Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 54 - 62)

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và

2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp.

Đối với Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM, trong những năm qua quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của cơng ty và sự tác động của môi trường kinh doanh.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM

ĐVT: Tr.đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế TSNH

Hiệu suất sử dụng TSNH

Hệ số sinh lợi TSNH

Qua các số liệu trên ta thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong năm qua, chỉ tiêu này có xu hướng tăng khơng đồng đều. Năm 2010, nếu sử dụng một đồng TSNH đem lại 3.15 đồng doanh thu thuần, thì năm 2011 đem lại 5.99 đồng và năm 2012 là 3.33 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này xét ở Công ty Hà Tiên ta thấy cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ tạo ra 0.85 đồng doanh thu thuần. Vì vậy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn ở Công ty VEAM tốt hơn ở Công ty Hà Tiên.

Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn: từ số liệu trên cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn có tăng nhẹ năm 2011 và giảm mạnh năm 2012. Năm 2010 hệ số này là 1.92%, đến năm 2011 tăng lên 2.09% nhưng sang năm 2012 đã giảm mạnh xuống 1.36%. Tương tự như trên đánh giá về tổng tài sản ta thấy hệ số sinh lợi của Công ty Hà Tiên cao hơn hẳn so với Công ty VEAM.

Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM đã chú trọng đến việc sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng về việc sinh lợi của tài sản này chưa đạt được lợi nhuận cao cho công ty. Công ty cần xem xét lại để làm sao vừa sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả mà mang lại lợi nhuận cao cho cơng ty.

* Khả năng thanh tốn ngắn hạn

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều dựa trên cơ sở vật chất đầy đủ. Khả năng doanh nghiệp trong việc đảm bảo thanh tốn các khoản nợ khi nó đến hạn, so sánh xem có đủ tài sản để đảm bảo thanh toán cho nợ của doanh nghiệp. Tại một thời điểm doanh nghiệp khơng đủ khả năng thanh tốn đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, cịn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh tốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán ngắn hạn: (CR)

Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2010 – 2012

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn CR( lần)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 -2012 của Cơng ty)

5 4,5 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0

Năm 2010Năm 2011Năm 2012 C.ty Hà

Tiên Năm 2012 CR Bi ểu 2.2 . Kh

năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm 2010 – 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính hai Cơng ty năm 2010-2012)

Qua bảng phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh tốn của Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM đáp ứng được vừa đủ so với nhu cầu thanh tốn. Năm 2010 và năm 2011 Cơng ty kinh doanh đạt lợi nhuận nhưng hệ số thanh tốn có sự giảm sút ở trong năm 2011 với năm 2010. Một phần do khoản nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn. Năm 2011 khả năng thanh tốn của Cơng ty là thấp nhất so với hai năm còn lại. Nguyên nhân của việc giảm hệ số của khả năng thanh toán chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng lên làm cho nhu cầu thanh toán tăng lên mà khả năng thanh toán của Công ty tăng chậm. Do vậy, các nhà quản trị cơng ty phải có biện pháp tăng khả năng thanh tốn trong năm 2012. Sang năm 2012, tuy TSNH của Cơng ty tăng mạnh lên 136 tỷ đồng nhưng khả năng thanh tốn của cơng ty lại cao nhất. Một phần do Cơng ty đầu tư vào tài sản cố định để mua thêm máy móc, thiết bị.

Cơng ty cổ phần vận tải Hà Tiên có hệ số khả năng thanh tốn khá cao. Qua đó cho thấy việc Cơng ty này có tài sản khá lớn nhưng doanh nghiệp không để cho khách hàng vay với tỷ trọng cao để Công ty này tránh rủi ro cho việc thanh tốn. Cơng ty VEAM cần có chính sách nguồn tài trợ phù hợp và giảm dần công nợ của khách hàng xuống, tránh để khách hàng có cơng nợ quá cao, gây rủi ro lớn cho công ty.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty:

Bảng 2.7 : Một số chỉ số về khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn các năm 2010 - 2012

STT Các chỉ tiêu

1 Vòng quay dự trữ, tồn kho

2 Vòng quay các khoản phải thu

3 Kỳ thu tiền bình qn

4 Mức đảm nhiệm TSNH

5 Vịng quay tiền

Từ bảng trên ta thấy rằng vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh sau 3 năm. Đó là do lượng hàng tồn kho giảm nhanh mà giá vốn hàng bán tăng. Qua đó cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty ngày càng tăng. Đặc biệt năm 2012, giá vốn hàng bán tăng từ 354.253 triệu đồng năm 2011 lên 442.287 triệu đồng năm 2012 tương ứng với tăng 24.85%. Bên cạnh đó vịng quay dự trữ tồn kho của Cơng ty Hà Tiên cũng khá cao, cao hơn cả mức quay của Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM. Qua đó cho thấy Cơng ty Hà Tiên là một công ty hoạt động rất hiệu quả.

Vịng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để

đạt được doanh thu trong kỳ đó. Các khoản phải thu giảm một phần do ảnh hưởng của nền kinh tế chung, một phần do chính sách tín dụng thương mại của cơng ty. Khoản phải thu của doanh nghiệp VEAM ở năm 2010 là 27 vòng/năm, giảm mạnh còn 7 vòng/ năm trong năm 2011. Đến năm 2012 vòng quay khoản phải thu giảm xuống thấp cịn có 3 vịng/ năm. Cơng ty cổ phần vận tải Hà Tiên vòng quay khoản phải thu năm 2012 là 1 vòng/năm. Tỷ số này càng ngày càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ngày càng cao. Chỉ tiêu này cho biết Công ty VEAM quản lý các khoản phải thu chưa thực sự hiệu quả như Công ty Hà Tiên. Qua các số liệu trên, ta thấy bên cạnh doanh thu đạt hiệu quả cao thì kéo theo đó khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể. Các khoản phải thu tăng lên từ 46 tỷ đồng năm 2011 lên 122 tỷ đồng năm 2012 mà chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Từ đó cho thấy doanh nghiệp đã để công nợ lên quá cao, đặt niềm tin vào khách hàng rất lớn. Hệ quả là có một số khách hàng do tình hình kinh tế hiện tại đang gặp khó khăn nên chậm thanh tốn nợ cho cơng ty. Công ty phải gia hạn trả nợ thêm cho khách hàng để khách hàng trả nợ dần.

Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Năm 2010 là 12 ngày để thu hồi khoản phải thu của mình, đến năm 2011 doanh nghiệp phải mất 45 ngày để thu hồi khoản phải thu, và đến năm 2012 thì để thu hồi khoản phải thu doanh nghiệp phải mất 97 ngày. Qua đây, cũng có thể nhận ra rằng cơng ty thực hiện chính sách bán trả chậm. Năm 2012 doanh nghiệp áp dụng thời hạn tín dụng là 90 ngày, nhưng năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 97 ngày thì vẫn cao hơn. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý, thời hạn cho nợ đảm bảo thu được tiền về nhanh chóng để quay vịng vốn nhanh. Ở Cơng ty Hà Tiên kỳ thu tiền bình qn là 251 ngày qua đó cũng cho biết cơng ty này áp dụng hình thức cho vay trả chậm. Mỗi chu kỳ thu tiền bình quân là 251 ngày, đây là khoảng thời gian khá dài (hơn 8 tháng). Với khoản tiền cho vay khá lâu như vậy vịng quay vốn

của cơng ty sẽ khá lâu. Có lẽ Cơng ty Hà Tiên cũng nên áp dụng biện pháp để làm sao số ngày thu tiền bình quân được rút ngắn lại.

Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là rất thấp. Năm 2010, năm 2011 và năm 2012 mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn giữ ở mức 0.32, 0.17 và 0.3. từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là cao. Cao hơn so với Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên. Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM đã có mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả tốt.

Khả năng vòng quay tiền của doanh nghiệp là rất tốt. Năm 2011 vòng quay tiền tăng mạnh là do doanh thu trong năm này tăng lên đáng kể mà tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm đi so với năm 2010. Vịng quay tiền của Cơng ty Hà Tiên thấp hơn so với Cơng ty VEAM. Qua đó cho thấy khả năng quay vòng tiền của VEAM tốt hơn so với Hà Tiên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w