Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần BiaThanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bia thanh hóa (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần BiaThanh Hóa

Từ kinh nghiệm của một số Tổng công ty kinh doanh Bia – Rượu – Nước giải khát, có thể rút ra bài học cho cơng ty như sau:

Thứ nhất, về NNL, công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của đội

ngũ nhân viên trong cơng ty, trí tuệ và lịng trung thành với cơng ty cịn q giá hơn bất kì một tài sản nào. Vì vậy, ngồi việc nâng cao chất lượng đầu vào, công ty cần quan tâm đến quá trình bồi dưỡng, đào tạo, khuyến khích, thúc đẩy, động viên các thành viên trong công ty để tự nguyện tham gia vào các chương trình huấn luyện, tự nâng cao trình độ và đóng góp năng lực vào sự phát triển của công ty.

Thứ hai, về năng lực tài chính. Cơng ty cần có những biện pháp hữu

hiệu để xây dựng nguồn tài chính mạnh và ổn định để khơng chỉ đảm bảo cho hoạt động SXKD của công ty được diễn ra một cách thuận lợi mà còn tăng sự tin tưởng với các nhà đầu tư, ngân hàng là những nguồn huy động vốn không thể thiếu khi các DN bắt tay vào những dự án mới.

Thứ ba, về Marketing. Chiến lược Marketing cần được hoạch định và

thay đổi thường xuyên để phù hợp với nhu cầu thị trường với một mục tiêu không thay đổi là thỏa mãn nhu cầu KH một cách tối đa và khác biệt nhất. Các chính sách cốt lõi như SP, giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp cần được thực hiện đồng bộ và mang lại hiệu quả cao nhất. Thương hiêu của DN là tài sản vơ hình q giá mà bất kì DN nào cũng muốn có và duy trì càng lâu càng tốt. Khi đã sở hữu một thương hiệu mạnh, DN càng cần quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì vào bảo vệ thương hiệu đó thơng qua các chiến lược cụ thể như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện và hấp dẫn, dễ nhớ và gắn kết chặt chẽ với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của DN. Hoạt động truyền thông thương hiệu cũng phải được thực hiện thường xuyên và mạnh mẽ tác động đến lòng trung thành của KH. Một hoạt động không thể bỏ qua là thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu ở bất kỳ thị trường nào mà thương hiệu muốn xâm nhập. Đã có rất nhiều tranh chấp thương hiệu xảy ra khi DN khơng quan tâm việc đăng kí bảo hộ thương hiệu sớm và bị DN khác đăng kí trước gây ra rất nhiều sự rắc rối về thủ tục và luật pháp.

Thứ tư, về công nghệ và sản xuất, đây là khâu quan trọng trong quá trình

sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của SP là vấn đề cốt lõi tạo nên thành cơng của DN. Vì vậy, cơng ty cần phải ln cải tiến, cập nhật những dây chuyền công nghệ mới, những quy trình sản xuất hiện đại để có thể nâng cao chất lượng của SP, giảm sự tiêu hao của nguyên, nhiên vật liệu, thân thiện với mơi trường. Từ đó, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DN.

Thứ năm, về văn hóa DN. Cơng ty cần xây dựng và duy trì văn hóa DN.

Khi cơng ty có những chuẩn mực hay giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân thủ theo như văn hóa làm việc, văn hóa ứng xử,... sẽ tạo nên một bầu khơng khí làm việc thân thiện, tích cực tạo được sự hứng khởi, khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty một cách tối đa. Tuy nhiên, văn hóa DN khơng có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, ln ln được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp, đưa ra một số khái niệm như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong chương này, luận văn đã tập trung phân tích nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp bao gồm sản phẩm và dịch vụ, năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơng nghệ sản xuất, thương hiệu.

Đưa ra những tiêu chí đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp bao gồm: chất lượng, giá cả sản phẩm; danh tiếng và thương hiệu; thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị phần; hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như mơi trường tồn cầu, môi trường kinh tế quốc dân, chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội…Các nhân tố bên trong doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, hoạt động marketing…

Luận văn đã nghiên cứu một số kinh nghiệm của các Tổng công ty như Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gịn và Tổng cơng ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó rút ra bài học cho Cơng ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bia thanh hóa (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)