tố và kiểm sát xét xử hình sự phúc thẩm với các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, giữa Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm với các cơ quan hữu quan; các đơn vị, tổ chức và công dân
Quan hệ phối hợp trong và ngồi ngành Kiểm sát khơng chỉ là giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát mà còn là nguyên tắc tổ chức hoạt động của ngành Kiểm sát trong hoạt động thực tiễn về thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Việc xây dựng mối quan hệ phối hợp trong và ngồi ngành có ý nghĩa to lớn, giúp cho việc khắc phục tình trạng "việc ai nấy làm". Xây dựng mối quan hệ phối hợp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và hoạt động xét xử phúc thẩm của cấp tối cao đạt hiệu quả tích cực.
Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong khâu phúc thẩm chính là phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ cũng như chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp cần xây dựng mối quan hệ trên dưới và ngược lại. Nhất là phối hợp trong công tác kháng nghị phúc thẩm cũng như bảo vệ quan điểm của hoạt động thực hành quyền cơng tố của ngành Kiểm sát. Theo đó, để đảm bảo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật, các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, phải sao gửi bản cáo trạng và bản án quyết định của Toà án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao kèm theo báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm cùng quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu xem xét, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị trên một cấp. Trường hợp cấp tỉnh thấy cần phải kháng nghị phúc thẩm nhưng thời hạn kháng nghị phúc thẩm khơng cịn thì phải báo cáo đầy đủ các căn cứ kháng nghị phúc thẩm lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đề xuất kháng nghị phúc thẩm. Khi Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố bảo vệ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nếu xét thấy cần rút một phần hay toàn bộ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thì cần thiết phải có sự trao đổi trước khi thực hiện để tham khảo thêm ý kiến của địa phương. Có như vậy kháng nghị và bảo vệ kháng nghị phúc thẩm trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có chất lượng và hiệu quả cao.
Mối quan hệ phối hợp giữa Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng như quan hệ của các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự (các Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao) cần đảm bảo nguyên tắc việc phối hợp phải trên cơ sở tôn trọng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên theo quy định của pháp luật. Quan hệ phối hợp cần chú ý khắc phục hai biểu hiện đó là: Quá nhấn mạnh quan hệ phối hợp mà hạn chế tính độc lập trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ngành. Biểu hiện là thương quy định theo kết luận của Liên ngành hoặc là quá nhấn mạnh quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên. Quan hệ phối hợp trước hết thể hiện qua việc thống nhất phương hướng đấu tranh phòng, chống tội phạm và đảm bảo việc nói chung và xét xử ở cấp phúc thẩm tối cao nói riêng phải cơng khai, dân chủ, minh bạch, đúng pháp luật. Những trường hợp phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia, đến các chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế, xã hội… cần chủ động họp Liên ngành để trao đổi và tổ chức phiên tồ phúc thẩm xét xử được chính xác, đúng pháp luật; đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ chính trị.