Một số yếu tố liên quan đến kiến thức,thực hànhvề quản lý CTRYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện tâm thần tỉnh vĩnh phúc năm 2018 (Trang 47)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức,thực hànhvề quản lý CTRYT

tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.

3.3.1. Mối liên quan giữa trình độ chun mơn, tuổi, giới, thâm niên công tác, tham gia tập huấn với kiến thức về quản lý CTRYT

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ chuyên môn, tuổi, giới, thâm niên công tác, tham gia tập huấn với kiến thức về quản lý CTRYT

Biến số ĐạtKiến thứcKhơng đạt OR

Trình độ chun mơn

Đại học, sau đại học 52 17

0,68 Cao đẳng, trung cấp 25 12

Tuổi ≥ 35 tuổi<35 tuổi 6017 1712 2,49

Giới NamNữ 2453 1217 0,64 Thâm niên công tác ≥ 5 năm 67 26 0,77 <5 năm 10 3 Tham gia đào tạo 53 7 6,94 Khơng 24 22 Tổng cộng 77 29

Kết quả bảng 3.8 cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi và tham gia đào tạo về quản lý CTRYT của CBYT với kiến thức về quản lý CTRYT. CBYT thuộc nhóm tuổi ≥35 có kiến thức về quản lý CTRYT cao hơn 2,49 lần so với nhóm CBYTthuộc nhóm tuổi <35. Yếu tố đào tạo có liên quan mật

thiết tới kiến thức về quản lý CTRYT, nhóm CBYT được tham gia đào tạo về quản lý CTRYT có kiến thức cao hơn 6,94 lần so với nhóm CBYT khơng được tham gia đào tạo.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trình độ chun mơn, tuổi, giới, thâm niên công tác, tham gia tập huấn với thực hành về quản lý CTRYT

Biến số ĐạtThực hànhKhơng đạt OR Trình độ

chun mơn

Đại học, sau đại học 52 17

3,59 Cao đẳng, trung cấp 17 20 Tuổi ≥ 35 tuổi 52 25 1,47 <35 tuổi 17 12 Giới Nam 22 14 0,77 Nữ 47 23 Thâm niên công tác ≥ 5 năm 59 34 0,52 <5 năm 10 3 Tham gia đào tạo 45 15 2,68 Khơng 24 22 Tổng cộng 69 37

Kết quả bảng 3.9 cho thấycó mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và tham gia đào tạo về quản lý CTRYT của CBYT với thực hành về quản lý CTRYT. CBYTcó trình độ chun mơn từ đại học, sau đại học có thực hành về quản lý CTRYT cao hơn 3,59 lần so với nhóm CBYT có trình độ chun mơn là cao đẳng, trung cấp. Nhóm CBYT được tham gia đào tạo về quản lý CTRYT có thực hànhvề quản lý CTRYT cao hơn 2,68lần so với nhóm CBYT khơng được tham gia đào tạo về quản lý CTRYT.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về quản lý CTRYT

Biến số Thực hành OR

Đạt Không đạt

Kiến thức Đạt 55 22 2,68

Tổng cộng 69 37

Bảng 3.10 cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức đạt của CBYT về quản lý CTRYT và thực hành đạt về quản lý CTRYT. CBYT có kiến thức quản lý CTRYT đạt thì thực hànhvề quản lý CTRYT đạt cao hơn 2,68 lần so với đối tượng nghiên cứu có kiến thức khơng đạt về quản lý CTRYT.

3.4. Một số yếu tố liên quan khác ảnh hưởng tới công tác quản lý CTRYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.1. Về kinh phí và sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện:

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: Ngồi các yếu tố chủ quan của con người đã ảnh hưởng trực tiêp đến các khâu trong quy trình quản lý chất thải thì các yếu tố mang tính khách quan cũng có những ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động này, trong đó kinh phí là một trong những yếu tố được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các cơ sở vật chất, trang thiết bị, các buổi tập huấn về quản lý CTRYT. Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có nhận xét:

“Kinh phí trong cơng tác quản lý chất thải hiện nay tại BVTTVP còn rất hạn chế, nên chúng tôi chỉ mua những dụng cụ, trang thiết bị thật cần thiết chứ khó mà có thể đủ hồn tồn theo quy định được ” (TKKSNK01_TLN ngày

10/01/2019).

Kết quả quan sát tương đồng với trao đổi tại cuộc thảo luận nhóm để tìm hiểu ngun nhân: “ Thiết kế này là từ ngày xưa, khi các lãnh đạo trước

đã xây dựng, mà bây giờ kinh phí có hạn chủ yếu là bao cấp hồn tồnnên chúng ta phải tận dụng những nơi thiết kế sẵn từ trước để sử dụng cho việc lưu trữ tạm thời, chưa có điều kiện để xây lại (LĐ02_TLN ngày 10/01/2019)”

3.4.2. Yếu tố cơ sở vật chất

Một hộ lý cho biết: “Có tháng hết túi nilon màu xanh do phát sinh

thêm lượng rác thải, mà dự trù lại chỉ như tháng trước nên thiếu túi sử dụng. Bên nhà cung ứng thì chưa mang đến kịp thời lúc ấy nên đành có khi lại để

lộn xộn túi cùng màu nhưng khơng có biểu tượng đúng theo quy định” (HL 03_TLN ngày 10/01/2019).

“Nếu thiếu chủ yếu là thiếu túi màu vàng thôi, túi này đựng chất thải

lây nhiễm là cứ buộc túm lại, bỏ vào thùng vàng sau đó được vận chuyển ra lị đốt để xử lý, đơi khi vì lượng chất thải cần sử dụng túi màu vàng tương đối ít nên việc dự trù chưa được cung ứng kịp thời nên vẫn phải thay thế bằng các túi kác có màu vàng nhưng thiếu biểu tượng của quy định về phân loại chất thải.Còn các màu khác còn rất nhiều nhưng không được dùng thay thế được ấy”(HL02_TLN ngày 10/01/2019)

3.4.3.Yếu tố từ người bệnh và người nhà

Một CBYT cho biết: “Ở bệnh viện mình đối tượng phục vụ chủ yếu là

những người bệnh không làm chủ được năng lực hành vi, cứ bình quân một người bệnh thì phải một tới hai người nhà tới chăm sóc, người này người kia vứt rác, người ta cứ thấy thùng là vứt, có khi cịn vứt rác khơng vào thùng rác ấy, mà người ta cũng kệ không để ý bảng treo quy định phân loại rác cho từng thùng rác”(ĐDT03_TLN ngày 10/01/2019).

Một CBYT khác cho biết: “Bệnh nhân thì khơng bình thường, ý thức ở

đâu ra, nên là nhiều lúc mệt lắm,nhắc nho phải đi thu dọn suốt ngày những rác thải mà họ vứt ra” (HL01_TLN ngày 10/01/2019)

Chương 4BÀN LUẬN BÀN LUẬN

4.1. Kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý CTRYT của CBYTtại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018. tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018.

4.1.1. Kiến thức về quản lý CTRYT.

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh phúc cho thấy tỷ lệ kiến thức chung là 72,6 % các CBYT trả lời đúng kiến thức về quản lý CTRYT tại (Biểu đồ 1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn

Văn Quản Châu năm 2014 tại Bệnh viện đa khoa Lấp Vị (76,7 %), của riêng nhóm nhân viên vệ sinh là 75 % [26]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy năm 2015 tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp (47,8 %) là đạt kiến thức cơ bản về quản lý CTYT[12]. Sự khác biệt này có thể lý giải là do trong nghiên cứu này đánh giá kiến thức theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT – BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015, còn các nghiên cứu trước đó đánh giá kiến thức theo thông tư cũ (Thông tư số 43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007), nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy được đánh giá vào thời điểm trước khi có Thơng tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015.

Có thể nói cơng tác đào tạo tập huấn của BVTTVP về quản lý CTRYT là rất tập trung, chú trọng nhóm CBYT làm lâm sàng chủ yếu là các y, bác sĩ, điều dưỡng. Đây là nhóm đối tượng có tỉ lệ cao nhất so với cán bộ khác trong bệnh viện.

Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ kiến thức chung về quản lý CTRYT cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Đức Khang năm 2016 tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Kiên Giang (45,4%) [27]. Có thể lý giải sự khác biệt này là do CBYT trong nghiên cứu của Phạm Đức Khang nhầm lẫn chất thải lây nhiễm phát sinh tại các phịng bệnh là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và nước rửa phim Xquang là chất thải phóng xạ nên kiến thức chung của đối tượng trong nghiên cứu này đạt thấp hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy CBYT trả lời đúng về các quy định phân loại CTRYT như kiến thức về quản lý CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế đạt 72,6 % (Bảng 3.1), thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm

Đức Khang năm 2016 tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Kiên Giang (90 %) [27]. Lý giải cho sự khác biệt này làdo CBYT trong nghiên cứu của Phạm Đức Khang được tập huấn nhiều hơn so với CBYT của nghiên cứu này. Kết quả này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy năm 2011 tại 8 khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa Đơng Anh Hà Nội có tỷ lệ (91,9 %) [14]. Sự khác biệt trên có thể lý giảilà do trong nghiên cứu này, kiến thức được đánh giá theo thông tư mới (Thông tư số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015) cịn nghiên cứu của Hồng Thị Thúy được đánh giá theo thông tư cũ (Thông tư số 43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007) và mỗi bệnh viện khác nhau về nguồn nhân lực, trong đó số CBYTđược tập huấn về kiến thức quản lý CTRYT nhiều hơn so với CBYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc.

4.1.2. Thực hành về quản lý CTRYT.

Công tác thu gom CTRYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện khá tốt, tại các điểm thu gom CTRYT đều gắn các quy trình phân loại, thu gom chất thải, có hình ảnh minh họa khá sống động. Ngồi ra tại các vị trí như cầu thang, hành lang có gắn các biển chỉ dẫn đường đi của CTYT, hộ lý thu gom hai nhóm CTRYT vào hai thời điểm khác nhau buổi sáng thu gom chất thải rắn y tế thông thường tại các buồng bệnh bằng xe thùng màu xanh cóghi thùng đừng chất thải thơng thường, buổi chiều thu gom chất thải lây nhiễm và các loại chất thải khác bằng xe thùng màu vàng, có biểu tượng nguy hại sinh học, vì vậy quá trình thu gom CTRYT là khá tốt nêntrong kết quả (bảng 3.2) nghiên cứu chỉ đánh giá thực hành trong quá trình phân loại CTRYT.

Kết quả thực hành phân loại CTYT thông thường đạt 81,1 % (Bảng 3.2) cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Đức Khang năm 2016 tại Bệnh viện

Y học Cổ truyền Kiên Giang là (61,3 %) [27], tỷ lệ thực hành phân loại chất thải tái chế tại BVTTVP là 84,9 %, tương đồng với nghiên cứu của Phạm Đức Khang (86,5 %)[27]. Lý giải cho sự khác biệt của tỷ lệ thực hành phân loại chất thải thông thường giữa nghiên cứu này và nghiên cứu của Phạm Đức Khanglà do nghiên cứu của Phạm Đức Khang không vứt bỏ đầu dây truyền dịch vào thùng đựng chất thải sắc nhọn mà bỏ luôn qua thùng tái chế hoặc thùng đựng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, một số khác do không cẩn thận bỏ ống thuốc, kim châm cứu đã sử dụng vào thùng đựng chất thải lây nhiễm.

Kết quả nghiên cứunày đạt tỷ lệ thực hành đúng phân loại chất thải thông thường và chất thải tái chế lần lượt là 81,1 % và 84,9 % (Bảng 3.2), cũng thấp hơn so vớinghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy tại một bệnh viện đa khoa Đồng tháp năm 2015 có tỷ lệ đạt thực hành đúng phân loại chất thải thông thường và chất thải tái chế lần lượt là 95,7 % và 100 % [12]. Sự khác biệt này có thể do CBYT trong nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy được tập huấn nhiều hơn có kiến thức tốt hơn so với nghiên cứu tại BVTTVP, một phần cũng do đặc thù địa điểm nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa khác với địa điểm nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy là bệnh viện đa khoa.Thời gian thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc cũng khác các nghiên cứu trước đây, trong khi thông tư 58 mới được ban hành một phần cũng ảnh hưởng tới kết quả đánh giá thực hành trong nghiên cứu.

Kết quả thực hành chung phân loại CTRYT đạt 65,1 % (Biểu đồ 2), tương đồng so với kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Khang năm 2016 tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Kiên Giang đạt thực hành chung phân loại CTRYT đạt 60,2 % [27] và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Huyền tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú thọ năm 2016 (84,6 %) [24]. Điều này có thể lý giải tại sao CBYT của BVTTVPcó tỷ lệ thực hành đúng lại thấp hơn vì CBYT của

Nguyễn Thị Mỹ Huyền tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú thọ tập trung vào 3 đối tượng chính (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) cịn nghiên cứu này là toàn bộ CBYT đang cơng tác và có mặt tại thời điểm nghiên cứu. Do vậy BVTTVP cần tăng cường đào tạo, tập huấn, thường xuyên kiểm tra giám sát, đặc biệt là nhóm CBYT độ tuổi <35 và có trình độ cao đẳng, trung cấp.

4.1.3. Thực trạng quản lý CTRYT.

Tại các khoa, phòng của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc qua quan sát trực tiếp đều có treo đầy đủ quy định và hướng dẫn thực hiện quản lý CTRYT (Bảng 3.3). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2015 cho biết các khoa phòng được khảo sát đều có đầy đủ văn bản quy định quản lý chất thải, quy trình thực hiện phân loại, thu gom và các bảng hướng dẫn cách phân loại, thu gom chất thải theo quy định của Bộ Y tế [12]. Tuy nhiên các dụng cụ như : thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn, thùng thu gom chất thải theo đúng màu sắc quy định chỉ được lắp đặt tại một số khoa phịng có phát sinh nhiều CTRYT (Bảng 3.4) khác biệt với nghiên cứu của Châu Võ Thụy Diễm Thúy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2015 là đã được trang bị đầy đủ cho 20/20 khoa lâm sàng đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế [12]. Điều này là cần thiết có tác dụng nhắc nhở nhân viên y tế phải thực hiện nghiêm túc các quy trình về quản lý chất thải ngay từ khi chất thải y tế bắt đầu phát sinh, đây là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý chất thải, phịng tránh được nguồn lây nhiễm cho mơi trường xung quanh.

Nghiên cứu cũng cho thấy các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phân loại được cung cấp tương đối đầy đủ cho các khoa có phát sinh CTYT, màu sắc túi nilon theo quy định, tuy nhiên do lượng chất thải phóng xạ rất ít nên một số khoa phịng khơng sử dụng thùng màu đen (Bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Huê tại Bệnh viện

đa khoa Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang năm 2018, các loại trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phân loại được cung ứng tương đối đầy đủ, màu sắc túi nilon đúng quy định, các loại thùng phân loại được cung ứng đúng theo các tiêu chí đã được quy định và tại các khoa ở đây chưa có thùng màu đen để phân loại chất thải nguy hại khơng lây nhiễm, chất thải này rất ít, nên trang bị loại thùng này chưa thực sự cần thiết [41].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Huynh tại Bệnh viện E Hà Nội [29] và nghiên cứu của Đào Thị Lê Phương tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp [30] cũng tương đồng với nghiên cứu tại BVTTVP, hai bệnh viện trên cũng chưa có thùng màu đen. Nguyên nhân là do chưa thành lập khoa ung bướu và khơng có phịng thí nghiệm có sử dụng các loại hóa chất nguy hại.

Cơ sở vật chất tại BVTTVP còn thiếu so với nghiên cứu của Đinh Tấn Hùng năm 2013 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa (100 % các khoa trong bệnh viện đã thực hiện việc phân loại chất thải rắn y tế ngay tại thời điểm phát sinh và phân loại CTRYT nguy hại riêng biệt với CTRYT thông thường theo quy định của Bộ Y tế, 100 % các khoa có thùng thu gom CTRYT tại nơi làm thủ thuật và có bảng hướng dẫn quy định nơi đặt thùng thu gom và tiến hành đúng quy định. 100 % các khoa thực hiện đúng quy định, túi đựng CTRYT khơng được đựng q ¾ túi và được buộc kín miệng, dán tên khoa trước khi vận chuyển về nhà lưu giữ) [21].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thơ tại Bệnh viện 71 Trung ương năm 2017 [31] cũng cho thấy tương đồng với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc, đối với dụng cụ về phân loại, theo quan sát tại các khoa cho thấy, 100% các khoa đã có túi, thùng phân loại riêng các loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện tâm thần tỉnh vĩnh phúc năm 2018 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)