Quy chế, quy trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 64)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Tình hình phát triển cho vay tiêu dùng tại Vietinbank Quảng Bình

2.2.1. Quy chế, quy trình cho vay tiêu dùng đối với khách hàng

2.2.1.1. Quy chế cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietinbank Quảng Bình chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay như sau:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; - Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12;

- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11; TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc

Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN;

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, quy định chi tiết thi hành một số điều bộ luật dân sự về việc xác lập,thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm;

- Thông tư 09/2012/TT-NHNN quy định về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngồi đối với khách hàng ngày 10 tháng 02 năm 2014;

- Thông tư 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn cho vay bằng đồng việt nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.

- Công văn số 683/NHNN-TTGDNH ngày 28 tháng 1 năm 2014 của NHNN về việc chấn chỉnh việc thực hiện lãi suất cho vay tiêu dùng.

Ngoài ra hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietinbank Quảng Bình cịn phải

tuân theo các quy định riêng của hệ thống Vietinbank.Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn của Vietinbank, Vietinbank Quảng Bình đã chỉ đạo thực hiện các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng:

- Quyết định số 512/QĐ- HĐQT- TDHo ngày 15 tháng 2 năm 2015 về việc ban hàng quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam.

- Quyết định số 78/QĐ - HĐTV - KHCN ngày 22 tháng 1 năm 2015 của Hội đồng thành viên Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Namđối với khách hàng nhằm bổ sung nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển vàđời sống.

- Theo đó, mọi khách hàng vay vốn tại Vietinbank đều áp dụng theo quy định, cụ thể:

- Nguồn vốn cho vay:

Vốn Vietinbank Quảng Bìnhtự huy động tại địa phương; vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tái chính, tín dụng trong và ngồi nước; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

- Điều kiện vay vốn:

Vietinbank Quảng Bìnhxem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, đối với hộ gia đình, cá nhân;

+ Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của

Vietinbank;

+ Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn chi nhánh quản lý; + Khơng có nợ xấu tại bất kỳ TCTD nào tại thời điểm cho vay;

+ Có nguồn thu nhập ổn định, khả năng tài chính đảm bảo, khả năng trả nợ

trong thời hạn vay.

- Lãi suất cho vay, phí và lệ phí.

Tổng Giám đốc quy định lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy định của NHNN, lãi suất thị trường, thể loại vay và chính sách khách hàng trong từng thời kỳ. Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản vay quá hạn do giám đốc chi nhánh quyết định nhưng tối đa không quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD theo quy định của NHNN Việt

Nam và Vietinbank.

- Thời hạn, thể loại cho vay:

Vietinbank Quảng Bình và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn

cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh; thời hạn thu hồi của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng; nguồn vốn của Vietinbank. Cho vay ngắn hạn tối đa

không quá 12 tháng; cho vay trung hạn tối đa từ trên 12 tháng đến 5 năm; cho vay dài hạn trên 5 năm.

- Mức cho vay:

Vietinbank Quảng Bình căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài

sản đảm bảo (đối với khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng trả nợ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Vietinbank để quyết định mức vay.Mức vốn

tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau: Đối với cho vay ngắn hạn, khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn. Đối với cho vay trung, dài hạn, khách hàng phải có vốn

tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

2.2.1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình cho vay tiêu dùng của Vietinbank Quảng Bình giai đoạn 2015- 2017:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng của Vietinbank Quảng Bình

Bước 1: Phỏng vấn ban đầuvà tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng đề nghị vay vốn, cán bộ ngân hàng thực hiện tiếp xúc và phỏng vấn ban đầu để tìm hiểu thơng tin về khách hàng . Sau đó cán bộ ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.

Bước 2: Thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng

Dựa vào đơn xin vay, trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ khoản vay theo các nội dung:

 Năng lực pháp lý của khách hàng

 Uy tín, tính cách của khách hàng

 Khả năng tài chính của khách hàng

Thẩm định tín dụng Phê duyệt khoản vay Hồn thiện hồ sơ vay vốn Giải ngân và thu nợ Theo dõi, kiểm

tra, đánh giá

sau cho vay

Xử lý các rủi ro phát sinh Thanh lý hợp đồng tín dụng Tiếp nhận hồ sơ TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

 Khả năng kinh doanh của khách hàng (nếu có)

 Phương án sử dụng vốn của khách hàng

 Bảo đảm tiền vay

Bước này được thực hiện không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin vay.

Bước 3: Phê duyệt cho vay

Trên cơ sở báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, lãnh đạo phịng sẽ xem xét, kiểm tra, có ý kiến độc lập vào báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng, đồng thời thực hiện phê duyệt tín dụng nếu khoản vay năm trong thẩm quyền ra quyết định, hoặc trình lãnh đạo cấp cao hơn để xem xét ra quyết định cho vay.

Bước 4: Cán bộ tín dụng hồn tất các hồ sơ và thủ tục giấy tờ có liên quan

Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng tại báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng và hợp đồng bảo đảm tiền vay thích hợp.

Bước 5: Giải ngân và thu nợ

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung của các chứng từ giải ngân, tiến hành thực hiện giải ngân trên phần mềm giao dịch của ngân hàng. Sau khi giải ngân trên hệ thống, giấy lĩnh tiền mặt sẽ chuyển cho phịng kế tốn thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng nếu giải ngân bằng tiền mặt hoặc thực hiện giải ngân bằng chuyển khoản.

Khi đến hạn trả nợ lãi hoặc gốc, căn cứ theo các quy định tại hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng thực hiện thu nợ, lãi, phí.

Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng và khoản vay

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lưu hồ sơ, theo dõi thường xuyên hoặc định kì, đánh giá khách hàng vay, khoản vay theo mục đích sử dụng vốn vay, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, đáng giá lại tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc thu hồi lãi gốc đến hạn. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Bước 7: Xử lý các rủi ro phát sinh

Trường hợp khách hàng khơng trả nợ gốc hoặc lãi khơng đúng kì hạn đã thỏa

thuận trng hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét đề xuất điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ.

Khi khoản vay được phân loại là nợ xấu thì ban quản lý nợ xấu sẽ cùng theo

dõi và thực hiện theo các hướng dẫn về xử lý nợ xấu có liên quan.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, đối chiếu về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,...để tất tốn khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Qua quy trình trên của Chi nhánh có thể thấy đối với một khoản vay cho vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng phụ trách sẽ phải thực hiện tồn bộ quy trình từ việc đánh giá khách hàng, lập hồ sơ khoản vay, đánh giá và đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân và thu hồi nợ, hoàn tồn khơng có bộ phận nào hỗ trợ. Điều này tạo ra một khối lượng cơng việc khá lớn cho cán bộ tín dụng, đồng thời có thể dẫn đến rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)