Hoạt động giải quyết việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các hoạt động giải quyết việc cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên

3.3.2. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở

việc làm và cơ sở dạy nghề

Vì những người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp đều có trình độ chun mơn thấp, nên trong q trình tìm việc của họ cũng gặp khó khăn do khơng đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Do đó, để giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp việc dạy nghề cho họ là một việc làm cần thiết để họ có thể tiếp cận được việc làm hoặc có thể tự tạo việc làm cho bản thân.

Nhận thức được yêu cầu đó, quận Long Biên đã tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề từng bước được phát triển. Hiện nay, trên địa bàn quận đã có 5 trường cao đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề và nhiều trung tâm, cơ sở dạy nghề, đăng ký dạy 28 nghề ở các cấp, trình độ (cao đẳng nghề 13 nghề, trung cấp nghề 7 nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 8 nghề). Hình thức đào tạo bao gồm: Ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng, trung hạn 1 năm, dài hạn từ trên 1 năm đến 3 năm [22]. Có thể đào tạo tập trung, chính quy, tại chức vừa học vừa làm hoặc truyền nghề tại gia đình. Để nâng cao năng lực và chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, quận đã và đang tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả các cơ sở dạy nghề như Trường trung cấp Đa

ngành, Trường trung cấp Y - Dược Phạm Ngọc Thạch, Trường cao đẳng nghề Long Biên, Trường trung cấp Quang Trung, Trường cao đẳng nghề Đường Sắt, Trung tâm dạy nghề Phương Nam.... để đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn quận.

Bên cạnh đó, quận Long Biên đã triển khai chính sách hỗ trợ cho đối tượng người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận khi tham gia học nghề ngắn hạn với 8 nhóm nghề; kinh phí hỗ trợ 350.000 đồng/tháng cho lao động học nghề và 200.000 đồng/tháng cho cán bộ thực hiện giải quyết việc làm tại 14 phường từ nguồn ngân sách địa phương; phòng Lao động-Thương binh xã hội phối hợp với Trung tâm lái xe Long Biên, trường Cao đẳng nghề Long Biên, Trường trung cấp Quang Trung, trường dạy nghề Phương Nam, cơng ty máy tính TCT… dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp; hàng năm phịng.. Lao động-Thương binh xã hội quận mở một số lớp dạy nghề trong đó ưu tiên cho nơng dân và con em nông dân bị thu hồi đất. Hoạt động dạy nghề ở quận thật sự trở thành thường xuyên từ năm 2008 đến nay, mỗi năm mở được 4 lớp, mỗi lớp từ 130 - 150 học viên, trong đó đối tượng là lao động nơng nghiệp và con em nông dân bị mất đất chiếm 30%.

Bảng 3.12: Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015của quận Long Biên của quận Long Biên

Số lao động được đào tạo nghề (Người)

Năm Tổng số 2011 2012 2014 2015 Tông

(Nguồn: Phòng lao động thương binh – xã hội quận Long Biên) Qua 05 năm 2011-

2015, số lượng người lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề thông qua hệ thống các cơ sở học nghề trên địa bàn quận là 6.570 người với kinh phí là 1,773 tỷ đồng. Các ngành nghề đào tạo gồm: Kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật pha chế đồ uống, cắm tỉa hoa nghệ thuật, kỹ thuật trồng rau, cây ăn quả, điện tử, điện lạnh, cơ khí... Với trình độ và tay nghề của người lao động, sau khi kết thúc khóa đào tạo, số lao động được giải quyết việc làm trung bình qua các năm chiếm tỷ lệ trên 50% (trong đó, tỷ lệ lao động tự tạo việc làm chiếm 73% và 27% là lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng).

Các hoạt động giải quyết việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp được chính quyền quận quan tâm chỉ đạo. Số lượng đào tạo nghề, chất lượng đào tạo cho lao động bị thu hồi đất sản xuất được nâng lên. Kết quả trên đã góp phần thực hiện đề án đào tạo nghề,

an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng nghiệp vẫn cịn một số hạn chế như: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nơng dân bị thu hồi đất chỉ tập trung đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, chưa bố trí kinh phí để hợp đồng đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề; Cơ sở vật chất dạy nghề tuy có đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chủ yếu dựa vào hỗ trợ của trung ương; Đội ngũ giáo viên còn thiếu và một số giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, trong đó thiếu đội ngũ thợ lành nghề, các nghệ nhân có kinh nghiệm để dạy nghề, truyền nghề ở một số nghề đặc thù; Việc rà soát, quản lý lao động bị thu hồi đất chưa qua đào tạo nghề ở địa phương chưa được thực hiện thường xuyên nên công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở cấp quận, huyện và xã, phường đơi lúc, đơi nơi cịn bị động; Công tác tuyên truyền vận động học nghề, chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm chưa được thực hiện tích cực; Nhận thức của nơng dân bị thu hồi đất trong việc học nghề còn hạn chế, tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, lười lao động cịn tồn tại ở một bộ phận lao động hiện nay; Quy mô sản xuất của các mơ hình dạy nghề và giải quyết việc làm cịn nhỏ lẻ, nguồn kinh phí hỗ trợ cho các mơ hình cịn ít, chưa có chính sách cụ thể để triển khai thực hiện các mơ hình tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w