5. Kết cấu của luận văn
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định Marketing-mix của doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế phản ánh những đặc điểm kinh tế của vùng, quốc gia và quốc tế. Khi phân tích mơi trường kinh tế, các doanh nghiệp phải chú ý tới các nội dung: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, GDP bình quân đầu người, tỉ lệ lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng…
* Mơi trường văn hóa
Mơi trường văn hóa bao gồm những tập qn, phong tục, cách suy nghĩ, hành động, quan điểm phổ biến trong xã hội và các trào lưu xã hội. Mơi trường văn hóa là cơ sở quan trọng để tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
Khi đi phân tích mơi trường văn hóa, các nhà marketing cần đi phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa tới hành vi mua. Kết quả của việc phân tích này giúp cho các tổ chức (doanh nghiệp) đưa ra các chính sách marketing phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng sản phẩm
* Mơi trường chính trị- pháp luật
Mơi trường chính trị - pháp luật bao gồm những đặc điểm về thể chế lãnh đạo xã hội và các văn bản pháp luật được ban hành trong phạm vi cùng, quốc gia và quốc tế. Đây là nội dung khơng thể xem nhẹ khi phân tích mơi trường vĩ mô. Ngành thép là
ngành rất nhạy cảm với các sự kiện như ổn định chính trị, thể chế chính trị, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của nhà nước, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đường lối phát triển cơ sở hạ tầng của trung ương và địa phương,…Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường théo và ra thị trường thép.
* Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là môi trường phản ánh các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài ngun, thời tiết…của địa phương, quốc gia và quốc tế. Phân tích mơi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí, địa hình, thời tiết, khí hậu,... Việc phân tích này khơng những chỉ ra tính hấp dẫn của ngành thép mà cịn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn của các yếu tố đầu vào.
* Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là môi trường phản ánh đặc điểm công nghệ trong nước và quốc tế, là cơ sở quan trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức (doanh nghiệp) Phân tích mơi trường cơng nghệ là phân tích sự phát triển của tri thức, sử dụng mạng phát triển dữ liệu điểm đến, tiến bộ công nghệ giao thông, công nghệ tổ chức hội nghị, các vật liệu thay thế, tăng sức chịu đựng cho vật liệu,..…Thơng qua việc phân tích này giúp doanh nghiệp quyết định chính sách đầu tư thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
1.2.3.2. Nhân tố thuộc môi trường vi mô
* Khách hàng
Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ thống quản trị của nó nói riêng.
Nhà cung ứng được coi là sự đe dọa đối với cơng ty khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho công ty lên, ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty. Các công ty thường phải liên hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau.
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các công ty. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào sự tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia canh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Sự tồn tại của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình, chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt. Các doanh nghiệp cần thừa nhận q trình cạnh tranh khơng ổn định. Ngồi ra các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.
* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Mặc dù không phải bao giờ doanh nghiệp cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, song nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành vừa chịu ảnh hưởng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp.
* Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các công ty trong những ngành khác nhưng thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống như các công ty trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau. Trong những thời điểm nhất định, các sản phẩm thay thế có thể làm đảo lộn sự tương quan vì chất lượng và giá cả của nó.