giảng dạy các mơn khoa học Mác - Lênin
Nói đến việc học tập của thế hệ trẻ cũng có nghĩa là nói đến nhà trường, nói đến thầy giáo, mà nói đến trường học là nói đến tri thức, nói đến văn minh, văn hoá. Điều 16 Luật Giáo dục quy định: “không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân”. Điều này muốn nói lên địi hỏi người đi giáo dục cũng phải có một thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng. Thế giới quan khoa học của nhà giáo chi phối hoạt động và thái độ của họ trong quá trình hành nghề, như trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy, việc kết hợp giữa giáo dục với nhiệm vụ chính trị - xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống, cũng như cách nhìn nhận và đánh giá mọi biểu hiện của sinh viên. Nói cách khác, thế giới quan duy vật biện chứng là kim chỉ nam giúp cho nhà giáo đi đúng hướng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà giáo.
Trong các trường Đại học và Cao đẳng, đội ngũ giảng viên có vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của môn học. Mục tiêu, yêu cầu hàng đầu của giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên, và chính đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin là
lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu, yêu cầu cơ bản này. Thông qua giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên giúp sinh viên nắm vững và vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng vào học tập chuyên ngành và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội. Vì vậy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.
Vì vậy, theo chúng tơi muốn việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay có hiệu quả cần tập trung vào những vấn đề cụ thể sau:
Một là, phải nâng cao chất lượng của toàn bộ đội ngũ giảng viên ở các trường
Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên hiện nay, trang bị cho đội ngũ này đầy đủ những phẩm chất cần thiết.
Điều đó địi hỏi bản thân đội ngũ giảng viên phải là người giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất chính trị vững vàng tham gia tích cực vào việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng thơng qua những mơn học mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
Hai là, tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên một phương pháp sư phạm tốt,
khả năng truyền thụ hấp dẫn, logic,… giúp sinh viên nắm chắc kiến thức qua đó mà thế giới quan duy vật biện chứng của họ ngày càng được củng cố và nâng cao.
Riêng đối với giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, do chức năng đặc biệt của nó trong việc giáo dục thế giới quan. Vì vậy, trong quá trình nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ này phải chó những chính sách quan tâm hơn.
Cũng giống như các lồi hình giảng viên khác, trước hết giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin phải có sự hiểu biết rộng, có chun mơn giỏi, có năng lực bắt kịp tri thức khoa học hiện đại và có hiểu biết thực tiễn sinh động. Thơng qua việc truyền đạt những nguyên lý của các mơn khoa học Mác - Lênin nó tác động đến tư tưởng, tình cảm của sinh viên, đến sự lôi cuốn sinh viên say mê học tập hoặc cũng có thể là gây nên tình trạng sinh viên chán, khơng muốn học các mơn khoa học này. Qua khảo sát thực tế ở trường Đại học Tây Nguyên, trường Cao đẳng Sư phạm
ĐăkLăk, trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật ĐăkLăk, trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên cho thấy khi giảng viên có năng lực chun mơn và nghiệp vụ sư phạm tốt, có nghệ thuật truyền đạt thì thu hút được sự say mê học tập, nghiên cứu của sinh viên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hình thành niêm tin vào những tri thức của khoa học Mác - Lênin, từ đó mà ở họ có một lý tưởng sống cao đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa như: hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên…
Để có được đội ngũ giảng viên các mơn khoa học Mác - Lênin đáp ứng được nhiệm vụ đó cần phải có các biện pháp như sau:
- Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có những biện pháp kiên quyết để khơng cịn tình trạng giảng viên khơng cịn đủ trình độ, năng lực chun mơn và nghiệp vụ kém. Đặc biệt, những giảng viên có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống phải kiên quyết cho ra khỏi ngành. Bởi những hành vi sai trái của đội ngũ giảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành nhân cách của mỗi sinh viên, suy giảm niềm tin của họ đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo số lượng biên chế giảng viên cho từng môn học để giảng viên được đào tạo chuyên ngành nào thì giảng dạy đúng chuyên ngành ấy nhằm khắc phục tình trạng giảng viên phải dạy nhiều môn, thực hiện đúng tinh thần công văn số 2488/BGDĐT- ĐH&SĐH “tuyển đủ giảng viên để giảng dạy các mơn này, chấm dứt việc bố trí giảng viên dạy 2 hoặc 3 môn học, dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định”, tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu khoa học, chuẩn bị bài giảng phong phú hơn, bổ sung những kiến thức cập nhật cho sinh viên nâng cao trình độ chun mơn của giảng viên.
Ngồi ra, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần nghiên cứu xây dựng đề án “Bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên Mác - Lênin về trình độ ngoại ngữ, tin học , khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy đạt chuẩn”. Đồng thời tiếp tục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng theo định kỳ cho giảng viên Mác - Lênin về chuyên môn đặc biệt là những vấn đề lý luận mới đang đặt ra. Bởi trong thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức
với sự phát triển nhanh chóng, tri thức của lồi người ngày càng tăng lên, đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn mới cần giải quyết.
Hiệu trưởng các trường cần tạo điều kiện tổ chức cho giảng viên Mác - Lênin đi thực tế 10 ngày trong một năm học. Đây là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn mà mỗi một giảng viên Mác - Lênin cần có. Thơng qua đi thực tế tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ sở nông nghiệp, các danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử sẽ cung cấp rất nhiều những tri thực thực tế để họ có điều kiện vận dụng những tri thức lý luận trong nhà trường luận chứng những vấn đề của thực tiễn từ đó trong q trình giảng dạy giảm bớt sự khơ cứng, kích thích sự hứng thú của người học, đem lại hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng.
Đi thực tế 10 ngày dành cho giảng viên Mác - Lênin các trường Đại học, Cao Đẳng được Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định rất rõ, nhưng hầu như các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên chưa thực hiện, đặc biệt trường Cao Đẳng nghề Tây Nguyên, trường Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk trong những năm qua chưa thực hiện được năm nào.
- Đảm bảo điều kiện vật chất cho giảng viên dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay, trước mắt các trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất cơ bản như: tăng cường sách và tài liệu cần thiết cho thầy và trò cụ thể là sách giáo khoa phải được đảm bảo đầy đủ; các tạp chí lý luận và các báo chính phải đảm bảo cho mỗi giảng viên. Để đảm bảo được những điều kiện vật chất này ở mỗi trường cần phải trang bị tốt hệ thống thư viện và đặc biệt là hệ thống thư viện điện tử.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các trường Đại học, Cao đẳng ở Tây Nguyên đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, các hội nghị về chủ đề này nhưng rất hình thức, làm chiếu lệ, khơng có một đề tài nào được áp dụng hoặc áp dụng rất hạn chế.
- Một trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giảng viên đó là việc nâng cao khả năng vận dụng, quán triệt những quan điểm của
Đảng trong giảng dạy. Muốn vận dụng, quán triệt được nhất thiết phải nghiên cứu kỹ những văn kiện của Đảng, hiểu rõ nội dung các quan điểm của Đảng được trình bày trong các văn kiện đó, trên thực tế điều này không phải ai cũng thực hiện được. Nhiều cán bộ giảng dạy, nhất là cán bộ trẻ, vẫn còn quan niệm sai lầm khi cho rằng không cần phải nghiên cứu nghị quyết của Đảng, xem việc nghiên cứu này chỉ là công việc của đảng viên, chỉ liên quan đến công tác vận động, tuyên truyền, công tác thực tiễn, không liên quan đến công tác lý luận. Do khơng nghiên cứu, thậm chí khơng đọc văn kiện, nghị quyết của Đảng, nên nhiều cán bộ không nắm được thực chất các quan điểm của Đảng, vì vậy khi giảng dạy khơng thể đưa các quan điểm của Đảng vào bài giảng của mình được, nếu có thì cũng chỉ là nhắc lại giáo trình một cách chiếu lệ, gượng ép. Do vậy, việc giảng dạy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện chưa có tính thuyết phục cao, cịn xa rời cuộc sống của đất nước và những diễn biến của địa phương.
Trong quá trình vận dụng, quán triệt những quan điểm của Đảng trong giảng dạy những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin không nên tham đưa ra nhiều các quan điểm của Đảng mà khơng phân tích sâu cơ sở lý luận của một quan điểm nào. Điều đó sẽ làm mờ nhạt tính khoa học trong các quan điểm của Đảng, làm cho mối quan hệ giữa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng trở nên hời hợt, dễ dãi, bị lắp ghép một cách tuỳ tiện. Do vậy, khơng nên q tham trích dẫn nhiều mà khơng phân tích. Muốn làm được như vậy, người cán bộ giảng dạy phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy của bản thân. Điều này suy đến cùng phụ thuộc vào năng lực, trình độ thực tiễn của người cán bộ giảng dạy.
- Bộ Giáo dục - Đào tạo và các tỉnh Tây Ngun cần có những chính sách ưu đãi để thu hút được những giảng viên giỏi về công tác ở các trường nhất là các trường Cao đẳng trực thuộc Sở và Uỷ ban nhân tỉnh.