Cơ cấu việc làm theo ngành của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 78)

Chỉ tiêu

Tổng số lao động trong độ tuổi 1. Có việc làm - Nông nghiệp - Công nghiệp - Thương mại dịch vụ - Ngành nghề khác 2. Khơng có việc làm

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra

So sánh cơ cấu việc làm trước và sau khi thu hồi đất (Bảng 3.9) trên địa bàn các phường có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp như vậy là theo xu

tăng đáng kể. Nếu trước khi thu hồi đất số lượng việc làm trong khu vực này chỉ là 5,16% thì sau khi thu hồi đất số việc làm trong khu vực này tăng lên 16,33%, gấp đến 3 lần. Trong khi đó, việc làm nơng nghiệp lại giảm dần từ 88,82% xuống cịn 61,22%. Giải thích cho hiện tượng này đó là do sự gia tăng, hội tụ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở Long Biên trong q trình đơ thị hóa, những lợi thế về các nguồn lực dồi dào ngày càng được tận dụng, khai thác tối đa, không gian đô thị được mở rộng, các trung tâm thương mại được hình thành, lao động tự động hóa, cơ khí ngày càng thay thế lao động thủ công…làm cho cơ cấu việc làm của người lao động thay đổi.

Việc thu hồi đất nông nghiệp và hỗ trợ bằng tiền mặt giúp cho người lao động có được một nguồn vốn khá lớn. Đối với khoản tiền này, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào kinh doanh, bn bán,… để tự tạo việc làm cho con em mình. Có những hộ đầu tư vào học nghề và tự mở cửa hàng, cửa hiệu để tạo việc làm khơng những cho mình mà cho những người xung quanh. Do đó, có thể nói rằng việc thu hồi đất góp phần làm cho nguồn vốn đầu tư trong dân tăng lên và kích thích sức sản xuất, kinh doanh của người lao động hơn.

Thêm vào đó, vì đất đai bị thu hồi là để phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện tiếp cận dịch vụ việc làm đối với người lao động. Ở Long Biên, đất nông nghiệp được thu hồi là để phục vụ cho những cơng trình dân sinh, những cơng trình cơng cộng. Tại 3 phường điều tra, có hai dự án lớn được hình thành là khu đơ thị sinh thái Vincom, cơng viên công nghệ thông tin tại phường Phúc Lợi, cùng với đó là sự hình thành của những siêu thị, những chợ lớn… Những cơng trình này đã góp phần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa. Từ đó, nguồn việc làm được tạo ra nhiều hơn, cũng có nghĩa là cả cung và cầu về lao động đều gia tăng, đồng thời nó cũng làm cho đời sống kinh tế của quận ngày càng năng động hơn, các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hoạt động giáo dục, đào tạo nghề, dịch vụ thông tin thị trường sức lao động cũng theo đó mà phát triển. Điều này cũng làm cho người lao động có nhiều

cơ hội cải thiện chất lượng việc làm của bản thân, mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ làm ăn.

Việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên tạo ra lượng lao động dơi dư do khơng cịn đất nơng nghiệp để canh tác, có nhiều hộ gia đình đất nơng nghiệp vẫn cịn nhưng ít nên thời gian nơng nhàn cũng nhiều hơn, lượng lao động này thường tìm đến các khu cơng nghiệp, khu đô thị, các siêu thị, chợ để làm việc, hoặc có những hộ thường góp chung vốn có được từ tiền bồi thường để mở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hoặc đầu tư vào công nghiệp chế biến ngay trên mặt bằng diện tích đất cịn lại, hoặc nhiều gia đình đầu tư vào trồng rau sạch phục vụ cho nhu cầu của những khu đô thị mới… Như vậy, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa mặc dù làm diện tích đất nơng nghiệp bị giảm đi nhưng nó lại tạo điều kiện để thúc đẩy q trình đơ thị hóa, thúc đẩy sự phát triển cơng nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, làm tăng thời gian lao động ở nơng thơn. Từ đó, việc thu hồi đất cũng góp phần tạo ra sức ép chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng hiện đại hóa.

3.2.1.2. Tác động tiêu cực

Việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, trong ngắn hạn sẽ làm cho tỷ lệ người khơng có việc làm, hoặc khơng đủ việc làm gia tăng (bảng 3.9). Nguyên nhân là do đa số những người nông dân bị thu hồi đất là những người lao động thuần tuý theo kiểu cha truyền con nối, chưa hề được đào tạo nghề. Do đó, họ rất khó kiếm được việc làm tốt, có thu nhập tương đối cao và ổn định trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo kết quả điều tra cho thấy:

- Tại thời điểm trước khi thu hồi đất: Trong 465 người trong độ tuổi

lao

động, số lao động chưa có việc làm là 9 người, chiếm 1,94%. Số lao động khơng đủ việc làm (khơng có việc làm liên tục dưới 12 tháng) là 175 người, chiếm 37,6%, số lao động đủ việc làm là 281 người chiếm 60.47%.

Bảng 3.9: Tình trạng việc làm trƣớc và sau khi thu hồi đất của ngƣời lao động theo kết quả điều tra

Độ tuổi người lao Tổng động cộng 15-25 26-35 36-45 46-60 Tổng

- Tại thời điểm sau khi thu hồi đất: Có sự chuyển dịch về lao động và việc

làm sau khi thu hồi đất. Trong tổng số 490 người trong độ tuổi lao động chỉ có 113 người đủ việc làm, chiếm 23,06%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15-25, đây là độ tuổi có khả năng chuyển đổi được nghề nghiệp, đối với độ tuổi từ 26-60 do khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp nên phải bám vào diện tích đất nơng nghiệp cịn lại của gia đình dẫn đến có việc làm nhưng khơng đủ, thời gian nhàn rỗi lớn; số lao động không đủ việc làm là 313 người chiếm 63,88%; số lao động khơng có việc làm là 64 lao động chiếm 13,06% tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15-25, do trình độ văn hố thấp, mặt khác một số lao động sau khi nhận tiền bồi thường đã sử dụng vào các mục đích như mua sắm xe máy, cờ bạc, lười lao động hoặc khơng thích lao động nơng nghiệp nên dẫn đến khơng có việc làm. Có thể thấy số lao động khơng có việc làm tăng lên rõ rệt từ 1,94% lên 13,06%, ngoài ra số lao động không đủ việc làm tăng từ 37,6% lên 63,88% và số lao động đủ việc làm giảm đáng kể từ 60,47% xuống cịn 23,06%.

mới khơng cao, ngun nhân và biểu hiện với các mức độ khác nhau giữa các nhóm và các phường. Song, chủ yếu tập trung vào các ngun nhân như: khơng có việc gì làm hoặc việc làm không phù hợp với khả năng của người lao động. Vì vậy giúp đỡ người dân trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ và năng lực của người lao động, trên cơ sở đó họ có được thu nhập tốt hơn, ổn định hơn là trách nhiệm của các cấp chính quyền quận.

Sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào quy định của Chính phủ, của thành phố Hà Nội, cũng như quận Long Biên, các chủ dự án, các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng đã cố gắng giúp người dân trong việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, nhất là đối với lao động trẻ, dưới 35 tuổi, nhằm giúp họ kiếm được việc làm mới trong công nghiệp hoặc dịch vụ với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc đào tạo nghề cho người lao động diễn ra khơng có bài bản, thiếu chiến lược và kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, số lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp, khơng có nghề, cần đào tạo thì nhiều, song thực tế đào tạo khơng được bao nhiêu và việc làm nghề nghiệp của họ về cơ bản vẫn chưa tiến triển theo hướng tiến bộ, chưa theo mong muốn. Ngồi ra, tình trạng làm việc khơng ổn định, số lao động nông nghiệp chuyển sang đi làm thuê, công nhân, thợ xây, thợ mộc, đồng nát, xe ôm…và đi làm việc ở nơi khác tăng nhanh, trong số người có việc làm, số người lao động gắn với q trình cơng nghiệp hố tăng ít.

Ủy ban nhân dân quận, phòng lao động - thương binh và xã hội quận Long Biên cũng đã quan tâm hỗ trợ cho người dân trong việc đào tạo nghề, thu xếp bố trí cơng việc mới, tuy nhiên kết quả mang lại chưa nhiều. Trên thực tế, việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp chưa đưa ra một cách quyết liệt và chưa tiến hành một cách bài bản. Hầu như sau khi giao tiền bồi thường cho dân xong coi như đã hoàn thành trách nhiệm. Trong khi diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bị thu hồi rất lớn, nhiều đô thị mới được mọc lên, hạ tầng kỹ thuật về giao thông và xã hội được đầu tư, song việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển chung, tỷ lệ lao động có việc làm vẫn cịn thấp, số lao động khơng có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao, tình trạng lao động đi làm thuê theo mùa vụ ở các nơi khác

khá lớn. Chính điều này đã, đang và sẽ gây sức ép đối với chính quyền quận trong vấn đề giải quyết việc làm.

3.2.2. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Từ thực tế ở 3 phường cho thấy: Nhu cầu về việc làm của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là rất lớn. Trong 100 hộ được điều tra tại 3 phường, hầu như hộ nào cũng có người lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định hoặc có nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Trong khi đó nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn quận lại rất lớn. Tuy nhiên, chất lượng nhân lực bị thu hồi đất nông nghiệp lại chưa đáp ứng được nhu cầu ấy. Điều đó xuất phát ngay từ đặc điểm của người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp tại quận Long Biên. Đặc điểm đó được nhìn nhận thơng qua điều tra, khảo sát như sau:

Thứ nhất, đặc điểm về nhận thức việc làm.

Từ áp lực của việc làm bị mất do mất đất sản xuất, một số hộ dân đã nhận thức được lý do khơng có việc làm, sau khi nhận được tiền bồi thường đã tự đầu tư vào đào tạo cùng với việc tham gia các chương trình đào tạo theo các chính sách. Tuy nhiên, số người nằm trong diện tự đào tạo tăng lên rất ít, mức chuyển biến này chưa đáp ứng được cung ứng về lao động cho các doanh nghiệp cũng như chưa giải quyết được nhu cầu lao động của người dân. Hầu hết các hộ dân sau khi nhận được tiền bồi thường sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nhiều hộ gia đình khi nhận được tiền bồi thường, thay cho việc đầu tư vào sản xuất lại sử dụng vào mua sắm các đồ dùng đắt tiền để tiêu dùng. Đây là một nguyên nhân làm cho điều kiện sống của số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ. Nhiều hộ dân sử dụng tiền bồi thường tương đối hợp lý vào mục đích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh… Theo kết quả khảo sát tại 3 phường, số tiền bồi thường sử dụng đầu tư vào đầu tư cho học nghề, học tập và kinh doanh dịch vụ là 22,68%; trong khi tiền sử dụng cho các mục đích như xây dựng, sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt là 59,82%. Điều đó phản ánh nhận thức về việc làm của người dân còn chưa đúng đắn, nhiều hộ khơng tính tốn trong việc sử dụng tiền đền bù khơng đúng mục đích.

Bảng 3.10. Tình hình sử dụng tiền bồi thƣờng

STT Mục đích sử dụng

1 Thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng đất

nông nghiệp để tiếp tục sản xuất

2 Đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ

3 Đầu tư học nghề, học tập

4 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

5 Mua sắm đồ dùng

6 Cho vay

7 Gửi tiết kiệm ngân hàng

8 Đầu tư khác

Tổng tiền bồi thường

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Thứ hai, đặc điểm về thu nhập và cơ cấu thu nhập.

Theo kết quả điều tra của luận văn, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, thu nhập của các nhóm hộ đều tăng, tuy nhiên cơ cấu thu nhập lại có sự thay đổi, thu nhập từ nơng nghiệp giảm, thu nhập từ công nghiệp-dịch vụ thương mại và thu nhập khác tăng lên (Bảng 3.11)

Bảng 3.11. Bình quân thu nhập/hộ/năm của các nhóm hộtrƣớc và sau khi thu hồi đất trƣớc và sau khi thu hồi đất

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1.Tổng số hộ 2.Tổng thu nhập bình qn/hộ - Nơng nghiệp + Trồng trọt + Chăn nuôi - Công nghiêp-DVTM - Thu nhập khác

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra

Từ bảng 3.11, cho thấy: Thu nhập của các nhóm hộ tăng lên khơng giống nhau. Nhóm hộ I tăng 6,684 triệu đồng/hộ/năm, nhóm hộ II tăng 8,37 triệu đồng/hộ/năm, nhóm hộ III tăng 16,56 triệu/hộ/năm. Việc tăng thu nhập của các hộ là phù hợp với sự phát triển của quận, tuy nhiên mức tăng ở các nhóm hộ lại khác nhau như: Nhóm hộ I có tỷ lệ tăng thấp là do sau khi bị thu hồi, bình qn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên hộ thấp, thu nhập bình qn của diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại ước đạt 13,47 triệu đồng/hộ, số lao động tìm kiếm được việc làm ít nên thu nhập từ các ngành nghề khác thấp, nhưng do được bồi thường khoản tiền lớn và các hộ đã dành một phần để gửi tiết kiệm tăng thu nhập; Nhóm hộ III tăng cao, là do diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại lớn và được sự đầu tư của quận Long Biên về xây dựng vùng rau an toàn chất lượng cao, vùng cây ăn quả nên thu nhập từ nông nghiệp của các hộ vẫn ở mức cao, mặt khác số hộ tại phường Việt Hưng do có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp nên thu nhập từ ngành công nghiệp-

Các nguyên nhân khiến cho thu nhập của nhiều hộ dân giảm cũng liên quan đến công việc. Ngun nhân đầu tiên thu nhập giảm là khơng có việc làm và việc làm khơng ổn định là họ khơng được đào tạo, khơng có tay nghề hoặc trình độ tay nghề thấp. Trong khi tiêu chuẩn của các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận địi hỏi cao, đại đa số nơng dân bị thu hồi đất nông nghiệp khơng đáp ứng được, nên những việc họ tìm được thường là lao động thủ công. Loại lao động này khơng lâu dài, ít ổn định. Một nguyên nhân nữa dẫn đến thu nhập giảm là công việc làm ăn không thuận lợi, phần lớn là đi làm thuê ở nơi khác, cơng việc bấp bênh, hơm thì có việc, hơm thì khơng có việc để làm.

Như vậy, thu nhập của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tăng hay giảm, hay nói cách khác là những thay đổi mức sống của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận không bắt nguồn trực tiếp từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà bắt nguồn từ tính chất và mức độ thường xuyên của việc làm mà người dân có được sau khi thu hồi đất nơng nghiệp. Điều này cho thấy tính tích cực và sự năng động của người nơng dân trong tìm kiếm việc làm mới có ảnh hưởng nhất định đến vấn đề có việc làm hay khơng của họ và có tác động khơng nhỏ đến mức độ thu nhập của người nông dân sau khi thu hồi đất nơng nghiệp.

Thứ ba, đặc điểm về trình độ văn hoá:

Qua điều tra tại 3 phường, cho thấy trình độ chun mơn của những người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp là khá thấp. Số người khơng có trình độ chun mơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w