PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng
Đây là các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trên cơ sở pháp lý, việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM, việc thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng).
Thứ nhất, các chỉ tiêu định lượng:
- Dƣ nợ cho vay tiêu dùng:
Dư nợ là số tiền ngân hàng cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định.
Dư nợ kỳ thực hiện được xác định trên cơ sở dư nợ kỳ trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh quy mô hoạt động của cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng phát triển về lượng.
Mức tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng:
+ Mức tăng dư nợ CVTD tuyệt đối = Dư nợ CVTD kỳ sau - Dư nợ CVTD kỳ trước
+ Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng được xác định:
Tỷ lệ tăng trưởng
DN CVTD (%) =
Dư nợ CVTD kỳ sau - Dư nợ CVTD kỳ trước
x 10 Tổng dư nợ CVTDkỳ trước TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện việc tăng trưởng quy mơ đối với cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này càng cao chứngtỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng tăng trưởng ổn định có hiệu quả, mở rộng được thị phần; ngược lại ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác khách hàng, tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch tín dụng.
Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng: là phần trăm (%) dư nợ CVTD chiếm
trên tổng dư nợ cho vay được xác định như sau: Tỷ trọng
CVTD (%) =
Dư nợ CVTD
x 10 Tổng dư nợ tín dụng
Chỉtiêu này đánh giá quy mô của cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ, phản ánh
quy mơ cũng như chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu như chỉ tiêu này lớn sẽ phản ánh được ngân hàng có thế mạnh trong cho vay tiêu dùng, ngược lại, nếu
như chỉ tiêu này nhỏ thể hiện rằng ngân hàng này khơng có tiềm lực trong cho vay tiêu dùng, hay có thể nói mảng cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm phát triển.
- Số lƣợng khách hàng:
Đối với bất kỳ ngân hàng nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh. Khi số lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng điều đó thường dẫn đến sự gia tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay từ đó làm tăng thu nhập.
Mức tăng trưởng về số lượng khách hàng
+ Mức tăng SLKH CVTD tuyệt đối = SLKH CVTD kỳ sau - SLKH CVTD kỳ trước + Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng được xác đinh:
Tỷ lệ tăng trưởng
SLKH CVTD % =
SLKH CVTD kỳ sau - SLKH CVTD kỳ trước
x 10 SLKH CVTD kỳ trước
Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng cho biết số lượng khách hàng cho
vay tiêu dùng của ngân hàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi năm. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng tiêu dùng càng tăng, tức là ngân hàng mở
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
rộng cho vay với đối tượng khách hàng tiêu dùng, tuy nhiên đánh giá chỉ tiêu này cần kết hợp với số tuyệt đối để cho kết quả chính xác.
Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên một khách hàng:
DNBQ
trên một khách hàng
= Dư nợ cho vay tiêu dùng
Tổng Số lượng khách hàngvay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh số dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân của một khách hàng. Số dư nợ bình quân càng cao chứng tỏ nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng đáp ứng về vốn, quy mô hoạt động kinh doanh của cho vay tiêu dùng tăng lên.
- Quy mô hệ thống kênh phân phối:
Kênh phân phối là một cấu thành tất yếu phải có trong q trình phát triển của Ngân hàng nhằm mục đích đưa Ngân hàng tiếp cận với thị trường và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Hệ thống kênh phân phối càng hiệu quả thì việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường càng sâu rộng và càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do đó việc mở rộng và phát triển kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Căn cứ vào thời gian hình thành và kỹ thuật cơng nghệ, có thể phân chia hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng thành 2 loại: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
Kênh phân phối truyền thống là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng như chi nhánh trong và ngồi nước, đại lý, các cơng ty con, văn phòng đại diện...
Kênh phân phối hiện đại là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng dựa trên ứng dụng công nghệ khoa học, công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng như hệ thống ATM, Internet Banking,
Mobilebanking...
- Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng:
Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng thể hiện sự tập trung vào một sản phẩm hay đa dạng các sản phẩm. Tuỳ theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấusản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
- Thu nhập từ cho vay tiêu dùng:
Tối đa hóa thu nhập ln là mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào. Lợi nhuận là kết quả tổng hợp về sự phát triển các dịch vụ cả về số lượng và chất lượng, không chỉ đa dạng kênh phân phối mà cịn chính sách giá phù hợp nhằm tối đa các khoản thu từ các dịch vụ mang lại.
Chỉ tiêu tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi vay được xácđịnh: Tỷ trọng thu lãi
CVTD (%) = Thu lãi CVTD Tổng thu lãi vay x 10
Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay, giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Chất lƣợng cho vay tiêu dùng:
Chất lượng cho vay tiêu dùng được đánh giá qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu.
Chỉ tiêu nợ quá hạn
Dùng để đánh giá chất lượng cho vay của tín dụng tiêu dùng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tài sản có tại một thời điểm, hiệu quả sử dụng vốn, ý thức trả nợ cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ hiệu quả cho vay càng thấp. Tỷ lệ NQH CVTD (%) = Nợ quá hạn CVTD x 10 Tổng dư nợ CVTD
Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Tăng quy mơ tín dụng tiêu dùng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM khơng thể chỉ mở rộng cho vay mà không quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu và điều này cũng đồng nghĩa với việc các NHTM chỉ có thể tiếp tục mở rộng cho vay khi việc mở rộng này không làm tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Theo điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và thơng tư 02/2014/TT- NHNN có hiệu lực từ 01 tháng 6 năm 2014 thì nợ được phân thành 5 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Việc phân loại nợ vào các nhóm nợ khác nhau từ thấp đến cao là nhằm đánh giá chất lượng của các khoản vay, nợ được xếp vào nhóm cao hơn chất lượng càng giảm và độ rủi ro càng cao.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại một thời điểm là tỉ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.
Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) = Nợ xấu CVTD Tổng dư nợ CVTD x 100 Thứ hai, các chỉ tiêu định tính: - Tính đa dạng hố về sản phẩm:
Mức độ đa dạng hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển cho vay tiêu dùng, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng nếu khơng việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh khơng có hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.
- Tính tiện ích của sản phẩm:
Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng Ngân hàng, chiến lược kinh doanh của từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đảm bảo và phù hợp, tạo sự tiện ích đối với khách hàng trong q trình sử dụng.
Tiện ích sản phẩm là những giá trị dịch vụ gia tăng mà Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng như sự thuận tiện trong việc sử dụng, cách thức sử dụng đơn giản, sản phẩm có nhiều chức năng. Tiện ích sản phẩm cịn phản ánh trình độ ứng dụng cơng nghệ của mỗi ngân hàng do đó tiện ích sản phẩm là tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá mức độ hiện đại của sản phẩm và lựa chọn sử dụng sản phẩm. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
- Quản trị rủi ro:
Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nhất là đối với cho vay tiêu dùng không thể tránh khỏi những yếu tố rủi ro như: rủi ro trong hoạt động, rủi ro mất khả năng thanh toán của người vay, rủi ro do khách hàng gian lận, rủi ro kỹ thuật, rủi ro đạo đức… Chính vì vậy, hàng năm Ngân hàng thương mại phải trích quỹ dự phịng rủi ro căn cứ vào khả năng rủi ro và mức độ rủi ro trong hoạt động. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh trong cho vay tiêu dùng tỷ lệ nghịch đối với mức độ rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay, là
thước đo sự phát triển của Ngân hàng.
- Chất lƣợng dịch vụ:
Chất lượng dịch vụ có tính quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của cho vay tiêu dùng. Nếu chất lượng không đảm bảo, khơng nâng cao thì sự đa dạng và phát triển các sản phẩm này sẽ khơng có ý nghĩa khi khơng được khách hàng chấp nhận. Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở các yếu tố:
- Sự cam kết của Ngân hàng đối với khách hàng khi sử dụng;
- Quy trình thủ tục hồ sơ cho vay;
- Chính sách marketing, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị khuyến mại về sản phẩm tạo ra sự hài lòng đối với khách hàng;
- Trình độ của cán bộ ngân hàng qua chun mơn nghiệp vụ cũng như trong q trình làm việc, khả năng tư vấn khách hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng...
- Trình độ cơng nghệ thông tin, cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng với mục tiêu phát triển, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác;
1.3. Kinh nghiệm về phát triển cho vay tiêu dùng ở một số Ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam
- Thứ nhất, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là một trong những Ngân hàng thương mại có đóng góp lớn cho nền kinh tế nước ta. SeABank đang phấn đấu trở thành Ngân
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Trong chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhânvà đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn.Trong nhiều năm trở lại đây, từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động vốn – cho vay, đến nay Ngân hàng đã có thể cung cấp tất cả các dịch vụ Ngân hàng đang có tại Việt Nam. Các sản phẩm tín dụng ngày càng được đa dạng và chun mơn hóa cao; thủ tục cho vay tương đối đơn giản, nhanh chóng với mức lãi suất linh hoat, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng đang cung cấp cho thị trường tính dụng cá nhân bộ sản phẩm khá phong phú. Trong suốt q trình hoạt động Ngân hàng ln tn thủ tuyệt đối các Quy định về hoạt động tín dụng của NHNN và các Quy chế của Ngân hàng về cho vay và đảm bảo tiền vay. Công tác phân loại và đánh giá khác hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm sốt tín dụng để kiểm sốt chất lượng tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hóa. Hệ thống xếp hàng tín dụng đã được triển khai áp dụng nhằm chuẩn hóa việc phân loại, xếp hạng khách hàng, quản lý chất lượng, dự báo rủi ro. Để đạt được những thành quả quan trọng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng Đông Nam Á đã tổ chức thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Áp dụng lãi suất linh hoạt: Lãi suất dao động từ 10-12%/năm. Đặc biệt cho vay cầm cố (khách hàng có sổ tiết kiệm tại ngân hàng) lãi suất bằng với lãi suất ghi trên sổ cộng với biên độ 1%. Đây là mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất trên
thị trường tính đến thời điểm này.
Ngồi việc ưu đãi lãi suất đối với tất cả các khoản vay tiêu dùng của khách hàng, ngân hàng còn giảm 1% lãi suất so với lãi suất cho vay tiêu dùng thông thường đối với các khách hàng cá nhân là những cán bộ quản lý, chủ chốt tại các đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện thanh toán trả lương qua tài khoản tại ngân hàng.
+ Tăng tỉ lệ vay trên giá trị tài sản đảm bảo: Hạn mức vay của Ngân hàng có thể lên tới 85% đến 95% đối với giấy tờ có giá, tài sản đảm bảo, tỉ lệ này thay đổi linh hoạt theo nhu cầu khách hàng và mặt bằng chung của thị trường.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
+ Linh hoạt trong chấp nhận hồ sơ tài sản thế chấp: Ngân hàng có thể linh hoạt chấp nhận hồ sơ tài sản thế chấp đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà với các khu chung cư mới xây nếu xét thấy có nhân thân tốt và có chính quyền địa phương xác nhận là đã cư trú. Với thủ tục đơn giản, Ngân hàng Đông Nam Á đã thúc đẩy được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Hiện nay Ngân hàng Đơng Nam Á có các sản phẩm cho vay cá nhân như: Cho vay mua ô tô – SeACar, cho vay khuyến học
SeAStudy, cho vay tiêu dùng – SeABuy, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng có tiêu dùng có tài sản đảm bảo –SeAMore, thấu chi tài khoản cá nhân –
SeAFast, cho vay mua, xây, sửa chữa nhà ở SeAHome và cho vay giành cho giáo
viên với các điều kiện vay hấp dẫn, lãi suât và kì hạn vay linh hoạt, giải ngân nhanh. Trong đó các sản phẩm cho vay tiêu dùng như mua nhà, mua đất, xây, sửa chữa nhà ở, mua ô tô, du học, và cho vay tiêu dùng sinh hoạt đối với người lao động được trả lương qua thẻ ATM… Hiện SeABank triển khai gói lãi suất ưu đãi “Đăng ký ngay, vay không lãi” áp dụng từ ngày 1-4 đến ngày 30-9-2014, mức lãi suất 0% trong 12