7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần BiaThanh Hóa
2.1.2. Các đặc điểm ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Công ty
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa
Theo sơ đồ 2.1, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty gồm:
- Đại hội đồng Cổ đơng: Là cấp có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty.
Tất cả các cổ đơng có quyền bỏ phiếu và người được cổ đông ủy quyền đều được tham dự Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.
- Hội đồng Quản trị: Do Đại hội cổ đơng bầu ra, có quyền quản lý cao
nhất. Số thành viên của Hội đồng quản trị là 05 người, mỗi thành viên có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội cổ đông tiếp theo.
kinh doanh và điều hành Cơng ty. Hiện nay có 03 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn theo đa số bằng phiếu bầu trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Ban Giám đốc: Cơng ty hiện nay có một Giám đốc, hai Phó giám đốc.
Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo nghị quyết được thông qua hợp thức.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng:
- Phòng Tổ chức, hành chính: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước
Công ty về lĩnh vực Tổ chức- Hành chính. Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất; xây dựng và hoàn thiện điều lệ, nội quy, quy chế; xây dựng kế hoạch về tiền lương, qui chế trả lương, trả thưởng.
- Phịng Tài chính – kế tốn: Đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực
tài chính- kế tốn. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính kế tốn và nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; Tính tốn hiệu quả kinh tế cho các phương án sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kế hoạch.
- Phòng Marketing: Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nhằm giới
thiệu các sản phẩm của cơng ty ra ngồi thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại sản phẩm.
- Phịng Kỹ thuật cơng nghệ: Xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện
và quản lý các quy trình cơng nghệ, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật. Nghiên cứu các SP mới, thay thế nguyên vật liệu đảm bảo và nâng cao chất lượng SP.
- Phòng Kỹ thuật cơ điện: Xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện và
quản lý các cơng trình sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ điện, quản lý kỹ thuật các cơng trình cơ điện.
- Phân xưởng Nấu: Thực hiện các công đoạn trong sản xuất: Lên men,
lọc bia thành phẩm các loại theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng cho tồn bộ q trình sản xuất của Cơng ty.
- Phân xưởng Men: Thực hiện quy trình cơng nghệ sản xuất; kiểm sốt
chất lượng nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm đầu vào và bán thành phẩm, thành phẩm đầu ra của phân xưởng.
- Phân xưởng Chiết: Thực hiện chiết bia, rượu các loại: Bia Chai, Bia
Bock, bia chai Pet và rượu vang theo kế hoạch đảm bảo chất lượng và số lượng, mẫu mã của Công ty.
- Phân xưởng điện nước: Đảm nhận và chịu trách nhiệm về lĩnh vực
quản lý điện động lực- nước. Cung cấp điện nước, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, gia công, lắp đặt thiết bị mới phục vụ sản xuất của Công ty.
- Phân xưởng nhiệt lạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng và chất
lượng hơi, CO2, khí nén đáp ứng nhu cầu của q trình sản xuất.
- Phòng Kế hoạch: Xây dựng và tổng hợp qui hoạch chiến lược, kế
hoạch phát triển dài hạn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị cho các hoạt động SXKD.
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm
Được đánh giá là một trong những DN mạnh của tỉnh Thanh Hóa cũng như của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, Cơng ty Bia Thanh Hóa đang có những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất. Trong các năm vừa qua Công ty đã chú trọng đầu tư tăng năng lực sản xuất. Mặt khác, Công ty được tổ chức Nedo của Nhật Bản tài trợ thiết bị tiết kiệm năng lượng với 2 đặc điểm nổi bật: vừa tiết kiệm điện năng trong giờ cao điểm và vừa có khả năng thu hồi nhiệt năng của hệ thống nồi nấu để tái sử dụng. Công ty cũng đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bia hiện đại, tự động có cơng suất lớn của CHLB Đức; mua sắm thiết bị đồng bộ thay thế cho các thiết bị cũ để sản xuất bia chất lượng cao, nâng công suất, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và xu thế hội nhập. Nhiều thiết bị chuyên dùng giá trị rất lớn như máy phân tích bia SCABA 5611, máy đo màu bia và dịch nha, máy phân tích men, máy đo độ ẩm malt, máy đo độ ẩm gạo, máy đo độ thanh trùng, máy đo CO2 trong chai thành phẩm, máy đo độ trong của bia, máy đo oxygen trong bia, máy đo pH được du nhập từ các nước có ngành cơng nghiệp, khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
Nhờ có trang thiết bị hiện đại, Cơng ty đã đạt chất lượng cao, nhất là vệ sinh an tồn thực phẩm và có lợi cho sức khỏe, nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường, trở thành một thương hiệu được ưa chuộng của đông đảo khách hàng. Năng lực sản xuất của Công ty đã không ngừng tăng qua các năm.
Hiện nay Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa có 2 dây chuyền sản xuất chính sau:
Dây chuyền I: được chế tạo lắp đặt năm 1994, vận hành vào năm 1995.
1. Nhà nấu:
- Các nồi nấu được chế tạo trong nước và được thay mới năm 2004 do Tập đoàn Dolyco chế tạo và lắp đặt.
- Nồi lọc do Steniker của CHLB Đức chế tạo và lắp đặt năm 2006. - Các loại bơm, máy hạ nhiệt nhập từ CHLB Đức từ năm 2002-2006. - Hệ thống điều khiển tự động và bán tự động với phần mềm tiên tiến.
2. Phân xưởng men:
- Tăng lên men: Chế tạo trong nước năm 1994,2006,2007.
- Hệ thống đường ống, van , máy bơm: Nhập khẩu từ CHLB Đức - Máy lọc Kisnger: 02 máy sản xuất năm 1995, 2004 của CHLB Đức.
3. Dây chuyền chiết:
- Do hãng KRONES CHLB Đức chế tạo năm 1995 và 1997 với công suất 15.000 chai/h. Đây là một trong những dây chuyền đóng chai hiện đại của nước Đức. Dây chuyền chiết chai này có những ưu điểm nổi trội như: độ chính xác cao, đảm bảo độ tinh khiết của SP, có độ tin cậy trong sản xuất.
Dây chuyền II:
Do Steinecker chế tạo và lắp đặt năm 2004, có cơng suất 20 triệu lít/năm. Là dây chuyền được điều khiển tự động tiên tiến nhất hiện nay. Cán bộ kỹ thuật nhập các thông số kỹ thuật đã được cài sẵn trong máy và quy trình sản xuất bia được tiến hành tự động đảm bảo độ chính xác và chất lượng SP.
Bên cạnh hệ thống thiết bị hiện đại được trang bị phục vụ cho sản xuất, Cơng ty cịn chú trọng chỉ đạo cơng tác duy tu, bảo dưỡng SP nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị. Hiện nay hàng năm Công ty đều tiến hành bảo dưỡng thiết bị máy móc theo quy trình ISO 9001: 2000 (Sơ đồ 2.2).
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất Bia Thanh Hóa
MALT GẠO
NGHIỀN NGHIỀN
PHÊU MALT PHÊU GẠO
NỒI MALT NỒI GẠO
HỘI CHÁO - NỒI MALT
LỌC BÃ NỒI HUBLON THÙNG LẮNG XOÁY LÀM LẠNH NƯỚC NƯỚC NẤM MEN OXY BỒN LÊN MEN (LÊN MEN, Ủ CHÍN, TÀNG TRỮ) LỌC TRONG BIA BỒN BIA TRONG CHIẾT CHAI THANH TRÙNG
DÁN NHÃN, FOIL, IN NGÀY SẢN XUẤT
BIA THÀNH PHẨM NHẬP KHO
2.1.2.2. Đặc điểm về lao động của Công ty
Đặc điểm về lao động của Công ty là đặc điểm quan trọng có thể ảnh hưởng tới việc nâng cao NLCT. Nguồn nhân lực của tổ chức là nguồn lực của tồn thể cán bộ, cơng nhân viên lao động trong tổ chức đó đặt trong mối quan hệ phối kết hợp các nguồn lực riêng của mỗi người, sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực của mỗi cá nhân thành nguồn lực của tổ chức.
Bảng 2.1: Đặc điểm lao động của Công ty giai đoạn 2016 – 2019 Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Lao động gián tiếp 278 37,98 277 37,33 266 35,61 268 35,69
Lao động trực tiếp 454 62,02 465 62,67 481 64,39 483 64,31
Tổng số 732 100 742 100 747 100 751 100
(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)
Có thể khái qt chung về đặc điểm lao động của Cơng ty Cổ phần Bia Thanh Hóa theo tính chất của lao động qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ 2.1.
Đơn vị: Người
Biều đồ 2.1: Lao động của Cơng ty giai đoạn 2016 – 2019
(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 có thể thấy số lượng lao động của Cơng ty Bia Thanh Hóa giai đoạn từ 2016 – 2019 có sự tăng dần, mở rộng về quy mơ. Năm 2016 tổng số lao động của Công ty là 732 người, đến năm 2017 số lao động tăng lên là 742, năm 2018 là 747 người và đến năm 2019 là 751 người. Sự tăng trưởng ổn định thể hiện ở cả lực lượng lao động gián tiếp (cán bộ
chuyên viên đầu tư, tài chính, quản lý...,) và lao động trực tiếp (nhân viên lái xe, công nhân, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ...). Điều này giúp Cơng ty có thể hồn thành các kế hoạch sản xuất đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ lao động trực tiếp trong tổng số lao động của Công ty thường xuyên ở mức khoảng trên 60% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Sự thay đổi về cơ cấu lao động như vậy là hoàn toàn hợp lý với sự phát triển của Công ty. Với đặc điểm là Công ty đầu tư sản xuất, lao động trực tiếp của Công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ Công ty đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất sản phẩm, bộ máy quản lý được tinh giảm dần. Đặc điểm về lao động có ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh của Công ty.
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trong giai đoạn 2016 – 2019, mặc dù nền kinh tế, thị trường cịn nhiều khó khăn, đồng thời là sự cạnh tranh khốc liệt từ các Công ty cùng lĩnh vực song Cơng ty Cổ phần Bia Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả khả quan: mức tăng trưởng doanh thu và quy mô hoạt động năm sau tăng lên so với năm trước, kết quả kinh doanh có xu hướng tăng dần. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2019
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 2019/ 2018 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 374.436 367.691 360.429 542.138 (1,80) (1,98) 50,41 2. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ
374.436 367.691 360.429 542.138 (1,80) (1.98) 50,41
3. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 10.215 14.109 10.019 23.289 38,12 (29,09) 132,45 4. Lợi nhuận khác 2.161 152 (2.017) (3.081) (92,97) (1426,97) 52,75
5. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 12.376 14.261 8.002 20.208 15,23 (43,89) 152,54 6. Lợi nhuận sau thuế 9.286 11.459 6.407 15.497 23,40 (44,09) 141,88
Đơn vị: triệu đồng
Biểu đồ 2.2: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2016 – 2019
(Nguồn: Phòng Marketing)
Bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.2 đã cho thấy, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty cổ phần Bia Thanh Hóa trong giai đoạn 2016 – 2019 đã đạt những kết quả khả quan. Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều có xu hướng tăng dần qua các năm: cụ thể năm 2016 tổng doanh thu của Công ty là 374.436 triệu đồng, sang năm 2017 là 367.691 triệu đồng, năm 2018 là 360.429 triệu đồng và đến năm 2019 là 542.138 triệu đồng. Sở dĩ năm 2018 doanh thu của công ty sụt giảm là năm 2018, Công ty đã tạm ngưng hoạt động sản xuất nhà máy Bia Nghi Sơn do việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy này thấp, không hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tồn Cơng ty. Năm 2019 sản lượng tiêu thụ tăng 21.2% so với năm 2018; cơ cấu sản phẩm tiêu thụ cũng thay đổi chủ yêu tăng sản lượng bia chai và bia lon; giá bán một số mặt hàng tăng cao hơn so với bình quân năm 2018; và giá mua đầu vào của một số nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ như gạo, vỏ lon, xút,… giảm mạnh. Vì vậy, doanh thu năm 2019 tăng đạt 150,41% so với năm 2018; lợi nhuận sau thuế năm 2019 tăng đạt 241,88% so với năm 2018. Có được kết quả này là do chiến lược, chinh sách đúng đắn của Hội đồng quản trị Công ty. Thu
nhập bình quân lao động của Công ty cũng đc tăng lên, từ đó cải thiện được cuộc sống cho người lao động và thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
2.2. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa