Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bia thanh hóa (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty và

1.5.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số công ty

1.5.1.1. Kinh nghiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

Trải qua 143 năm lịch sử, người tiêu dùng Việt Nam nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh rất quen thuộc với thương hiệu bia Sài Gòn với màu xanh mát mắt. Hương vị độc đáo của bia Sài Gòn với sự kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú là một phần không thể thiếu của những con người nơi đây và vươn xa hơn ra khỏi lĩnh vực địa phương và quốc gia. Để xây dựng được thương hiệu mạnh và vị trí vững chắc trên thị trường như vậy có thể khẳng định Sabeco có NLCT rất mạnh, được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Thứ nhất, về NNL, tổng lao động của công ty hiện tại hơn 6000 người, trình độ đại học trên 800 người, cao đẳng và trung cấp trên 500 người, còn lại là LĐ phổ thơng. Một số nhân lực đã đạt được trình độ cao hơn là thạc sĩ và tiến sĩ, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Tuy năng lực của nhân lực công ty được đánh giá tốt nhưng công ty vẫn luôn tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát, sát hạch chất lượng đội ngũ nhân viên. Các khóa huấn luyện, đào tạo được tổ chức bài bản, thường kì nhằm cung cấp một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Công ty nhận thức được rằng trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, “ thành cơng của một cơng ty phụ thuộc vào trí tuệ và nguồn lực có tính hệ thống nhiều hơn các tài sản vật chất của nó”.

Thứ hai, về nguồn lực tài chính. Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng vốn điều lệ của công ty là hơn 6400 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 35.389 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, LNST đạt 4.703 tỷ, tăng 3% so với kế hoạch.

Đây cũng là năm bước ngoặt lớn đối với Sabeco khi thực hiện chủ trương của chính phủ, Sabeco đã thực hiện thoái vốn thành công 343,68 triệu cổ phiếu, tương đương 53,59% cổ phần của Nhà Nước tại DN này với mức giá là 320.000 đồng/cổ phiếu, đem về cho ngân sách 110.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư mua 343,66 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán cạnh tranh lần này là Công ty TNHH Vietnam Beverage. Điều này càng củng cố năng lực tài chính mạnh của cơng ty đối với các nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong huy động vốn cũng như đảm bảo an tồn tài chính cho cơng ty trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, về hoạt động Marketing. Sabeco vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường bia Việt Nam với 40% thị phần trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bia tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Kết quả này có sự góp phần khơng nhỏ bởi hoạt động Marketing của công ty. Chiến lược đồng bộ về SP, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp mang lại hiệu quả cao. Công ty thường xuyên thực hiện những chiến lược quảng cáo rầm rộ lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm, rất nhiều hình thức xúc tiến khác nhau được sử dụng như quảng cáo trên tivi, mạng internet, báo chí, phát thanh, bản hiệu, pano…và thay đổi theo từng SP để tránh sự nhàm chán của KH, cùng với các chương trình khuyến mại “khủng” hàng năm đã định vị SP của DN trong tâm trí KH rất sâu đậm. Mỗi một SP của Sabeco lại có slogan riêng chứ không dùng chung một slogan, như Sai Gon Gold “tinh tế một đẳng cấp”, Saigon Special “Diện mạo mới, vẫn một tình yêu đích thực”, bia 333 “bật lịch lãm, sáng tự tin”. Hàng năm Sabeco dành khoảng vài phần trăm doanh thu đầu tư vào quảng cáo. Trong đó, mỗi một đoạn clip quảng cáo có giá lên tới 50.000 – 70.000 USD. Còn giá phải trả cho mỗi một câu slogan dao động từ 1.000 – 2.000 USD tới hàng trăm triệu đồng...

Ngoài đầu tư cho quảng cáo, hoạt động PR cũng được công ty triển khai thường xuyên để nâng cao uy tín cho thương hiệu. Hàng năm cơng ty tích cực tham gia các chương trình vì cộng đồng. Song song với việc kinh doanh, SABECO luôn khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội, với

thông điệp chủ đạo"SABECO chung tay vì cộng đồng". Mỗi năm, SABECO đóng góp và tài trợ cho các hoạt động xã hội hàng chục tỷ đồng. Năm 2016, Sabeco đóng góp trên 30 tỷ đồng các quỹ từ thiện, cơng ích và tài trợ các chương trình mang tính cộng đồng, việc này đã gây ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng Việt. Năm 2018, Sabeco hỗ trợ 1,5 tỷ đồng xây cầu an sinh xã hội tại tỉnh Quảng Bình. Đây là nét đẹp văn hóa rất đáng tự hào của tồn thể cán bộ, công nhân viên Tổng công ty cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn. Tại thị trường trong nước, hệ thống phân phối của Sabeco trải rộng khắp 64 tỉnh, thành phố với hơn 800 nhà phân phối cấp 1; 5.320 nhà phân phối cấp 2 và 31.000 điểm bán lẻ.

Thứ tư, về năng lực công nghệ và sản xuất. Sabeco luôn chú trọng vào đầu tư, nâng cấp dây chuyền, thiết bị trong quá trình sản xuất vì nó sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng SP. Vì vậy, Sabeco đã thành lập các ban quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất bia, các dự án cải tạo, nâng cơng suất máy móc thiết bị có quy mô lớn, tuân thủ hoạt động thẩm tra, thẩm định trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, kếtnquả đấu thầu đối với các dự án… Công ty sử dụng hệ thống quản lý áp dụng hệ thống tích hợp các tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, ISO 14001: 2004, ISO 22000: 2005, HACCP 50001:2011 và GMP tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Với những nhà máy đang sản xuất, Sabeco thường xuyên triển khai thực hiện nhiều cơng trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp thiết bị, đầu tư ứng dụng công nghệ mới đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của đơn vị theo mục tiêu đề ra. Chất lượng SP của Sabeco được khẳng định và công nhận bởi Trung tâm chứng nhận phù Hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Quacert). Tất cả các nhà máy sản xuất được đầu tư hiện đại, áp dụng hệ thống quốc tế “Nhà máy xanh” gồm 3 tiêu chí: tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả cao và đặc biệt là công nghệ lọc không chất thải.

Thứ năm, về VHDN. Công ty xây dựng VHDN rất bài bản và chuyên nghiệp với các giá trị cốt lõi: Thương hiệu truyền thống, trách nhiệm xã hội,

hợp tác cùng phát triển, gắn bó, cải tiến không ngừng. Công ty luôn tạo sự gắn kết giữa nhân viên cũng như với lãnh đạo khi tạo ra một mơi trường làm việc thân thiện, chia sẻ. Nhờ có mục tiêu đúng đắn, chiến lược rõ ràng với sự chung sức của tất cả các thành viên, công ty đang ngày càng vững bước trên con đường phát triển lâu dài và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế đầy thách thức.

1.5.1.2. Kinh nghiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội

Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) là một công ty lớn trong lĩnh vực Bia rượu nước giải khát ở thị trường miền Bắc. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển. Sản phẩm bia Trúc Bạch là sản phẩm đầu tiên của nhà máy bia Hà Nội, đã và đang mãi in đậm trong tình cảm của nhiều thế hệ người tiêu dùng. Phát huy truyền thống năng động sáng tạo, đội ngũ nhân viên của Tổng công ty không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ để giúp Tổng công ty phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. NLCT của HABECO, được thể hiện qua một số yếu tố sau:

Thứ nhất, về NNL. Tổng LĐ của cơng ty hiện tại gần 5000 người, trình độ đại học trên 600 người, cao đẳng và trung cấp trên 400 người, còn lại là LĐ phổ thơng. Một số nhân lực đã đạt được trình độ cao hơn là thạc sĩ và tiến sĩ, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Bên cạnh chế độ đãi ngộ với mức lương hấp dẫn, Tổng Công ty luôn tạo mơi trường làm việc đồn kết và cạnh tranh để người LĐ phát huy hết khả năng sáng tạo, tính năng động và góp phần hiệu quả vào kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty. Cơ cấu LĐ của Tổng công ty là phù hợp và đáp ứng được với nhu cầu về SXKD

Thứ hai, về nguồn lực tài chính: tình hình tài chính của Tổng công ty lành mạnh, mức độ tự chủ về tài chính tốt. Tổng cơng ty khơng bị mất cân đối tài chính, khơng sử dụng vốn vay, đảm bảo đủ tài chính cho hoạt động SXKD. Tổng nguồn vốn của Tổng cơng ty tăng đều qua các năm và khơng có vốn đi vay nên khơng tạo áp lực quá lớn cho DN.

Thứ ba, về hoạt động Marketing, Phịng thị trường của HABECO ln làm tốt nhiệm vụ trong hoạt động nghiên cứu thị trường tại Tổng công ty. Tổng công ty liên tục thực hiện các cuộc nghiên cứu, có những kế hoạch nghiên cứu lớn Tổng công ty đã phải nhờ tới các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp và có thương hiệu trên thế giới như công ty Nielsen cùng với các cuộc khảo sát mang tính nhỏ lẻ khác. Cơng ty chú trọng nghiên cứu các vấn đề:

+ Đánh giá thỏa mãn của KH (người tiêu dùng, trung gian phân phối) + Đánh giá chất lượng và bao bì SP (đối với SP mới và SP hiện tại). + Nghiên cứu bán lẻ: Thị phần, độ bao phủ, mức độ hiệu quả trên từng khu vực thị trường từng kênh phân phối…..

+ Đánh giá sức mạnh thương hiệu: sự nhận biết của KH về thương hiệu Qua các cuộc khảo sát đó, cơng ty đã rút ra được các bài học kinh nghiệm, từ đó có cơ sở để cải tiến SP, thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo ra các SP mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Về chính sách sản phẩm: HABECO hiện đang kinh doanh 3 lĩnh vực chính với Bia, rượu và nước giải khát. Trong đó, SP bia chiếm hơn 70% tổng sản lượng của công ty. Hai mặt hàng rượu và nước giải khát tuy cũng đóng góp vào lợi nhuận của DN nhưng không đáng kể. Các SP này HABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền tại Việt Nam cũng như các nước mà Tổng Cơng ty có SP xuất khẩu sang, bao gồm các nước: Đài Loan, Anh Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Một điểm sáng mới xuất hiện và là SP chiến lược của công ty là khôi phục lại bia chai, bia lon Trúc Bạch. Với mục tiêu thâm nhập thị trường cao cấp, bia Trúc Bạch ra đời nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một ngày có ý nghĩa thiêng liêng với người dân thủ đô và cả nước. Trúc Bạch là loại bia nội đầu tiên của Việt Nam khi SP này ra đời vào năm 1958. Dòng bia cao cấp được kết tinh từ những nguyên liệu nhập khẩu tốt nhất như hoa bia Saaz – một trong bốn loại hoa bia quý tộc của thế giới được trồng duy nhất tại thung lũng Zatec, Cộng hòa Séc; và lúa

mạch vụ xuân thu hoạch từ những vùng nguyên liệu nổi tiếng của Pháp và Cộng hòa Séc.

Thứ tư, về năng lực công nghệ và sản xuất. Habeco luôn chú trọng vào đầu tư, nâng cấp dây chuyền, thiết bị trong quá trình sản xuất vì nó sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng SP. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty tương đối hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng về chất lượng cũng như là vỏ chai, bao bì SP, bảo quản SP, giữ nguyên được hương vị khi đến tay KH.

Thứ năm, về VHDN. Tổng công ty luôn tạo sự gắn kết giữa nhân viên cũng như với lãnh đạo khi tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ. Mối quan hệ của các nhân sự trong doanh nghiệp tốt, hài hòa ổn định, nơi mà mọi người được tạo mọi điều kiện để học tập, sáng tạo và cống hiến để cùng hưởng niềm vui của thành công. Đây cũng là một yếu tố làm năng lực cạnh tranh của Tổng công ty được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bia thanh hóa (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)