậu quả của nó bao gồm sự hẹp đường thở hồi phục khơng hồn tồn, AHR, phù nề đường thở, tăng bài tiết chất nhầy gây ra các triệu chứng lâm sàng như ho, khó thở, khị khè, khạc đờm. Sự thay đổi này có thể là nguyên nhân góp phần gây cơn hen nặng và tử vong ở người bệnh hen phế quản38.

1.1.4.2. Mối liên quan về cơ chế bệnh sinh giữa hen phế quản và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng và hen phế quản có chung cơ chế dị ứng typ 1 với sự tham gia của kháng thể IgE. IgE huyết thanh tăng có liên quan đến cả hen và VMDƯ và là yếu tố nguy cơ đối với bệnh hen39.

Hen phế quản và viêm mũi dị ứng có chung yếu tố khởi phát là dị nguyên giống nhau. Niêm mạc mũi và phế quản có tính tương đồng vì vậy có tính phản ứng tương tự nhau. Cả hai bệnh đều là bệnh lý viêm đường thở, có cùng các tế bào viêm như tế bào mast, tương bào, lympho T…, và các chất trung gian gây viêm như histamin, cytokin, chemokin…được giải phóng ra do tiếp xúc với dị nguyên40.

Các dị nguyên của VMDƯ và HPQ thường được chia làm hai nhóm: dị nguyên trong nhà (chủ yếu là mạt nhà - HMD: House dust mite; vật ni như chó, mèo; gián và nấm mốc) và ngồi trời (phấn hoa, cỏ hoặc tác nhân nghề nghiệp)41. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các tác nhân dị ứng ngoài trời thường hay gây VMDƯ theo mùa và các tác nhân dị ứng trong nhà hay gây HPQ và VMDƯ quanh năm. Theo phân loại ARIA cho thấy hơn 50% bệnh nhân bị VMDƯ dai dẳng, và phần lớn bệnh nhân dị ứng với mạt nhà mắc VMDƯ gián đoạn - nhẹ42.

Hen và viêm mũi đều gây tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên trong VMDƯ, sự tắc nghẽn đường thở xảy ra do xung huyết làm tăng lượng máu trong mạch máu, thì trong hen là do phì đại và co thắt cơ trơn đường thở. Thực tế, trong niêm mạc mũi có một nguồn mạch máu lớn, trong khi đó ở phế quản có cơ trơn43 với đặc tính co thắt và tái cấu trúc trong hen phế quản33.

Bên cạnh đó, cần nhắc đến vai trị bảo vệ của mũi đối với phế quản. Dị nguyên, hít khơng khí lạnh gây phản xạ mũi- phế quản. Nghiên cứu của Pierse

và cộng sự thấy rằng cứ tăng lên 1o C ở nhiệt độ phòng ngủ sẽ tăng chỉ số chức năng hô hấp tương ứng là 10,6% FEV1 vào buổi sáng và tăng 12,06% FEV1 vào buổi tối44. Thở miệng do mũi bị ngạt gây khơ và lạnh đường dẫn khí, làm dị ngun và các chất ơ nhiễm thâm nhập vào phổi dễ dàng hơn.

1.1.5. Kiểm soát viêm mũi dị ứng giúp kiểm soát hen phế quản

Trẻ em và người lớn bị hen có kèm VMDƯ thường phải nhập viện nhiều hơn và phải gánh chịu chi phí điều trị cao hơn so với những bệnh nhân chỉ mắc hen phế quản đơn thuần. Những bệnh nhân này có số ngày nghỉ học, nghỉ làm nhiều hơn và năng suất lao động cũng thấp hơn. Do đó điều trị tốt VMDƯ có thể góp phần kiểm sốt tốt bệnh hen45.

VMDƯ cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của trẻ hen phế quản. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống giảm rõ rệt ở nhóm HPQ kèm VMDƯ so với nhóm chỉ có hen hoặc VMDƯ đơn độc46.

Một mơ hình được đề xuất để biểu thị mối quan hệ giữa VMDƯ và HPQ. Nguyên tắc cơ bản là hai bệnh lý này được biểu hiện bằng cùng một triệu chứng ở hai phần của đường hô hấp và VMDƯ càng nặng thì HPQ sẽ càng nặng và ngược lại.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em hen phế quản có viêm mũi dị ứng (study of asthma control status in children with bronchial ashtma and allergic rhinitis) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)