Hàm lượng BR ảnh hưởng tới tính chất cơ học của blend CSTN/BR

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phối hợp phụ gia nano để nâng cao tính năng cơ lý, kỹ thuật cho vật liệu cao su thiên nhiên và một số blend của nó (Trang 86 - 87)

Qua bảng 3.8 cho thấy rằng, khi hàm lượng BR dần tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn 25 pkl, thì các tính chất cơ học của blend CSTN/BR (như độ bền kéo khi đứt, độ dãn dài khi đứt…) có xu hướng giảm nhẹ và khoảng thay đổi chậm; vẫn tiếp tục tăng hàm lượng BR lên nữa thì mức độ thay đổi nhanh hơn và điều này càng rõ khi hàm lượng BR cao hơn 50 pkl trở lên. Điều này được giải thích rằng, khi phối trộn hai loại cao su là CSTN với BR, là hai cao su ít tương hợp với nhau, dễ có bề mặt phân pha, cao su nào có hàm lượng lớn sẽ là pha liên tục và chiếm ưu thế, còn cao su có hàm lượng thấp là pha phân tán. Khi hàm lượng BR thấp (< 25 pkl) thì CSTN là pha liên tục, chiếm ưu thế nên các tính chất nghiêng về tính chất của CSTN, nghĩa là tính chất kéo có giảm nhưng vẫn cao hơn và độ mài mòn giảm (nghĩa là độ bền mài mòn tăng) [66]. Tuy nhiên, khi tăng dần hàm lượng BR và khi vượt quá 50 pkl, lúc này BR dần trở thành pha liên tục, tính chất cơ học sẽ nghiêng dần về tính chất của BR, tính chất kéo của blend CSTN/BR sẽ tiếp tục giảm mạnh và độ mài mịn cũng giảm. Do BR có tính chất cứng cao hơn CSTN, nên độ cứng sẽ tăng dần khi tăng hàm lượng BR. Qua kết quả nghiên cứu thu được ở trên, chúng tôi lựa chọn tỷ lệ CSTN/BR để nghiên cứu tiếp là 75/25 (tính theo pkl).

3.3.1.2. Tính chất nhiệt của vật liệu

Tính chất nhiệt của vật liệu được xác định bằng phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA). Kết quả TGA của một số mẫu vật liệu CSTN, BR và blend CSTN/BR được trình bày trong bảng 3.9, các hình 3.15 - 3.17 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phối hợp phụ gia nano để nâng cao tính năng cơ lý, kỹ thuật cho vật liệu cao su thiên nhiên và một số blend của nó (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)