Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố vừa là mục đích vừa là yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự (Trang 70 - 72)

yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Để tiếp tục tiến hành đường lối cải cách tư pháp, ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có Nghị quyết về cải cách cơng tác tư pháp; trong đó có cơng tác của Viện kiểm sát, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Góp phần tích cực vào q trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới…

Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW thì tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Nhưng công tác tư pháp đã đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân; bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực cơng cuộc đổi mới; phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ; nhiều cán bộ đã tận tụy với công việc, hy sinh trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm.

Tuy nhiên, chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với địi hỏi của nhân dân; cịn bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội, vi phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân; làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.

Để khắc phục các tồn tại, khuyết điểm nêu trên, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW đã nêu ra các quan điểm chỉ đạo:

- Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Cơng tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tơn trọng quyền dân chủ, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn xã hội tham gia vào cơng tác tư pháp. Các cơ quan tư pháp phải dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp.

- Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết 08-NQ/TW yêu cầu: Viện kiểm sát phải thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội… Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác [2]…

Các cơ quan tư pháp phải tạo điều kiện cho luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa.

Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm nói riêng được thể hiện cụ thể, đầy đủ qua các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân. Để làm rõ được vai trị của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân nói chung và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói riêng trong hoạt động thực hành quyền cơng tố đối với công tác xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Để làm rõ được sự cần thiếu tăng cường hiệu quả, chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, trước hết phải tìm hiểu và làm rõ các quy định của pháp luật về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên trong các hoạt động trên.

Một phần của tài liệu chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w