1.4. Ứng dụng của vật liệu cao su nanocompozit
1.4.2. Ứng dụng trong sản xuất lốp xe
Khả năng kết hợp của các thành phần trong vật liệu nanocompozit đã mang lại hiệu quả lớn vào sản xuất lốp xe. Điều đó thể hiện thơng qua hiệu quả về độ bền cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn (nhờ việc giảm trọng lượng lốp và giảm lực cản lăn và năng lượng để thắng lực ma sát lăn) và kinh tế hơn do việc gia công lốp dễ dàng hơn nhờ giảm được độ phức tạp của q trình gia cơng so với lốp từ cao su compozit truyền thống. Những ưu thế chung của việc ứng dụng vật liệu cao su nanocompozit trong sản xuất lốp xe bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng của lốp: + Giảm tích lũy nhiệt (do q trình lăn); + Giảm lực cản lăn (cải thiện sức kéo);
+ Nâng cao độ bền và thời gian sử dụng của lốp. - Kéo dài thời gian lưu giữ khơng khí;
- Dễ phối màu hoặc có thể trong suốt;
- Thân thiện mơi trường (xử lý hoặc tái sử dụng dễ dàng hơn).
Trong khi các loại cao su vẫn thường được sử dụng trong nhiều thành phần lốp cụ thể với những đơn pha chế riêng biệt.
Các nano dạng tấm được sử dụng cho cao su bên cạnh nanoclay còn phải kể đến nanographit. Chính vì vậy, những nghiên cứu phân tán graphit ở dạng tấm nano có độ dày từ 100 đến 400 nm vào nền polybutadien, cao su styren-butadien, và các cao su polyisopren để sản xuất lốp cho các loại xe chở khách, xe máy và xe tải cũng được đề cập [112]. Ngoài ra, các ứng dụng cao su để chứa các loại khí nén khác nhau như săm xe, đệm khơng khí, bong bóng tự lưu thường là sử dụng phối hợp silicat dạng tấm (nanoclay) [113].
Các cơ chế gia cường cao su khác nhau bằng phụ gia gia cường hoạt tính nói chung và các loại gia cường hoạt tính kích thước nano nói riêng trong cơng nghiệp polyme và cao su thường liên quan đến các đặc tính cụ thể của từng loại vật liệu và yêu cầu sản phẩm cần đáp ứng [114].