Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 64)

vận tải và thƣơng mại VEAM (VETRANCO)

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Tình hình chính trị - xã hội trong nước ổn định, Cơng ty luôn được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, của Tổng công ty, được các khách hàng, nhà cung ứng... được đánh giá là cơng ty có tiềm lực phát triển tốt. Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên đồn kết, gắn bó, hăng hái thi đua lao động, sản xuất.

Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải và thương mại với các mảng hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ vận tải, bán bn các loại máy móc, vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ điện, đồ gia dụng, sản xuất quần áo bảo hộ, găng tay bảo hộ lao động, xuất và nhập hàng hóa trong nước và ngoài nước… Với sự cố gắng, đoàn kết của Hội đồng thành viên nên kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã ngày càng phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VEAM là cơng ty cổ phần có sự góp vốn Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và thương

mại. Là thành viên của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, công ty thực hiện quy chế quản lý tài chính thống nhất do Tổng cơng ty ban hành. Như vậy, Cơng ty có thuận lợi là có được phương thức quản lý rõ ràng và tương đối phù hợp với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chung nhất với tồn ngành và thống nhất tương đối với các ngun tắc quản lý tài chính nói chung do Bộ Tài chính quy định.

Đội ngũ lãnh đạo và lực lượng lao động giàu kinh nghiệm, đã kiểm soát tốt hệ thống, làm chủ công nghệ, nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như hàng hóa, dịch vụ.

Cơng ty vẫn duy trì các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống trong nước và ngoài nước được xây dựng và củng cố từ nhiều năm trước để khai thác có chọn lọc các thế mạnh của khách hàng.

Nhờ có những kế hoạch mang tính định hướng và quy chế quản lý tài chính hợp lý trong thời gian qua, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một khởi sắc và đạt được những thành tựu đáng khen ngợi. Doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng liên tục, đặc biệt năm 2011doanh thu của công ty tăng 102.31% so với năm 2010, năm 2011 tăng 24.85% so với năm 2011. Liên tục trong các năm qua Cơng ty đều hồn thành và vượt mức kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận do Tổng công ty giao cho. Nghĩa vụ đối với nhà nước, Công ty luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Các chỉ tiêu tăng trưởng của Công ty đều ở mức ổn định.

Trong hoạt động quản lý tài sản, Công ty cũng thu được những thành tựu đáng kể. Công ty đã bảo tồn và phát triển được khối tài sản của mình trong những năm qua. Tổng tài sản có xu hướng tăng qua các năm, mức tăng trưởng tương đối lớn so với sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Ngồi ra, Cơng ty cịn chủ động mở rộng quy mơ như mua thêm tài sản cố định, tìm kiếm nguồn tín dụng từ Ngân hàng mới.

Khối tài sản của công ty tăng trưởng tương đối nhanh. Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng trưởng với mức độ cao nhưng không ổn định. Trong những năm qua, công ty chú trọng đầu tư tài sản ngắn hạn, mở rộng lĩnh vực hoạt động thương mại, cho vay trả chậm. Tài sản dài hạn cũng được quan tâm, mua thêm một số máy móc tập trung vào sản xuất hàng hóa bảo hộ lao động, mua thêm phương tiện vận chuyển để sử dụng trong lĩnh vực vận tải, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thương mại được Công ty sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả, khơng chỉ làm tăng lợi nhuận đạt được mà cón tăng hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động nói chung.

Mặt khác, chính sách chiết khấu thanh tốn cũng được Cơng ty vận dụng khá linh hoạt và hiệu quả trong thời gian qua.

Với uy tín lâu năm và khả năng chủ động tìm kiếm đối tác, quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Công ty đã không chỉ duy trì và phát triển được các thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị phần ra nhiều nước trên thế giới.

Những kết quả đã đạt được trong những năm qua của Cơng ty quả là rất đáng khích lệ, Cơng ty cần duy trì và phát huy, đổi mới, sáng tạo hơn nữa trong hoạt động quản lý tài sản để đạt được những kết quả cao hơn trong tương lai.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới mà hệ quả là giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu đều tăng và diễn biến bất thường, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải và thương mại ít nhiều chịu ảnh hưởng và phải đối mặt với khó khăn chung đó.

2.3.2.1. Hạn chế

Về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Thứ nhất, kỳ thu tiền bình qn vẫn cao, có những khách chậm thanh

tốn, khâu thủ tục, giấy tờ trong thanh toán cũng chậm.

Thứ hai, hoạt động quản lý tiền của công ty cũng chưa đạt hiệu quả

cao. Số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng còn lớn

Về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Thứ nhất, Cơng ty có kế hoạch đầu tư mới tài sản cố định nhưng khi

vận hành thì vẫn chưa đạt hiệu quả so với kế hoạch đầu tư đặt ra.

Thứ hai, Một số tài sản cố định đã cũ và khơng được sử dụng đến,

chờ thanh lý, cịn tồn đọng. Làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản, gây lãng phí nguồn lực.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Yếu tố khách quan:

- Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với những bất ổn gia tăng từ các khu vực kinh tế lớn. Nợ cơng ở nhiều nước Châu Âu, tình hình suy thối kinh tế và hạ mức tín nhiệm của Mỹ, thảm họa động đất, sóng thần và rị rỉ

phóng xạ tại Nhật Bản... gây ra lo ngại và nhu cầu tiêu thụ giảm đối với nhiều hàng hóa.

- Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết, nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lưu thơng hang hóa đình trệ…lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn.

- Trong thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách khơng cho các doanh nghiệp hưởng lãi suất vay đồng USD đối với các đơn hàng nhập khẩu, các khoản vay nhập khẩu 100% phải chịu lãi suất VND

cũng đã khiến cho giá thành hàng hóa bị tăng cao, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến khó thâm nhập được thì trường nội địa.

- Nhà nước đã ban hành những quy định về quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung và quản lý tài sản nói riêng, tuy nhiên những nguyên tắc này khi áp dụng vào thực tế còn xảy ra nhiều bất cập, không hợp lý. Các thủ tục mua sắm, nhượng bán, và thanh lý tài sản mà Nhà nước quy định còn rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, thủ tục giấy tờ khiến hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp bị khó khăn, đạt hiệu quả kém.

* Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, việc quản lý cơng nợ cịn chưa chặt chẽ là do nhiều ngun

nhân, trong đó có nguyên nhân Cơng ty chưa có biện pháp thu hồi nợ thích hợp như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu cơng nợ thường xuyên, định kỳ. Mặt khác khi theo dõi các khoản nợ Cơng ty chưa có sự phối hợp đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận tài chính kế tốn. Dẫn đến số liệu hạch tốn khơng thống nhất, khơng chính xác, khơng phản ánh được thực tế càng làm hoạt động thu hồi nợ chậm chạp hơn.

Thứ hai, Những chuyến vận tải chạy vào thành phố Hồ Chí Minh khi đi

vào thì có hàng. Nhưng khi xe ra thì chạy khơng có hàng hóa. Vì thế sẽ gây lãng phí xăng xe, chi phí cầu đường mà khơng mang lại lợi nhuận cho công ty.

Thứ ba, Cơng ty chưa tích cực sử dụng những tài sản khơng cần dùng

đến, đã hư hỏng hoặc chờ thanh lý. Cơng ty chưa có thái độ chủ động sửa chữa, nâng cấp tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất, chỉ quan tâm mua sắm tài sản cố định mới. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực, để các nguồn lực trong trạng thái nhàn rỗi, không sinh lời.

Mặt khác, việc thanh lý, nhựơng bán tài sản được công ty thực hiện rất rườm rà, lắm thủ tục, phải xét duyệt qua nhiều bộ phận, nhiều cấp gây chậm trễ cho tiến độ thanh lý tài sản.

Thứ tư, Công ty quan tâm tới việc mua sắm trang thiết bị mới mà

không quan tâm đến việc sử dụng như thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản có thể mang lại. Điều này chủ yếu đề cập tới quá trình vận hàng và bảo trì tài sản cố định.

Như vậy, dù có nhiều cố gắng trong hoạt động quản lý tài chính nói chung và quản lý, sử dụng tài sản nói riêng. Cơng ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn, cản trở sự phát triển của Cơng ty. Một số ngun nhân khó có thể khắc phục được, nhưng bên cạnh đó có những yếu tố nằm trong tầm kiểm sốt của cơng ty, địi hỏi cơng ty cần phải có biện pháp giải quyết kịp thời.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƢƠNG MẠI

VEAM (VETRANCO)

3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thƣơng mại VEAM (VETRANCO)

3.1.1. Định hướng phát triển

Tích cực nắm bắt thị trường, cập nhật thơng tin một cách nhanh nhạy, chính xác để đưa ra các quyết định cho phù hợp với thời điểm, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Chủ động giữ vững mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, phát triển có chọn lọc những bạn hàng trong hệ thống khách hàng, lựa chọn hàng hóa phù hợp với tình hình của thị trường, ít rủi do trong việc tồn kho, đảm bảo việc kinh doanh đạt chỉ tiêu nhưng an toàn đồng vốn phải được đặt lên hàng đầu

Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa thuơng mại cũng như hàng hóa do Cơng ty sản xuất, tận dụng nguồn ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu để thanh toán cho các đơn hàng nhập khẩu nhằm giảm giá thành hàng hóa, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Tích cực phát triển mở rộng thị trường dịch vụ để tăng thêm doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Xúc tiến hoạt động xuất khẩu tại chỗ đối với các doanh nghiệp thuộc KCN, khu chế xuất…

Chủ động tìm các phương án hợp lý để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn trong cơng tác kinh doanh nhằm hạn chế tối đa sự rủi do về đồng vốn.

3.1.2. Yêu cầu về sử dụng tài sản

Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động quản lý và sử dụng tài sản, Công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM cần thực hiện tốt yêu cầu sau:

Sử dụng tài sản cần tuân theo qui định của pháp luật, qui chế chung của ngành kinh doanh vận tải và thương mại. Các nguyên tắc quản lý tài chính do Tổng Công ty máy động lực và mày nông nghiệp Việt Nam qui định cần được chấp hành nghiêm chỉnh trong hoạt động quản lý và sử dụng tài sản của Cơng ty. Ngồi ra, cần thống nhất với các ngun tắc quản lý tài sản mà Bộ Tài chính ban hành, tất cả các hoạt động quản lý tài sản nói riêng và tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của cơng ty phait thực hiện hợp pháp.

Mặt khác, công tác quản lý tài chính cần phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời trong mọi thời điểm. Hạch tốn ngồi việc khơng được sai sót cịn phải đảm bảo có sự phối hợp, đối chiếu với các bộ phận khác trong Công ty, chẳng hạn như bộ phận kinh doanh để số liệu luôn sát với thực tế. Quỹ khấu hao tài sản cố định phải được trích đúng, đủ, đảm bảo cho việc tái đầu tư của công ty.

Bên cạnh đó, phải ln có kế hoạch sử dụng, kiểm tra, kiểm sốt việc sử dụng tài sản sao cho hợp lý và khoa học trên cơ sở tiết kiệm các nguồn lực. Thực hiện được như vậy mới đảm bảo được suất sinh lời của tài sản luôn ở mức cao.

Ngồi ra, các biện pháp phịng ngừa rủi ro phải luôn được chú trọng, bởi hoạt động sản xuất kinh doanh bản thân nó ln chứa đựng rất nhiều rủi ro, chưa kể đến những rủi ro tác động từ nền kinh tế vĩ mô như: rủi ro do sự biến động của tỷ giá, sự biến động của lãi suất thị trường...

Những nguyên tắc trên chỉ là tương đối, trong việc quản lý và sử dụng tài sản, các nhà quản lý cơng ty cịn cần phải linh hoạt, chủ động trong mọi tình huống xảy ra trong kinh doanh. Đó cũng là yếu tố khá cần thiết cho sự thành cơng.

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần vận tải và thƣơng mại VEAM (VETRANCO) Công ty Cổ phần vận tải và thƣơng mại VEAM (VETRANCO)

Qua thời gian nghiên cứu tình hình sử dụng tài sản của cơng ty, trên cơ sở những nhận xét, đánh giá về ưu nhược điểm của hoạt động quản lý và sử dụng tài sản tại công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn nữa mảng hoạt động này ở công ty.

3.2.1. Tăng cường quản lý công nợ

Thực tế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh khơng thể có hiện tượng chậm thanh tốn (nợ) để dảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc các ràng buộc khác. Nếu ở mức độ trong thời gian cho phép thì là điều có thể chấp nhận được. nhưng khi các khoản nợ này khơng được thanh tốn đúng hạn thì cơng ty cần phải đốc thúc việc trả nợ để đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp được khả quan và cân đối.

Hiện tại, các khoản phải thu của công ty chiếm 80.68% trong tài sản ngắn hạn. Như vậy, nợ của khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao có thể làm mất an tồn và ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của cơng ty. Các khoản cơng nợ khơng được theo dõi sát, quản lý chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho việc thu hồi nếu gặp các khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của cơng ty.

Trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Đã có rất nhiều cơng ty lâm vào tình trạng khơng có khả năng chi trả, chậm thanh toán và trường hợp tồi tệ nhất là phá sản.

Để quản lý tốt các khoản công nợ, Công ty cần nắm được thực trạng các khoản phải thu theo từng đối tượng khách hàng, so sánh với chính sách tín dụng thương mại theo khía cạnh giới hạn nợ và thời hạn nợ. Trên cơ sở đó, cơng ty sẽ biết được khoản nợ nào là quá hạn, khoản nợ nào chưa đến hạn thanh tốn. Từ đó tiến hành phân loại nợ để quản lý chặt chẽ, khoa học hơn.

Phân tích khách hàng, xác định đối tượng. Đây là khâu rất quan trọng để công ty xác định rõ khách hàng là ai và quyết định thực hiện chính sách thương mại như thế nào. Do vậy, để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng. Nhất là với những khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó xác định hình thức hợp đồng.

Với những khoản nợ đã quá hạn thanh tốn cơng ty phải đưa ra những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần vận tải và thương mại VEAM (VETRANCO) (Trang 64)