cao trong kháng nghị phúc thẩm
Thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trước hết thể hiện ở việc thực hiện các nhiệm vụ trong công tác kháng nghị phúc thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Xem xét đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong kháng nghị phúc thẩm, được thể hiện ở hai nhiệm vụ chính: Đó là thực hành quyền cơng tố đối với các kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hành quyền công tố đối với việc kháng nghị phúc thẩm trên một cấp…. là kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật. Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với hai nhiệm vụ này được thể hiện như sau:
a. Thực hành quyền công tố đối với kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Số lượng án kháng nghị phúc thẩm của ngành kiểm sát nhìn chung vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số án cấp phúc thẩm thụ lý (gồm kháng cáo và kháng nghị). Theo số liệu của ngành kiểm sát1 thì hàng năm việc kháng nghị của Viện kiểm sát chỉ chiếm khoảng 5% số vụ án và bị cáo đã xét xử sơ thẩm và chiếm khoảng 15% số bị cáo đã được Toà án cấp phúc thẩm cải sửa án sơ thẩm.
Năm 2003 và 2004 có khoảng 1.000 vụ được kháng nghị phúc thẩm thì năm 2007 đến năm 2008 chỉ có khoảng 450 đến 500 vụ được Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm. Riêng kháng nghị phúc thẩm của các Viện kiểm sát địa phương đối với án sơ thẩm cấp tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì hàng năm chỉ trung bình từ 250 đến 320 vụ án.
Nguồn: Thống kê công tác hàng năm của ngành kiểm sát nhân dân.
Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố đối với các kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố phải đặc biệt chú ý đến một số điểm của kháng nghị:
- Kiểm tra tính có căn cứ của kháng nghị phúc thẩm: Trước hết kiểm tra về thủ tục: Kháng nghị có đảm bảo các quy định về các căn cứ để kháng nghị phúc thẩm theo
Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 VK S khá ng ngh ị Đã xử Chấ p nhậ n VK S khá ng ngh ị Đã xử Chấ p nhậ n VK S khá ng ngh ị Đã xử Chấ p nhậ n VK S khá ng ngh ị Đã xử Châ p nhậ n VK S khá ng ngh ị Đã xử Chấ p nhậ n Phú c thẩ m 1 150 147 117 88 88 77 77 40 79 78 33 73 71 Phú c thẩ m 2 93 91 73 73 61 37 75 57 40 62 50 33 59 44 25 Phú c thẩ m 3 207 178 130 162 146 77 142 119 67 136 120 55 121 108 49 450 416 320 323 295 294 253 147 277 258 121 253 223
quy định của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hay khơng (Điều 33, Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo quyết định 960 ngày 17/9/2007 xem trang: 12.
- Kiểm tra về thẩm quyền và thời hạn kháng nghị: Về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của quyết định kháng nghị có đảm bảo đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 32 Quy chế số 960/2007/VKSTC-V3 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Đối với thời hạn kháng nghị, cần kiểm tra đối chiếu với các quy định tại Điều 234, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự.
Sau khi kiểm tra, Kiểm sát viên phải xác định được kháng nghị phúc thẩm đó có đảm bảo các quy định của pháp luật về hình thức hay khơng. Đồng thời nghiên cứu nội dung kháng nghị để chuẩn bị cho việc bảo vệ kháng nghị tại phiên toà phúc thẩm.
- Nghiên cứu vụ án và kiểm tra nội dung kháng nghị phúc thẩm để bảo vệ kháng nghị tại phiên toà. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng nhất. Nếu qua nghiên cứu nội dung vụ án, kiểm tra các căn cứ của kháng nghị phúc thẩm thấy kháng nghị khơng chính xác thì kiên quyết thực hiện thẩm quyền của mình là rút kháng nghị phúc thẩm của cấp dưới trước khi xét xử phúc thẩm. Nếu kháng nghị có căn cứ, phù hợp với chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án thì chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và tiến hành các bước chuẩn bị tham gia phiên tồ, thực hành quyền cơng tố do Nhà nước trao cho để bảo vệ kháng nghị phúc thẩm của cấp dưới. Chính là bảo vệ việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại phiên tồ nếu có chứng cứ, tình tiết mới mà nội dung kháng nghị là khơng cần thiết thì Kiểm sát viên có thẩm quyền rút kháng nghị phúc thẩm tại phiên tồ.
b. Thực hành quyền cơng tố đối với kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Thực tế, hiện nay các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị phúc thẩm (kháng nghị trên 1 cấp) là rất ít; mỗi năm trung bình là 3 Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm (tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) chỉ kháng nghị từ 10 đến 15 vụ thông qua số lượng kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thấy rằng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với việc kháng nghị phúc thẩm trên một cấp là chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay [4].
Sở dĩ có tình trạng trên là do: Thứ nhất pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định Toà án cấp dưới phải gửi bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Toà án chỉ phải gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp, sau đó Viện kiểm sát cùng cấp sao gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (theo quy định của Quy chế thực hành quyền cơng tố - xét xử hình sự) do đó hầu hết bản án khi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao là rất chậm khơng cịn đủ thời gian để nghiên cứu, phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm. Thứ hai là do những khó khăn về cơng tác cán bộ, về lượng án phúc thẩm lớn nên Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới chỉ tập trung giải quyết án có kháng cáo, kháng nghị của địa phương, chưa tổ chức bộ phận chuyên trách nhằm quản lý, kiểm tra các bản án sơ thẩm của cấp tỉnh để phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kháng nghị được một số vụ, hầu hết là dựa vào báo cáo đề nghị của địa phương, vào dư luận trên báo chí. Vấn đề quan trọng nhất là Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa chú trọng đúng mức đối với công tác này. Các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng tham gia xét xử các vụ án phúc thẩm. Việc tổ chức, quản lý, điều hành để kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hực sự là một công cụ đắc lực trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm các vụ án hình sự cịn rất hạn chế. Vấn đề này thể hiện ngay trong tổng kết công tác kháng nghị phúc thẩm 3 năm 2004-2006 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm - việc sơ kết chỉ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kháng nghị phúc thẩm đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện (thường được gọi là tắm từ vai trở xuống).
c. Một số tồn tại đáng lưu ý của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hành quyền công tố với kháng nghị phúc thẩm:
- Về hình thức và nội dung kháng nghị: Mặc dù Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có ban hành mẫu kháng nghị phúc thẩm trong đó viện dẫn các Điều luật làm căn cứ
kháng nghị, nhưng nhiều kháng nghị của địa phương và cả kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng khơng đảm bảo quy định. Ví dụ như tiêu đề: Theo quy định là "kháng nghị phúc thẩm" nhưng nhiều kháng nghị lại ghi "quyết định kháng nghị phúc thẩm". Căn cứ để kháng nghị phúc thẩm là Điều 36 + 232 Bộ luật tố tụng hình sự nhưng nhiều kháng nghị lại thêm Điều 233. Cá biệt có kháng nghị phúc thẩm lại căn cứ cả vào cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân …
Việc kháng nghị bổ sung theo quy định của Quy chế 960 thì chỉ cần ra quyết định kháng nghị bổ sung nhưng nhiều địa phương lại ra kháng nghị phúc thẩm mới thay thế kháng nghị trước đó. Đáng chú ý là đối với kháng nghị phúc thẩm của 3 Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền cho kháng nghị phúc thẩm nhưng khi ký kháng nghị phúc thẩm lại không đảm bảo quy định là ký thừa uỷ quyền. Dẫn đến kháng nghị phúc thẩm khơng đúng thẩm quyền và bị bác kháng nghị vì sai luật.
- Về nội dung: Kháng nghị phúc thẩm chưa thực sự bám sát vào các căn cứ kháng nghị phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Kháng nghị còn chung chung: Như án sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội; hình phạt với bị cáo là chưa tương xứng… mức hình phạt là chưa thoả đáng mà không phân rõ cơ sở, căn cứ kháng nghị phúc thẩm. Do đó khi Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền cơng tố rất khó bảo vệ thành cơng các kháng nghị phúc thẩm như vậy. Kháng nghị phúc thẩm đối với các trường hợp bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội: Phần đề nghị cấp phúc thẩm trong kháng nghị phúc thẩm chỉ có thể đề nghị cấp phúc thẩm huỷ án để xét xử sơ thẩm lại nhưng có những kháng nghị lại đề nghị cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội (trái quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Việc rút kháng nghị phúc thẩm: Việc rút kháng nghị tuy phần lớn do kháng nghị phúc thẩm thiếu căn cứ hoặc phát sinh những tình tiết mới ở giai đoạn phúc thẩm; song còn một số trường hợp rút kháng nghị phúc thẩm của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa chính xác.
Theo thống kê hàng năm thì việc rút kháng nghị phúc thẩm của Kiểm sát viên cấp trên với kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp dưới chiếm khoảng 25% số kháng nghị. Tỷ lệ này có thể cao hơn vì nhiều trường hợp tuy thấy kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp dưới thiếu căn cứ nhưng Kiểm sát viên vẫn bảo vệ kháng nghị thì những trường hợp này đều bị Tồ án cấp phúc thẩm bác kháng nghị. Tuy nhiên có một số trường hợp kháng nghị phúc thẩm về mặt đường lối: như do xử quá nhẹ, cho án treo không đúng, áp dụng sai Điều khoản hoặc sai tội danh (thường trong các loại tội ghép trong 1 Điều luật) kháng nghị phúc thẩm là có căn cứ nhưng lại rút kháng nghị khơng đúng.
Đối với các kháng nghị phúc thẩm tuy có căn cứ nhưng bị Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị. Theo quy định pháp luật thì Viện kiểm sát cấp phúc thẩm, Kiểm sát viên… có quyền đề nghị giám đốc thẩm để đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật. Đồng thời cũng chính là nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên do căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm chặt chẽ và yêu cầu khác căn cứ kháng nghị phúc thẩm nên việc đề nghị giám đốc thẩm còn bị hạn chế hoặc có đề nghị giám đốc thẩm nhưng hiệu quả khơng cao vì giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt khơng phải là một cấp xét xử của Tồ án. Tuy nhiên, trong những năm qua, thực hiện cải cách tư pháp theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; Viện kiểm sát đã báo cáo, đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm hầu hết các vụ án mà cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không phạm tội; đồng thời được kháng nghị giám đốc thẩm trên 50% và Toà án xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm chấp nhận huỷ án để giải quyết lại theo hướng có tội.