Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện toán và truyền số liệu (Trang 34 - 37)

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.3.3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp và chịu sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý vốn các doanh nghiệp cần tính đến tác động của các nhân tố này để đƣa ra biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất.

Những nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngồi nhƣng đơi khi đóng vai trị quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trƣớc pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nƣớc vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khn khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế Nhà nƣớc ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt, có hiệu quả và ngƣợc lại.Chính sách sách kinh tế của nhà

nƣớc nhƣ chính sách thuế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ, chính sách khuyến khích đầu tƣ...có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nƣớc.

Mức độ lạm phát của nền kinh tế.

Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút và sự tăng giá của các loại vật tƣ hàng hoá. Với một lƣợng tiền nhƣ trƣớc nhƣng không mua đƣợc mộtkhối lƣợng tài sản tƣơng đƣơng với khi có lạm phát. Doanh nghiệp phải bỏ ra một khối lƣợng tiền tệ nhiều hơn đầu tƣ vào tài sản đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm.

Điều kiên tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh:

Những rủi ro trong kinh doanh nhƣ hoả hoạn, bão lụt, những biến động về thị trƣờng...làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hƣ tổn, giảm giá dẫn đến vốn của daonh nghiệp bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên có ảnh hƣởng lớn đến các doanh nghiệp có sản phẩm chịu tác động của điều kiện tự nhiên nhƣ: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp, ngành khai thác mỏ...

Thị trường và sự cạnh tranh:

Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trƣòng đầu vào và đầu ra là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch về vốn. Khi xem xét thị trƣờng doanh nghiệp không thể bỏ qua đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh của mình.Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì cơng ty sẽ co doanh thu và lợi nhuận lớn,từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.

Lãi suất thị trường :

Lãi suất thị trƣờng ảnh hƣởng đến chi phí huy động bằng vốn vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trƣờng tăng lên,

tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống.

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật :

Khoa học công nghệ là cơ hội nhƣng cũng là thách thức đối với các doanh nghiêp, làm tăng hao mịn vơ hình và địi hỏi cơng tác đầu tƣ đổi mới tài sản phải đƣợc chú trọng.

Những nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan trên,cịn có nhiều nhân tố chủ đạo do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy,việc xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng.Thơng thƣờng, trên góc độ tổng qt, ngƣời ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau:

Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động:

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, ngƣợc lại nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị bng lỏng sẽ khơng có khả năng bảo tồn đƣợc vốn. Trình độ ngƣời lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, mức độ phế phẩm...từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sự lựa chọn phương án đầu tư :

Nếu daonh nghiệp lựa chọn phƣơng án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngƣợc lại, sẽ là sự thất bại của phƣơng án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Việc đầu tƣ vào các tài sản không sử dụng hoặc chƣa sử dụng quá lớn hoặc doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì khơng những khơng phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp.

Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động :

Đây là nhân tố có ảnh hƣởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việc của ngƣời lao động. Một mức lƣơng tƣơng xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả cơng việc sẽ tạo động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Việc tính và trích khấu hao :

Việc tính và trích khấu hao khơng sát thực với tình hình hao mịn của tài sản dẫn đến tài sản hƣ hỏng trƣớc khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao khơng hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn, doanh nghiệp cần xem xét từng yếu tố để từ đó đƣa ra biện pháp quản lý thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện toán và truyền số liệu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w