Những điểm đột phá của văn bản áp dụng hiện hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 51 - 53)

1.2 .ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.2. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

2.2.2. Những điểm đột phá của văn bản áp dụng hiện hành

- Điểm đột phá thứ nhất: Nếu như Nghị định 187 quy định trường hợp doanh nghiệp cổ phần hố chọn hình thức th đất thì khơng tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, lần này tại điều 30 Nghị định 109 quy định rõ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hố chọn hình thức thuê đất nếu doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian th đất thì tính tiền th đất vào giá trị doanh nghiệp theo giá sát với giá thị trường tại thời điểm định giá được ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố. Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm thì khơng tính tiền th đất vào giá trị doanh nghiệp.

Việc khơng tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến cho giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị được định giá trên sổ sách có một khoảng cách khá lớn. Điều này đã được các

phương tiện thông tin đại chúng phản ánh trong thời gian qua. Hậu quả là Nhà nước sẽ bị thất thu một khoản tiền không nhỏ khi doanh nghiệp cổ phần hóa chọn hình thức th đất, người lao động thì phải mua cổ phiếu với giá cao hơn gấp nhiều lần giá trị thực tế. Một số người lao động khơng đủ khả năng tài chính để mua cổ phiếu đành phải “bán lúa non”. Do vậy, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chính là trả lại sự cơng bằng trong cổ phần hóa, là điều kiện cho người lao động có cơ hội sở hữu cổ phiều, làm chủ doanh nghiệp.

- Điểm đột phá thứ hai: Bỏ ưu đãi về giá cho nhà đầu tư chiến lược. Nghị định 109 quy định nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá khơng thấp hơn giá đấu thành cơng bình qn. Trước đây Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần ưu đãi với giá giảm 20% so giá đấu bình quân. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng cổ phiếu tập trung vào một số ít nhà đầu tư, làm cho một số người nhanh chóng giàu lên nhờ cổ phiếu, hạn chế tình trạng thất thốt tiền nhà nước do bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Ngoài ra, Nghị định 109 lần này cũng mở rộng nhà đầu tư chiến lược gồm cả nhà đầu tư nước ngoài.

- Điểm đột phá thứ ba: Điều 45 Nghị định 109 về quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa quy định: Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh tốn chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dơi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần cịn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sẽ được nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Tập đồn, Tổng cơng ty trong trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên, cơng ty con hoặc đơn vị hạch tốn phụ thuộc Tập đồn, Tổng công ty hoặc nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng

công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong trường hợp cổ phần hóa tồn bộ Tập đồn, Tổng cơng ty.

Số tiền trên sẽ được Tập đoàn, Tổng công ty dùng vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, bộ phận doanh nghiệp trực thuộc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu (bao gồm doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, giao, bán, chuyển thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu…) hoặc bổ sung vốn điều lệ (trước đây số tiền này được nộp vào kho bạc, khi doanh nghiệp cần vay thì làm hồ sơ xin). Điểm nổi bật này đáng được ghi nhận bởi lẽ tiền thu từ bán cổ phần lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp “đại gia” có khi lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, đủ sức để đầu tư vào các dự án lớn như điện, cầu đường..

- Điểm đột phá thứ tư của Nghị định 109 là Thủ tướng Chính Phủ ủy quyền cho Hội đồng quản trị các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quyết định cơng bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, bộ phận doanh nghiệp trực thuộc,… thay vì phải trình lên bộ quản lý ngành như trước đây. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

Tóm lại, Nghị định 109 ra đời sẽ thúc đẩy nhanh q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đưa cổ phần hóa về đúng mục tiêu ý nghĩa thiết thực của nó, hạn chế tình trạng thất thốt tài sản nhà nước trong quá trình định giá doanh nghiệp cổ phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w