CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông
nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên
3.3.1. Những kết quả chủ yếu
Với sự nỗ lực trong các hoạt động giải quyết việc làm của quận Long Biên, của doanh nghiệp, của bản thân người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, trong những năm qua quận đã thu được nhiều kết quả trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng,
Về tỷ trọng số người lao động sau khi bị thu hồi đất tìm được việc làm trong tổng số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ 2011 đến năm 2015, quận Long Biên đã giải quyết việc làm cho 9.485 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chiếm 46,33 % số người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
Về tỷ trọng số người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp chiếm 48,96 % số người lao động bị thu hồi đất. Tỷ trọng những người được đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường sức lao động được thể hiện ở tỷ trọng số người xin được việc làm sau khi được đào tạo chiếm 34,1% trong tổng số người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
Về tỷ trọng những người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn chiếm 53,67% trong tổng số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
Về tỷ trọng số người lao động sau khi thu hồi đất nông nghiệp được Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm chiếm 0,1% trong tổng số nơng dân bị thu hồi đất.
Chính quyền địa phương và chủ đầu tư các dự án đã có sự phối hợp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề cho người nông dân bị thu hồi đất để có thể thu hút họ vào làm việc trong các dự án đầu tư.
Các chính sách giải quyết việc làm của trung ương và địa phương được quận chỉ đạo thực hiện thường xuyên nhằm giải quyết việc làm không chỉ cho nông dân bị thu hồi đất nơng nghiệp mà cịn cho người lao động nói chung đã bước đầu có hiệu quả nhất định như đã tổ chức được một số hội trợ việc làm, tổ chức các lớp đào tạo nghề…
Như vậy, mặc dù mục đích của việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế và nhằm chuyển đổi một lượng lớn lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ nhưng tỷ lệ này chưa cao. Trên thực tế, sự phát triển này chỉ giải quyết việc làm cho một nửa trong số rất nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đang mất việc. Đây là một thách thức lớn cho chính quyền quận Long Biên trong thời gian tới.
3.3.2. Những hạn chế, và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công mà quận Long Biên đã đạt được trong vấn đề gải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp, cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, có thể kể đến một số hạn chế sau:
- Số người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được giải quyết việc làm
trong tổng số lao động vẫn còn thấp (46,33%).
- Số lượng người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được đào tạo nghề, hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp chưa cao (48,96%), trong khi tỷ lệ lao động đào tạo nghề tạo được việc làm còn thấp (34,1%).
- Tỷ trọng những người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp không kiếm
được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn cịn cao (53,67%).
- Kết quả xuất khẩu lao động cho nông dân bị thu hồi đất thấp (chiếm 0,1%
trong tổng số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp).
- Mức độ phối hợp giữa chính quyền địa phương và các chủ đầu tư dự án
chưa cao. Chính quyền chưa thực sự vào cuộc để giải quyết việc làm, chủ dự án thường chỉ hứa khi thu hồi nhưng sau đó ít có những hỗ trợ thiết thực đến người nông dân. Cụ thể là số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp được tuyển dụng vào các doanh nghiệp thu hồi đất chỉ chiém 15,67% tổng số lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp.
- Các chính sách giải quyết việc làm đơi khi chưa bám sát thực tế như công
tác đào tạo nghề, cơng tác hỗ trợ chuyển đổi việc làm cịn nhiều bất cập... Việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động khi thu hồi đất nông nghiệp chưa được nghiên cứu một cách chu đáo, dẫn đến nghề nghiệp được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường sức lao động, cho nên, người lao động đã được đào tạo nhưng vẫn khơng tìm được việc làm.
- Sự phối hợp giữa chính quyền quận và người lao động trong tạo việc làm
sau thu hồi đất chưa thực sự thống nhất, gây khó khăn cho người dân, nhất là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong việc ổn định cuộc sống.
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập
Những hạn chế trên của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, bất cập trong ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước trong giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp. Mặc dù, chính quyền quận Long Biên đã có nhiều cố gắng trong giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, nhưng trên thực tế hiệu lực, hiệu quả cịn thấp, điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau: Quận đã xây dựng và thông qua nhiều dự án giải quyết việc làm cho người lao động, có sự theo dõi tình hình thực hiện của những dự án đó qua từng năm, trên địa bàn từng phường, tuy nhiên, những dự án đó chưa gắn trách nhiệm đối với doanh nghiệp sử dụng đất. Điều này, dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp chưa quan tâm đến người lao động mà mình lấy đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh, làm cho việc thực thi các văn bản của chính quyền hiệu quả, hiệu lực cịn thấp; Hệ thống các doanh nghiệp chưa có điều kiện để phát triển do thiếu vốn, thiếu đầu ra nên hạn chế về số lượng, chất lượng việc làm được giải quyết do bộ phận doanh nghiệp; Sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng như phòng Lao động -Thương binh và xã hội, phịng Tài chính - Kế hoạch, các ban dự án đền bù, giải tỏa còn chưa thống nhất, chưa cụ thể về trách nhiệm trong giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; thiếu sự kiểm tra, giám sát và theo dõi diễn biến giải quyết việc làm cho người lao động, do đó khơng nắm được tình hình cụ thể về số lượng lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm và thực tế giải quyết được bao nhiêu và ngun nhân vì sao thì chưa có sự đánh giá cụ thể; cơng tác tuyên truyền, tư vấn cho người lao động bị mất đất nặng về hình thức và phong trào, thiếu tính thực tế, cụ thể dẫn đến sự hồi nghi vào cơ chế, chính sách của người dân bị thu hồi đất…
Thứ hai, bất cập trong công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho nơng dân bị thu hồi đất (chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất). Công tác đào tạo chuyển đổi nghề có vai trị rất quan trọng trong giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, nó tạo điều kiện cho người lao động tự tạo
ra việc làm phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình triển khai thường gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học nghề. Chỉ tiêu đào tạo những nghề phù hợp với lao động nữ ít hơn so với những nghề dành cho lao động nam, trong khi nhu cầu giải quyết việc làm của lao động nữ lại khá cao; các trung tâm dạy nghề vẫn bị động trong việc tìm kiếm thơng tin cần thiết để điều chỉnh những nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng lao động khác nhau. Trang thiết bị của trường dạy nghề thì lạc hậu, giáo viên cần đào tạo lại; trong số lao động được học nghề thì do nhiều nguyên nhân khác nhau nên học viên nghỉ học, bỏ tiết gây khó khăn cho các cơ sở dạy nghề trong việc quản lý lớp. Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà với chuyện học nghề là họ chưa quen với những việc cần phải suy nghĩ, học các kiến thức mới; Vẫn cịn tình trạng học viên sau khi tốt nghiệp các khố đào tạo nhưng trình độ tay nghề khơng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên khơng có việc làm hoặc việc làm không đúng nghề được đào tạo, thu nhập thấp. Điều này được lý giải là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo tại chỗ; sự tham gia của các doanh nghiệp được giao đất sản xuất kinh doanh dịch vụ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết trước khi nhận đất; Người dân cịn thiếu nhiều thơng tin về chuyển nghề, đào tạo nghề; các chương trình mục tiêu về hướng nghiệp còn đơn lẻ, dàn trải chưa có sự kết hợp thường xuyên; các tổ chức, các doanh nghiệp chưa thường xuyên quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là những lao động lớn tuổi; Riêng đối với đào tạo thợ thủ cơng: chỉ có 3% được dạy nghề tại trường và truyền nghề tại doanh nghiệp, 97% số thợ còn lại học theo hình thức “cha truyền con nối”. Các trường dạy nghề thường không quan tâm hỗ trợ cho các làng nghề. Trong khi thanh niên trong làng nghề lại không đủ điều kiện về văn hoá để tuyển sinh, hơn nữa họ phải ni gia đình khơng thể bỏ làm việc để xa nhà theo học hàng năm trời trong trường dạy nghề. Với những thợ đang làm thuê cho doanh nghiệp trong làng nghề thì khơng dám đi học vì sợ đi học sẽ mất việc. Điều này dẫn đến kết quả là hai hình
thức đào tạo bị tách biệt nhau: trường chủ yếu đào tạo cho các đối tượng xã hội, làng nghề phải tự lo đào tạo cho con em mình.
Theo số liệu điều tra cho thấy có đến 75% số hộ khi được hỏi về chất lượng của việc đào tạo nghề trên địa bàn quận Long Biên cho rằng không tốt, 15% cho là bình thường và chỉ có 10% đánh giá tốt; Về việc đào tạo nghề có giúp cho người lao động trong gia đình các hộ được điều tra tìm được việc làm thì có tới 60% trả lời là khơng và chỉ có 40% là có. Như vậy, có thể nói rằng chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn quận chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động, chưa phù hợp với địi hỏi của các doanh nghiệp. Do đó, u cầu đặt ra là cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động nói chung và người lao động bị mất đất nơng nghiệp nói riêng đáp ứng được yêu cầu của xã hội và phục vụ tốt cho người lao động trong vấn đề giải quyết việc làm.
Thứ ba, đa số những hộ nông dân bị thu hồi đất nơng nghiệp chưa có ý thức chủ động trong việc tự đào tạo để chuyển đổi nghề để có việc làm ổn định cuộc sống, chưa biết sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí bồi thường. Theo kết quả điều tra, khảo sát trên địa bàn quận, chỉ có 5,29% số tiền được sử dụng cho mục đích học tập, đào tạo nghề. Sau khi mất đất, 51% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nơng nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 36% khơng có việc làm hoặc việc làm khơng ổn định. Từ đó, thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động cơng nghiệp địi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao là khơng dễ dàng. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ tuyển những lao động trẻ khoẻ, từ chối tiếp nhận những đối tượng lao đông đã cao tuổi vào làm việc. Trong khi một bộ phận lao động trẻ ham chơi, thích hưởng thụ, khơng chịu được vất vả nên cũng khó đào tạo để chuyển đổi nghề.
Thứ tư, trong vấn đề tổ chức – quản lý chiến lược, quy hoạch và lao động của quận vẫn còn nhiều bất cập. Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, các khu cơng nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Do cơng tác dự báo quy hoạch, kế hoạch chưa tốt nên việc đảm bảo việc làm, thu nhập điều kiện sống của người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn những năm qua
được thực hiện một cách thụ động. Việc thu hồi đất nông nghiệp chưa gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển đơ thị và các khu cơng nghiệp, chưa có kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới cho người lao động, nhất là chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nơng nghiệp. Thêm vào đó, việc tổ chức triển khai chưa thực sự công khai, dân chủ và minh bạch, chưa tổ chức thông tin tuyên truyền về chủ trương thu hồi đất để người lao động chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm. Đây là tồn tại lớn nhất, là căn nguyên gốc rễ dẫn đến những phức tạp trong thực tiễn, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của nhân dân vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở QUẬN LONG BIÊN –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến giải quyết việc làm cho laođộng bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Long Biên.
4.1.1. Thuận lợi
Thời gian tới là thời kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của quận Long Biên với mục tiêu trở thành đơ thị trung tâm phía bắc Thủ đơ phát triển bền vững, đồng bộ, hiện đại. Trong bối cảnh đó, chúng ta có những thuận lợi cơ bản, đó là: Thành phố Hà Nội đã được “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; quận Long Biên tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các sở ngành.
Trên địa bàn quận, quy hoạch phân khu đô thị N10 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt và tiếp tục triển khai quy hoạch R5, R6. Các dự án lớn đồng loạt được thực hiện, hạ tầng đô thị cơ bản được hoàn thiện và khớp nối. Một số dự án hạ tầng kỹ thuật của Trung ương, Thành phố và các dự án ngoài ngân sách sẽ hoàn thành: nút giao cầu Thanh Trì, dự án đường sắt trên cao, dự án mở rộng cầu Vĩnh Tuy, dự án Khai Sơn, nút giao trung tâm. Các khu đô thị tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án quy mô lớn: Khu đô thị sinh thái Sài Đồng 96 ha, công viên công nghệ thông tin, khu đô thị Him Lam tại phường Cự Khối, Long Biên, Thạch Bàn 300 ha; khu phụ trợ công nghiệp Hanel 37 ha. Tiếp tục hình thành và đưa các trung tâm thương mại lớn vào hoạt động như: dự án trung tâm đơ thị có diện tích 400ha tại khu vực bãi Sơng Hồng; dự án 100 ha do tập đoàn Vincom đầu tư; Trung tâm thương mại Nhật Bản Aeon Mall 10 ha tại phường Thạch Bàn.
Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội trên địa bàn ln ổn định; hệ thống chính trị đồng bộ, hoạt động hiệu quả; năng lực lãnh đạo và