Khảo sát hoạt động cấp phát PPE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật taikisha việt nam (Trang 78 - 174)

Tổng hợp khảo sát hoạt động cấp phát PPE

(Số phiếu khảo sát n=100) Kắch thước PPE không phù hợp PPE đã cũ Chất lượng PPE kém

Khi hỏng PPE không được thay thế

Tỷ lệ (%) 31.00 42.00 10.00 47.00

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Số PPE bị hỏng không được thay thế ngay chiếm tỷ trọng trong số người khảo sát khá cao 47.00%. Nguyên nhân một phần bộ phận chịu trách nhiệm chậm chạp trong việc mua sắm dự phòng hoặc việc cấp phép khá tốn thời gian cho giấy tờ thủ tục. Ngoài ra, một số PPE đã qua sử dụng được cấp phát cho những người mới cũng gây một số phàn nàn.

2.2.8. Hoạt động huấn luyện, đào tạo

Hình 2.1. Một buổi đào tạo an toàn định kỳ cho nhân viên Taikisha

Đối với lao động gián tiếp, công ty đã phối hợp với công ty TNHH Đào tạo, kiểm định và đo kiểm môi trường triển khai công tác huấn luyện AT-VSLĐ cho nhân viên của công ty theo nghị định 44/2016 của Chắnh phủ. Theo đó mỗi năm có hàng trăm lượt nhân viên được đào tạo an tồn nhóm 1, 2, 3, 4. Song song với

hoạt động trên, công ty cũng giao trách nhiệm huấn luyện nhân viên mới cho phịng An tồn lao động. Trong giai đoạn 2016-2019 công ty đã tổ chức huấn luyện cho 100% nhân viên mới của công ty. Hoạt động đào tạo thường kỳ cũng được chú trọng. Hàng năm, tại văn phịng đào tạo của cơng ty tại nhà máy E Nhất Ờ Khu công nghiệp Thăng Long 2, công ty đã tổ chức nhiều lượt đào tạo cho tất cả nhân viên nhằm mục đắch cập nhật, ôn luyện kiến thức chắnh sách, quy định của công ty, các văn bản pháp luật về AT-VSLĐ. Chất lượng giảng dạy và giáo trình đào tạo ngày càng được cải thiện, do đó tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu trong khóa huấn luyện có xu hướng tăng Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhân viên của cơng ty có kết quả đạt yêu cầu trong đào tạo huấn luyện An toàn định kỳ giai đoạn 2016-2019 (%)

(Nguồn: Phịng An tồn lao động)

Đối với lực lực lao động trực tiếp, trước khi công nhân tới dự án làm việc, thầu phụ phải nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm: Giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, hợp đồng lao động, bảo hiểm tai nạn và thẻ đào tạo an toàn lao động theo nghị định 44/2016 của Chắnh phủ. Khơng những kiểm sốt hồ sơ huấn luyện an tồn đầu vào, 100% cơng nhân thầu phụ đều được Taikisha huấn luyện an toàn, kiểm tra kiến thức đầu vào khi tới công trường làm việc. Tuy nhiên khả năng nắm rõ

quy định về AT-VSLĐ của cơng nhân vẫn cịn khá hạn chế. Ngun nhân một phần do tỉ lệ lao động xuất phát từ nông nghiệp chiếm tương đối cao, họ chưa có các kỹ năng, hiểu biết hay thậm chắ được huấn luyện bài bản về AT-VSLĐ phù hợp với môi trường lao động xây dựng, công nghiệp. Thống kê về mức độ hiểu biết của công nhân sau huấn luyện AT-VSLĐ mà tác giả lấy ý kiến từ 100 người giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020 (số liệu được lấy qua các buổi đào tạo tại các dự án, do tác giả bị hạn chế thời gian, địa điểm để khảo sát cũng như thiếu sự phản hồi từ một số người) ở Bảng 2.21:

Bảng 2.21. Mức độ hiểu biết của cơng nhân sau huấn luyện an tồn vệ sinh lao động

Nội dung

huấn luyện Tỉ lệ người nắm rõ (%) Tỉ lệ người chưa nắm rõ (%)

Cách sử dụng PPE

cơ bản 93.00 7.00

Chắnh sách An tồn

sức khỏe mơi trường 69.00 31.00

Nội quy ra vào công

trường 99.00 1.00 Quy định công tác thử áp 61.00 39.00 Quy định người cảnh giới 84.00 16.00 Quy định người làm

việc trên giáo 73.00 27.00

Quy định sử dụng thang chữ A, H 87.00 13.00 Quy định sử dụng thiết bị hàn cắt 77.00 23.00 Quy định xử lý sự cố khẩn cấp 91.00 9.00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các cơng việc có đặc thù yêu cầu cao về kinh nghiệm hiểu biết AT-VSLĐ có tỉ lệ người nắm rõ thấp nhất như công tác thử áp (61.00%), công tác sử dụng thiết bị hàn cắt (77.00%), công tác làm việc trên giáo (73%). Điều đó cho thấy cơng ty cần phải cải thiện chất lượng đầu vào cũng như đào tạo chuyên sâu hơn.

2.2.9 Hoạt động trao thông tin

Việc quản lý thông tin tại công ty được thực hiện theo tiêu chuẩn OHSAS 18001, được thực hiện qua các hình thức văn bản, điện tử nhìn chung gồm các kênh như:

- Thơng qua quản lý trực tiếp phịng ban, bộ phận dự án - Thơng qua tổ chức cơng đồn

- Thông qua sổ kiến nghị được treo tại vị trắ phòng ban, dự án.

Tuy nhiên hoạt động trao đổi thông tin qua các kênh còn mang tắnh hình thức mà chưa có hiệu quả.Sự tham gia đóng góp ý kiến về AT-VSLĐ cịn chưa cao, hiện chỉ dừng lại ở việc đưa ý kiến trong nội bộ với quản lý bộ phận, dự án. Tâm lý e dè, lo ngại của các nhân viên hay tinh thần, thái độ hỗ trợ của quản lý cấp trên để xử lý, gửi thơng tin lên hội đồng AT-VSLĐ cịn chưa cao. Theo thống kê sơ bộ từ tổ chức cơng đồn trong 3 năm trở lại 2016- 2019 thì chưa có một thơng tin nào được gửi tới bộ phận này.Sổ kiến nghị AT-VSLĐ cũng chỉ được treo lên mà không có sự hướng dẫn, khởi xướng, khắch lệ từ người quản lý.

2.2.10. Hoạt động ứng phó sự cố khẩn cấp, phịng chống cháy nổ

Công ty ban hành các nội quy, quy định về Phòng cháy chữa cháy, thành lập các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tại văn phòng trụ sở, chi nhánh và các dự án. Định kỳ hàng năm, phòng Quản lý chung GA tổng hợp danh sách nhân viên hết thời hạn cấp phép chứng chỉ phòng cháy chữa cháy để lên kế hoạch gửi tới cục cảnh sát Phịng cháy chữa cháy để tham gia đào tạo. Cơng ty cũng mua sắm, trang bị đủ 100% các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại cả văn phòng và các dự án, kết hợp với ban quản lý tòa nhà văn phòng tổ chức huấn luyện phịng cháy chữa cháy, thốt hiểm cho nhân viên, tổ chức đào tạo định

kỳ về ứng phó sự cố khẩn cấp, phịng cháy chữa cháy thốt hiểm thốt nạn cho cơng nhân tại các dự án. Theo khảo sát sau 1 buổi đào tạo tại dự án thì có 91.00% người lao động sau đào tạo nắm rõ quy định thốt nạn, phịng cháy chữa cháy tại dự án.

Hình 2.2. Tập huấn phịng cháy chữa cháy của Taikisha tại một dự án

Ngồi ra, theo ỘThơng tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động vŕ sức khỏe ngýời lao độngỢ thì cơng ty cũng mua sắm, trang bị phương tiện sơ cấp cứu tại mỗi dự án, văn phịng. Nhân viên Taikisha và cơng nhân thầu phụ đều được huấn luyện cơ bản về sơ cấp cứu nạn nhân gặp tai nạn.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy cho cơ sở chỉ nhằm mục đắch thực hiện để tránh đòi hỏi pháp lý từ cơ quan nhà nước mà chưa có sự huấn luyện, đào tạo bài bản, đúng quy định. Tổ chức huấn luyện cho nhân viên chưa thực sự đúng nghĩa, vẫn cịn mang tắnh hình thức nhiều. Thiếu sự cải tiến về các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp khác hoặc chưa có hành động phù hợp. Vắ dụ: Còn thụ động, ra đối sách chậm chạp đối với đại dịch Covid 19 (không trang bị PPE, kiến thức kịp thời cho nhân viên để phòng tránh. Chỉ thực hiện khi có sự chỉ đạo gay gắt từ chắnh quyền địa phương)

2.2.11. Thực trạng việc lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động

Việc lập kế hoạch AT-VSLĐ do phịng An tồn lao động chịu trách nhiệm chắnh và phối hợp với các dự án và phòng ban khác. Kế hoạch thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đối với các dự án, kế hoạch được đưa rangay đầu dự án để làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án sẽ theo dõi, tuân theo những thông tin đề ra. Kế hoạch AT-VSLĐ bao gồm các nội dung sau:

- Các giải pháp về kiểm soát về AT-VSLĐ, phòng cháy chữa cháy;

- Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, loại bỏ mối nguy hiểm;

- Tuyên truyền, đào tạo về AT-VSLĐ cho nhân viên công ty, công nhân thầu phụ;

- Cập nhật và tư vấn các phòng ban khác về cấp phát thiết bị bảo hộ cá nhân;

- Đóng góp vào q trình chăm sóc sức khỏe nhân viên.

Việc triển khai thực hiện công tác AT-VSLĐ phụ thuộc vào phịng An tồn lao động nên hành động, phản hồi từ dự án còn chậm. Các quản lý phải cân nhắc đến cả chi phắ dự án hay tiến độ thi công nên vẫn cịn những kế hoạch khơng được lập hoặc thực hiện.

2.2.12. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện cơng tác An tồn vệ sinh lao động lao động

Hàng tháng, phịng An tồn lao động thừa ủy quyền của Hội đồng AT- VSLĐ tổ chức kiểm tra tồn diện cơng tác tổ chức, thực hiện AT-VSLĐ tại dự án (đối với phòng ban, bộ phận 1 lần/năm). Kết quả của buổi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện AT-VSLĐ được công khai tới Ban lãnh đạo công ty và yêu cầu phòng ban, dự án đưa ra phản hồi nhằm cải thiện hệ thống.

Tuy nhiên, việc kiểm tra còn phụ thuộc vào tình hình cơng việc thực tế của dự án, tránh vào thời gian đẩy tiến độ nên chưa phản ánh đúng bản chất công tác quản lý AT-VSLĐ. Khi gặp các tình huống khó khăn trong việc khắc phục, phòng ngừa lỗi liên quan đến AT-VSLĐ thì các quản lý còn thiếu sự tham khảo của hội đồng AT-VSLĐ, phịng An tồn. Khi đó các hành động giải quyết chỉ thực hiện qua loa mà không đạt được mục tiêu cuối cùng mà công ty mong muốn.

2.2.13. Sự xem xét của lãnh đạo và cải tiến

Tuy hàng năm công ty đều tổng kết, đánh giá khả năng vận hành của hệ thống AT-VSLĐ nhưng việc đưa ra các quyết định cuối cùng là khó khăn do chịu tác động của nhiều yếu tố. Các biện pháp, ý kiến cải tiến hiếm khi được đưa ra mà chỉ khi có sự cố gây thiệt hại tới uy tắn, kinh tế thì mới được bàn bạc, xem xét.

2.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý an tồn vệ sinh lao động tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam

2.3.1. Ưu điểm

Nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn quản quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 mà công ty đã đạt được những lợi ắch đáng kể:

- Tổ chức xây dựng được hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp chuyên nghiệp với mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho người lao động;

- Giảm thiểu được tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp thông qua hoạt động kiểm soát mối nguy, hạn chế rủi ro, đo kiểm mơi trường lao động, từ đó cắt giảm những chi phắ liên quan và thời gian chết trong thi công, sản xuất;

- Tạo môi trường làm việc với những điều tốt hơn, an toàn hơn cho nhân viên; - Kiểm soát tốt khâu đầu vào về nhân lực, thiết bị thi công, phương thức làm việc;

- Công tác đào tạo được cải thiện nên đã nâng cao được nhận thức của người lao động trong công việc;

- Đã khuyến khắch nhân viên tạo văn hóa an tồn lao động và sức khỏe nơi làm việc;

- Đảm bảo tuân thủ hầu hết luật liên quan tới AT-VSLĐ;

- Chứng minh được sự tuân thủ đối với khách hàng và nhà cung cấp; - Tạo uy dựng được lòng tin và uy tắn đối với khách hàng.

2.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên, hệ thống quản lý AT-VSLĐ của cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như:

- Tiêu chuẩn Quản lý OH&SOHSAS 18001 mà công ty đang áp dụng thiếu sự liên kết được các tiêu chuẩn khác như ISO 14001, ISO 9001 do có sự khác biệt khá nhiều về cấu trúc dẫn đến khó khăn trong khâu quản lý. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thiên về quản kỹ thuật cũng là một khó khăn cho các nhân viên khơng chuyên trong việc triển khai, quản lý.

- Công ty chưa đánh giá được bối cảnh bên trong và bên ngoài để áp dụng phù hợp các điều khoản của tiêu chuẩn đang áp dụng. Quá trình vận hành hệ thống ln phát sinh những điểm khơng phù hợp, do đó cần phải xem xét để thay đổi nội dung;

- Nhân viên chưa có sự chủ động trong cơng tác AT-VSLĐ, sự trao đổi thơng tin cịn rất hạn chế; cơ chế tham vấn người lao động chưa được tổ chức rõ ràng, thường niên;

- Hoạt động tuân thủ yêu cầu luật pháp, yêu cầu khác còn mang tắnh hình thức, khơng đúng trọng tâm, phản ứng chậm với các thông tin đưa ra từ khách hàng;

- Chất lượng đào tạo huấn luyện tuy có cải thiện nhưng chưa cao do đầu lượng cơng nhân đầu vào có trình độ chun mơn thấp, giáo trình giảng dạy chưa có nhiều cải tiến;

- Hoạt động chuẩn bị cho sự cố khẩn cấp và xử lý diễn ra thụ động;

- Các quản lý dự án cịn đang có tinh thần đối phó trong các đợt kiểm tra nội bộ, trong khi các cấp lãnh đạo chưa chú trọng nâng cao trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực AT-VSLĐ. Các ý kiến khắc phục, phòng ngừa vấn đề AT- VSLĐ vẫn còn chưa thực sự chủ động;

Tiểu kết chương 2

Hệ thống QL AT-VSLĐcủa công ty triển khai khá tốt góp phần đảm bảo mục tiêu hạn chế TNLĐ, giảm thiểu BNN của công ty. Trách nhiệm của các phịng ban được nêu rõ và đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý hệ thống thông suốt từ lãnh đạo tới nhân viên.

Tuy vậy hệ thống quản lý AT-VSLĐ của cơng ty vẫn cịn phụ thuộc chủ yếu vào trách nhiệm, quản lý giám sát từ bởi phịng An tồn lao động. Việc đánh giá mối nguy rủi ro chưa được thực hiện đầy đủ từ nhân viên, người lao động. Hệ thống quản lý ưu tiên nhận diện giảm thiểu rủi ro mà chưa tận dụng được cơ hội. Môi trường làm việc vẫn tồn tại nguy mất an toàn, vệ sinh và bệnh nghề nghiệp, đặc biệt tại các dự án. Cụ thể:

- Kết quả đo kiểm môi trường làm việc cho thấy rõ tại các chỉ số về tiếng ồn, tốc độ gió, độ ẩm nhiệt độ nhiều nơi vẫn vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây ra việc tăng nguy cơ áp lực tâm lý, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Còn nhiều yếu tố gây bệnh vẫn chưa được quan trắc do thiếu thiết bị đo lường;

- Việc kiểm sốt máy móc thiết bị chưa có sự tham gia tắch cực từ người lao động;

- Ứng phó với sự cố khẩn cấp, dịch bệnh cịn thụ động, nhân viên chưa nắm rõ được nội dung thực hiện nên hiệu quả chưa cao;

- Một số hạn chế trong quá trình cấp phát PPE khi mà bộ phận quản lý chưa có kế hoạch dài hạn và người lao động bị chậm cấp phát hoặc sử dụng đồ bảo hộ lao động không đạt tiêu chuẩn;

- Cơng tác quản lý AT-VSLĐ của các phịng ban, dự án cịn khá đối phó trong khi sự tham gia của lãnh đạo vào hệ thống quản lý chưa đủ để cải thiện tốt hơn kết quả hoạt động của hệ thống quản lý AT-VSLĐ tại công ty.

Do vậy, Công ty cần tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý AT- VSLĐ phù hợp với bối cảnh hoạt động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Chương 3

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM

3.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 45001:2018

Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu của ISO đối với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Những yêu cầu này bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật taikisha việt nam (Trang 78 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)